post
Thông tin hữu ích
Tin tức
274

Có nên học thiết kế đồ họa trong năm 2024?

Có nên học thiết kế đồ họa trong năm 2024 hay không khi các công cụ trí tuệ nhân tạo đang dần có khả năng tạo ra các tác phẩm không hề thua kém con người? Nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cùng bạn bàn luận về thiết kế đồ họa và cơ hội nghề nghiệp của ngành học này trong năm 2024.

1. Cơ hội nghề nghiệp ngành thiết kế đồ họa đầu năm 2024?

Số liệu từ website tuyển dụng TopCV, chỉ trong ngày 29/04/2024 đã có 1.258 tin tuyển dụng mới cho vị trí Chuyên viên thiết kế đồ họa. Còn tại chuyên trang việc làm CarererViet, chỉ tính riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 4.469 tin đăng tuyển dụng cho vị trí Graphic Designer. Điều đó cho thấy, thị trường việc làm ngành thiết kế đồ họa vẫn còn rất nhộn nhịp và còn rất nhiều cơ hội việc làm trong ngành này.

Cơ hội nghề nghiệp ngành thiết kế đồ họa đầu năm 2024?

Trước đó, thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động TP.HCM cho thấy ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng khoảng 1 triệu nhân lực trong năm 2021. Trong khi khả năng đào tạo thiết kế đồ họa của các trường đại học và các cơ sở giáo dục chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của thị trường. Như vậy, tiềm năng phát triển của ngành thiết kế đồ họa là rất lớn.

Bên cạnh đó, với mức lương trung bình của một nhân viên thiết kế đồ họa dao động từ 10.5 - 11.5 triệu đồng, mức thu nhập tương đối tốt trên thị trường lao động khiến đây trở thành ngành nghề hot với lực lượng lao động trẻ. Chính vì thế, thiết kế đồ họa trong những năm tới vẫn tiếp tục thu hút lượng lớn người học và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng ngày càng cao bởi quá trình chuyển số hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Từ cuối năm 2022, công cụ AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) đã phát triển một cách bùng nổ, có khả năng tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu của con người, trong đó bao gồm cả các sản phẩm thiết kế. Tuy nhiên, AI chưa thể phát triển đến mức có khả năng sáng tạo độc lập mà vẫn dựa trên thuật toán và làm việc một cách máy móc.

AI chưa thể thay thế Graphic Designer do tính chất nghệ thuật sáng tạo vốn có của thiết kế

AI chưa thể thay thế Graphic Designer do tính chất nghệ thuật sáng tạo vốn có của thiết kế

Thiết kế đồ họa là một công việc sáng tạo, cốt lõi của thiết kế đồ họa là tính tư duy sáng tạo và ứng dụng mục vào đích thu hút trực quan. Do đó, dù AI ngày càng phát triển nhưng chưa thể khiến nghề Graphic Designer biến mất mà chỉ dừng lại là công cụ giúp Graphic Designer phát huy khả năng sáng tạo, hỗ trợ công việc một cách hiệu quả hơn.

2. Học thiết kế đồ họa có khó không?

2.1. Những kiến thức cần có để trở thành Designer

Thiết kế đồ họa là một ngành học đòi hỏi năng khiếu thẩm mỹ, tính sáng tạo. Học và trở thành một Graphic Designer không đơn thuần là năng khiếu mà còn là sự kiên trì, ham học hỏi để có thể khai thác tối đa các nhu cầu thị trường từ đó biến tác phẩm của mình trở nên thu hút. Do đó, học thiết kế đồ họa đòi hỏi người học không chỉ có khiếu thẩm mỹ mà còn yêu cầu tính  nhạy bén và các kỹ năng đi kèm khác.

Kiến thức cần có đối với bất kỳ một Graphic Designer nào đó chính là nguyên lý thị giác. Trong kiến thức về nguyên lý thị giác bao gồm các kiến thức về đường nét, mảng khối, ánh sáng/màu sắc, kích thước, kiểu chữ, chất liệu, không gian, điểm nhấn, nhịp điệu, cân bằng.

