post
Công nghệ
Giáo dục
1304

Digital Painting là gì? Vẽ Digital Painting cần những công cụ gì?

Ngày nay, công nghệ đã được ứng dụng hầu hết trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế và kể cả nghệ thuật. Trong những năm gần đây, thuật ngữ Digital Painting đang khá nổi trội trong lĩnh vực nghệ thuật và dần trở thành xu hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ trong tương lai. Vậy Digital Painting là gì? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về Digital Painting.

Digital Painting là gì?

Digital Painting là gì?

Digital Painting (còn gọi là Vẽ kỹ thuật số) là sự kết hợp song song giữa mỹ thuật hội họa và công nghệ thiết bị điện tử để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật, ứng dụng cho những mục đích và lĩnh vực khác nhau. Khác với mỹ thuật truyền thống, Digital Painting được thực hiện chủ yếu trên các phần mềm đồ họa của máy tính, thêm vào đó là sự hỗ trợ của các công cụ như bảng vẽ kỹ thuật số và bút vẽ điện tử, giúp người dùng thao tác dễ dàng hơn so với việc sử dụng chuột điều khiển. Sự khác biệt giữa vẽ truyền thống và vẽ Digital Painting như:

  • Cách thức thực hiện: Vẽ truyền thống sẽ sử dụng bút, cọ và các loại màu để vẽ trên các chất liệu khác nhau như giấy, vải, tường,...Với Digital Painting, các công đoạn tạo nên một tác phẩm hoàn thiện đều được thực hiện trên các phần mềm đồ họa.
  • Cảm nhận: Vẽ truyền thống được sử dụng bởi các chất liệu tự nhiên, tạo nên tính chân thật và gần gũi trong các tác phẩm. Vẽ Digital Painting sử dụng sự đa dạng của công nghệ để tạo nên nhiều hiệu ứng đặc biệt trong tác phẩm. Tuy ít mang lại những cảm nhận chân thật như vẽ truyền thống, nhưng Digital Painting có thể mang đến nhiều sự sáng tạo, những góc nhìn mới lạ hơn trong nghệ thuật.
  • Sửa đổi và lưu trữ: Vẽ truyền thống cần sự tỉ mỉ, cẩn thận vì nếu có những sai sót trong quá trình thực hiện thì tác phẩm sẽ không được hoàn thiện hoặc không đúng mục đích truyền tải của tác giả. Riêng với Digital Painting, bạn có thể thử nghiệm và điều chỉnh bởi nhiều phương án để theo đúng mong muốn của mình. Ngoài ra, việc lưu trữ cũng trở nên dễ dàng, giúp bạn quản lý công việc một cách hiệu quả.
  • Ứng dụng: Cả hai đều được sử dụng trong mọi lĩnh vực xã hội, tuy nhiên, mỗi cách thức vẽ đều được ứng dụng riêng trên các nền tảng dựa trên yêu cầu và mục đích của người sử dụng.

Vẽ Digital Painting cần những gì?

Vẽ Digital Painting cần những gì?

So với vẽ truyền thống thì Digital Painting đơn giản hơn về quá trình chuẩn bị. Tuy nhiên, để sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, bạn cũng cần đến sự hỗ trợ của một số yếu tố cụ thể, ít nhất là có thể hỗ trợ bạn tốt nhất trong quá trình thực hiện.

1. Ứng dụng hỗ trợ

Ứng dụng là yếu tố không thể thiếu khi chọn Digital Painting, bởi đây sẽ là nền tảng giúp bạn thực hiện hóa các ý tưởng của mình. Một số ứng dụng phổ biến được sử dụng để hỗ trợ vẽ Digital Painting như:

  • Adobe Photoshop (PS): Photoshop là phần mềm về đồ họa được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Với sự tích hợp đa dạng từ nhiều công cụ và tính năng, bạn có thể dễ dàng thực hiện các tác vụ từ đơn giản đến phức tạp để tạo nên sự độc đáo cho tác phẩm của mình.
  • Adobe Illustrator (AI): Giống như Photoshop, AI cũng được nhiều họa sĩ Digital Painting sử dụng. Về cơ bản, cả hai phần mềm này đều sử dụng các công cụ tương tự nhau, nhưng khác nhau về hình thức hiển thị. Tùy vào mục đích của tác giả trong việc sử dụng hai phần mềm này để mang lại sự hiệu quả cho công việc.
  • Corel Painter: Đây là phần mềm được thiết kế riêng cho vẽ sáng tạo. Corel Painter được tích hợp nhiều công cụ có khả năng giả lập các công cụ vẽ truyền thống như bút vẽ, chì, cọ, màu,....tạo nên các nét vẽ tự nhiên, chân thật cho tác phẩm.
  • Procreate: Procreate là ứng dụng được sử dụng phổ biến trên các thiết bị di động, đặc biệt là IPad. Giao diện được thiết kế thân thiện với người dùng, cung cấp nhiều tính năng đa dạng cho quá trình vẽ. Ngoài ra, Procreate có thể lưu trữ các tác phẩm với độ phân giải cao, dễ dàng sử dụng trên mọi nền tảng.
  • Clip Studio Paint: Đây là ứng dụng chuyên về mảng vẽ truyện tranh. Sử dụng các công cụ tùy chỉnh chuyên nghiệp, hỗ trợ tối ưu cho quá trình vẽ truyện tranh của các nghệ sĩ Digital Painting về lĩnh vực này.

2. Công cụ vẽ

Do làm việc hầu hết trên phần mềm máy tính, bạn vẫn có thể sử dụng chuột điều khiển, tuy nhiên, sử dụng chuột mang lại nhiều điểm hạn chế khi bạn thực hiện các nét vẽ chi tiết, cần độ tỉ mỉ cao. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất khi vẽ Digital Painting là bàn vẽ kỹ thuật số, với những cái tên phổ biến như Wacom, Turcom, Ugee,....Bàn vẽ sẽ là trợ thủ giúp bạn dễ dàng thực hiện nhiều tác vụ, trau chuốt cho từng nét vẽ của mình trở nên hài hòa, cân đối hơn.

Đối với các thiết bị di động, bạn cũng cần sắm cho mình một cây bút điện tử, tương tự như bàn vẽ kỹ thuật số, các thiết bị này đều giúp việc thao tác nhanh chóng và dễ dàng hơn, hỗ trợ tối đa cho quá trình làm việc của bạn. Lưu ý, bạn nên đầu tư vào các thiết bị chất lượng, được nhiều người lựa chọn để có những trải nghiệm tốt hơn.

Công cụ vẽ

3. Kỹ năng vẽ Sketch

Sketch là quá trình phác thảo các nét vẽ cơ bản về một chủ đề mà bạn muốn thực hiện, bao gồm khả năng quan sát, cân đối tỉ lệ, hình dạng và chi tiết các đối tượng cần vẽ. Quá trình Sketch sẽ giúp bạn thể hiện rõ ý tưởng của mình và hình thành những định hướng sáng tạo mới mẻ hơn cho chủ đề.

Để bắt đầu với Digital Painting, trước tiên, bạn phải nắm vững kỹ năng vẽ Sketch, đây là một kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực hội họa. Đừng lo lắng, vì đây chỉ là kỹ năng, mà kỹ năng thì bạn có thể cần rèn luyện và trau dồi để ngày một trở nên tốt hơn. Ngoài kỹ năng Sketch, bạn cũng nên tìm hiểu và nghiên cứu thêm về tư duy bố cục, màu sắc,... để hỗ trợ cho quá trình học tập và làm việc trở nên hiệu quả.

Vậy là sau khi đọc qua bài viết, bạn đã có thể nắm được những khái niệm cơ bản về Digital Painting. Đây là một ngành tiềm năng, có xu hướng phát triển trong tương lai, vì vậy, nếu có định hướng và đam mê với Digital Painting, bạn nên sẵn sàng học tập và trau dồi ngay từ bây giờ để xây dựng một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc cho sau này. Chúc bạn may mắn và đừng quên chia sẻ bài viết đến với mọi người.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