Những kiến thức cần có để trở thành Designer

Ngoài các kiến thức trong nguyên lý thị giác, Designer cần có kiến thức về mỹ thuật cơ bản, minh họa kỹ thuật số, thiết kế in ấn và quảng cáo, nghệ thuật chữ v.v. Các kiến thức này sẽ là hành trang để các bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ khi thực hành dự án trong thực tế.

2.2. Những kỹ năng quan trọng trong công việc của Designer

Trước hết, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng cứng bao gồm ứng dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế công việc và khả năng sử dụng các công cụ thiết kế. 

Một số công cụ thiết kế phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Bộ công cụ Adobe với các phần mềm Photoshop, Illustrator, Premiere, InDesign v.v.
  • AutoCad
  • Sketchup
  • 3DS Max
  • CoreIDraw
  • Blender

Người học không nhất thiết phải nắm vững cách dùng của tất cả các công cụ thiết kế, bởi mỗi công việc cụ thể trong Graphic Design sẽ có những công cụ phù hợp. Vì vậy, trong quá trình học, các bạn nên làm quen và rèn luyện khả năng sử dụng thành thạo từ 3 - 4 công cụ thiết kế khác nhau.

Những kỹ năng quan trọng trong công việc của Designer

Ngoài các kỹ năng cứng, Graphic Designer cần được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phác thảo và kỹ năng quản lý kế hoạch. Các sản phẩm thiết kế hầu hết đều cần đến sự phối hợp của đội nhóm, do đó, Graphic Designer cũng là một mắt xích trong đó, phải giao tiếp tốt và có khả năng làm việc nhóm nhằm đi đến kết quả tốt nhất.

Kỹ năng phác thảo và kỹ năng quản lý kế hoạch sẽ giúp cho Graphic Designer định hình được toàn bộ thiết kế của mình, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ của dự án.

3. Bạn có phù hợp với ngành Thiết kế đồ họa không?

Thiết kế đồ họa là một công việc mang đậm tính sáng tạo, nơi mà bạn biến các ý tưởng nghệ thuật của mình thành các tác phẩm thu hút. Vì thế, thiết kế đồ họa rất phù hợp với các bạn có năng khiếu thẩm mỹ. Các bạn có ‘đầu óc sáng tạo’, có tư duy đột phá sẽ là một lợi thế để tạo ra các sản phẩm thiết kế độc đáo, mới mẻ.

Ngành nghề này dành cho những người có tư duy nhạy bén bởi khả năng nắm bắt và dự đoán xu hướng xã hội. Thiết kế đồ họa phải có kết quả là các tác phẩm mới mẻ, tác động đến ý thức của khách hàng. Vì thế, tư duy nhạy bén với xã hội giúp cho Graphic Designer theo kịp nhu cầu của công chúng chứ không đơn thuần là thể hiện tính cá nhân trong tác phẩm.

Thiết kế đồ họa không phải là một ngành học dễ theo đuổi, đòi hỏi người học phải có niềm đam mê. Nếu bạn là một người có quyết tâm và có tố chất phá cách, ham học hỏi thì đây chính là ngành học dành cho bạn.

Nếu bạn không có những tố chất trên nhưng vẫn muốn trở thành một Graphic Designer thì đừng quá hoang mang. MindX Technology School sẽ giúp bạn trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp chỉ sau 6 tháng với khóa học Graphic Designer chuyên sâu.

Screenshot (8).png

Khóa học này của MindX sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao: bao gồm các kiến thức nền tảng về tư duy sáng tạo, mỹ thuật ứng dụng và cách sử dụng các công cụ thiết kế. Ở cấp độ cao hơn, MindX sẽ cung cấp đến học viên các kiến thức chuyên sâu về Branding Design và cuối cùng là Communication Visuals.

Khóa học 6 tháng, 3 học kỳ đều là các kiến thức chắt lọc nhất và nội dung được cá nhân hóa giúp người học dễ dàng hiểu và vận dụng các kiến thức về thiết kế đồ họa.

Chi tiết về khóa học thiết kế đồ họa dành cho người mới bắt đầu của MindX Technology School các bạn có thể tham khảo tại đây. Đừng quên theo dõi website của MindX đẻ cập nhật các bài viết và nội dung mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn