post
Giáo dục
Thông tin hữu ích
200

Góc cha mẹ thông thái: Bí quyết phát triển năng khiếu cho trẻ

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện và thành công trong cuộc sống. Việc phát hiện và nuôi dưỡng năng khiếu cho con là điều vô cùng quan trọng. Thấu hiểu tâm tư đó, MindX sẽ chia sẻ bí quyết phát triển năng khiếu cho trẻ và hướng dẫn ba mẹ cách lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với năng khiếu của con.

Năng khiếu của trẻ bắt đầu xuất hiện từ khi nào?

Năng khiếu của trẻ là khả năng bẩm sinh hoặc được hình thành qua quá trình rèn luyện, giúp trẻ có tố chất vượt trội trong một lĩnh vực nào đó. Thông thường, năng khiếu có thể bộc lộ ở nhiều dạng khác nhau như trí tuệ, nghệ thuật, thể thao, ngôn ngữ,...

 

Thời điểm xuất hiện năng khiếu ở mỗi trẻ là khác nhau và không có mốc thời gian cụ thể nào. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, năng khiếu của trẻ có thể bắt đầu xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi còn trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh.

Bật mí cho ba mẹ 3 cách nhận biết trẻ có năng khiếu

Để phát triển năng khiếu cho trẻ từ sớm, điều đầu tiên ba mẹ nên làm là nhận biết chính xác những thiên hướng tiềm ẩn của con. Việc nhận biết sớm năng khiếu của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển, giúp con phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có năng khiếu:


Quan sát sở thích và hành vi của trẻ

Hãy dành thời gian quan sát con bạn chơi đùa, học tập và khám phá thế giới xung quanh. Những hoạt động nào con bạn dành nhiều thời gian và hứng thú hơn? Con bạn có thể tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài mà không cảm thấy nhàm chán hay không? Ngoài ra, ba mẹ có thể để ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ dành nhiều thời gian và sự chú ý cho một hoạt động nào đó, dù là học tập, vui chơi hay sáng tạo.
  • Trẻ thể hiện sự say mê, hứng thú và niềm vui sướng khi tham gia hoạt động đó.
  • Trẻ chủ động tìm tòi, học hỏi và rèn luyện kỹ năng liên quan đến hoạt động yêu thích.
  • Trẻ có khả năng ghi nhớ, tiếp thu và xử lý thông tin một cách nhanh chóng trong lĩnh vực yêu thích.

Quan sát sở thích và hành vi của trẻ

Cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá năng khiếu

 

Có rất nhiều hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ dành cho trẻ em mà ba mẹ có thể cho con tham gia để khám phá năng khiếu. Đây là cơ hội để con bạn thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau và tìm ra đam mê của mình. Một số trẻ có thể bộc lộ năng khiếu một cách rõ ràng trong các hoạt động cụ thể, ví dụ như khả năng ngôn ngữ, khả năng lắp ráp, khả năng lập trình,...

 

Cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá năng khiếu

 

Mặt khác, khi tham gia các hoạt động và thu được một vài thành tích nhỏ cùng lời khích lệ, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân và có hứng thú học hỏi thêm về lĩnh vực mà mình yêu thích. Đồng thời, bên cạnh việc khám phá năng khiếu, các hoạt động này còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sáng tạo,...

 

Trao đổi với giáo viên của con

 

Giáo viên là những người có nhiều tiếp xúc với trẻ ở trường lớp nên có thể nhận định năng lực và đánh giá tiềm năng của trẻ một cách khách quan. Các thầy cô có thể quan sát cách học tập, cách tham gia hoạt động, cách giao tiếp của trẻ và đánh giá khả năng của con trong từng lĩnh vực. Thậm chí, họ có thể nhận ra những biểu hiện của trẻ mà nhiều ba mẹ không chú ý đến, ví dụ như khả năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, khả năng lãnh đạo,...

 

Trao đổi với giáo viên của con

Chính vì vậy, ba mẹ nên trao đổi cởi mở với giáo viên về thành tích học tập, sở thích, mối quan tâm và cách thể hiện năng khiếu của con để có những định hướng phù hợp.

Để phát triển năng khiếu cho trẻ, đâu là phương pháp giáo dục mà ba mẹ nên áp dụng cho con?

Năng khiếu sẽ trở thành tài năng khi chúng được nuôi dưỡng đúng cách. Vậy nên có thể nói, phương pháp giáo dục phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc nuôi dưỡng tiềm năng của trẻ. Dưới đây, MindX sẽ gợi ý 3 phương pháp giáo dục mới ấn tượng, đã và đang được nhiều bậc cha mẹ trên khắp thế giới ưa chuộng:


1. Nuôi dưỡng tiềm năng của con bằng phương pháp cá nhân hóa

 

Phương pháp cá nhân hóa trong giáo dục là một phương pháp tiếp cận tập trung vào việc điều chỉnh quá trình học tập để đáp ứng nhu cầu, mục tiêu và sở thích riêng biệt của từng trẻ. Thay vì áp dụng một cách dạy chung cho tất cả các con, phương pháp cá nhân hóa sử dụng dữ liệu và thông tin về từng trẻ để tạo ra trải nghiệm học tập phù hợp nhất cho các con.


Lựa chọn chương trình học phù hợp với năng lực của con 

Mỗi học sinh đều có những điểm mạnh, điểm yếu và phong cách học tập riêng. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến giáo viên, chuyên gia giáo dục hoặc tìm kiếm các chương trình học cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu riêng của con.

 

Ví dụ: Bên cạnh việc cho con học chương trình giáo dục phổ thông tại trường, ba mẹ có thể tìm hiểu các chương trình học phù hợp với năng khiếu của con như lập trình, âm nhạc, vận động,...

 

Cho con tham gia trải nghiệm lớp học lập trìnhCho con tham gia trải nghiệm lớp học lập trình


Tạo điều kiện cho trẻ học tập theo tốc độ riêng 

Mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức và tốc độ học tập khác nhau. Khi được học tập theo tốc độ phù hợp với bản thân, trẻ sẽ có khoảng thời gian phù hợp để hiểu sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển các khía cạnh khác như thể chất, tinh thần, cảm xúc và tương tác xã hội. Ngoài ra, khi được đánh giá dựa trên khả năng của chính mình, các con sẽ cảm thấy tự tin vào bản thân và có động lực học tập hơn.

 

Chính vì vậy, ba mẹ cần kiên nhẫn, tạo môi trường học tập thoải mái để con phát huy tối đa tiềm năng của mình. Thay vì thúc ép hay so sánh con với những bạn khác, ba mẹ hãy khen ngợi và động viên con khi có các tiến bộ nhỏ.

 

Ví dụ: Nếu khả năng tiếp thu của con chưa tốt, ba mẹ nên chia nhỏ bài học thành nhiều phần để con hiểu bài một cách chậm rãi nhưng chắc chắn. Ngược lại, nếu con học tốt và tiếp thu nhanh hơn các bạn trong lớp, ba mẹ có thể tạo điều kiện để con tham gia các khóa nâng cao hoặc cho con học thêm một số lớp học ngoại khóa khác ngoài giờ học.

 

Khuyến khích trẻ tự học hỏi và khám phá

Tiến sĩ, nhà giáo dục học Maria Montessori từng nói: “Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải nghiệm trong môi trường”.

 

Thay vì tiếp thu kiến thức thụ động, trẻ sẽ học hỏi hiệu quả hơn khi được tự mình trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh. Quá trình này giúp trẻ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, phát triển tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng giao tiếp - những yếu tố then chốt cho thành công trong học tập và cuộc sống. Hơn nữa, việc khuyến khích tự học hỏi và khám phá còn giúp trẻ nuôi dưỡng niềm đam mê học tập suốt đời.

Để làm được điều này, ba mẹ cần chú ý một số điểm sau trong quá trình giáo dục trẻ:

  • Lắng nghe và tôn trọng những câu hỏi của trẻ: Ba mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của con một cách cởi mở. Tránh trả lời cho có lệ hoặc phớt lờ những câu hỏi của trẻ.
  • Cung cấp cho trẻ nhiều loại sách vở, tài liệu tham khảo: Ba mẹ nên chọn sách vở, tài liệu phù hợp với lứa tuổi, sở thích và trình độ học tập của trẻ. Ngoài sách vở, ba mẹ cũng có thể cho trẻ tiếp cận với các nguồn tài liệu khác như các kênh giáo dục trên TV, báo chí, tạp chí,, v.v.
  • Đưa trẻ đến thư viện hoặc nhà sách thường xuyên: Đây là nơi trẻ có thể tiếp cận với vô số nguồn tài liệu phong phú và có cơ hội giao lưu học hỏi với bạn bè.
  • Làm gương cho trẻ: Trẻ em thường học hỏi từ những người xung quanh, đặc biệt là ba mẹ. Vì vậy, ba mẹ hãy là tấm gương sáng cho con noi theo bằng cách dành thời gian học tập và đọc sách cùng con hoặc cùng con tham gia các hoạt động như tham quan bảo tàng, đi dã ngoại, hoặc thực hiện các thí nghiệm khoa học tại nhà.

2. Phát triển năng khiếu cho trẻ bằng phương pháp trải nghiệm

Phương pháp trải nghiệm là phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm, khuyến khích trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tế để khám phá, học hỏi và phát triển. Trong phương pháp này, các con không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà chủ động trải nghiệm, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế để giải quyết vấn đề.


Cho trẻ tham gia các hoạt động thực tế liên quan đến năng khiếu 


Đây là cách tốt nhất để trẻ khám phá tiềm năng và rèn luyện kỹ năng của mình. Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ, hoặc tạo điều kiện cho trẻ tự do học hỏi và sáng tạo trong lĩnh vực mình yêu thích.

 

Ví dụ, nếu trẻ thích lắp ráp, ghép hình, ba mẹ có thể cho con chơi các trò chơi tư duy như cờ vua, rubik, giải mã, lego,… nhằm kích thích não bộ và tăng khả năng quan sát, suy luận logic. Ngoài ra, để con được tiếp xúc với công nghệ từ sớm thông qua việc học lập trình đơn giản cũng giúp con khai phá niềm yêu thích và mở rộng cơ hội phát triển tương lai cho con.

 

7.pngHóa thân thành "chuyên gia robot" qua việc kết hợp sử dụng công nghệ 


Tạo cơ hội cho trẻ học hỏi từ những người có kinh nghiệm


Trẻ cần được học hỏi từ những người đi trước để rút ra bài học và phát triển bản thân. Ba mẹ có thể cho trẻ gặp gỡ, trò chuyện với những chuyên gia trong lĩnh vực mà con có năng khiếu, hoặc cho con tham gia các hội thảo, sự kiện về lĩnh vực đó để mở rộng hiểu biết. Đồng thời, khi được lắng nghe câu chuyện, chia sẻ từ những có nhiều kinh nghiệm trong ngành, trẻ sẽ có thêm động lực và niềm tin để nuôi dưỡng đam mê của mình.

 

Ví dụ, nếu trẻ bộc lộ năng khiếu mỹ thuật từ nhỏ, ba mẹ có thể tạo điều kiện cho con tham gia các lớp học vẽ, hay các khóa học mỹ thuật số. Đến trải nghiệm thử tại những đơn vị uy tín để các thầy cô tư vấn lộ trình rõ ràng cho con hơn.


Giúp trẻ áp dụng kiến thức vào thực tế


Kiến thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào thực tế. Để những kiến thức con đã học không uổng phí, ba mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng năng khiếu của mình để xử lý vấn đề, đưa ra những ý tưởng mới hoặc tạo ra các sản phẩm có giá trị.

 

Tại MindX hàng tháng, các cuộc thi công nghệ đặc sắc như Xproject, Xcoder, Xtalent được tổ chức dành cho các học sinh trong và ngoài Học viện. Mỗi chương trình là một chủ đề khác nhau, nơi các con thể hiện năng lực lập trình và sáng tạo bằng những sản phẩm do chính mình thiết kế. Qua đây, các bạn có thể giao lưu học hỏi thầy cô và bạn bè, học cách biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế. 

 

12.pngSự kiện Re-Opening chào hè cực kỳ hoành tráng và sôi động tại MindX

3. Phương pháp khuyến khích sáng tạo - Kích thích tư duy đổi mới cho trẻ


Phương pháp khuyến khích sáng tạo là phương pháp giáo dục nhằm phát triển tư duy và cách thực hành sáng tạo của người học. Phương pháp này tập trung vào việc tạo môi trường học tập cởi mở, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, thử nghiệm ý tưởng mới và giải quyết vấn đề theo cách độc đáo.


Thôi thúc trẻ tự đặt câu hỏi và tìm kiếm giải pháp

Tư duy sáng tạo bắt nguồn từ sự tò mò và ham học hỏi. Ba mẹ nên khuyến khích con đặt câu hỏi, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề và không ngừng khám phá những điều mới mẻ bằng cách:

  • Tạo môi trường cởi mở, khuyến khích trẻ thoải mái đặt câu hỏi mà không sợ bị đánh giá.
  • Kích thích tính tò mò, sự khám phá của trẻ. Dẫn dắt và gợi ý câu hỏi để trẻ được học và nghe, tự đưa ra ý kiến và quan điểm của riêng mình.
  • Khuyến khích trẻ tự tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi của mình thông qua sách vở, internet, hoặc hỏi người khác.
  • Khen ngợi và động viên trẻ khi trẻ đặt ra những câu hỏi hay và tìm kiếm được giải pháp sáng tạo.

Tạo môi trường an toàn để trẻ thử nghiệm và mắc lỗi

Sai lầm là một phần tất yếu trong quá trình học tập và sáng tạo. Ba mẹ nên tạo môi trường an toàn để trẻ thoải mái thử nghiệm ý tưởng mới mà không sợ mắc lỗi bằng cách:

  • Giải thích cho con hiểu rằng sai sót là điều bình thường và cần thiết trong quá trình học tập và sáng tạo. Qua những lần thất bại, con sẽ tự rút ra được cho mình những bài học quý giá mà không trang sách hay tài liệu nào có thể dạy cho con.
  • Động viên và khuyến khích trẻ thử nghiệm những ý tưởng mới dù cho nó chưa thực sự hoàn hảo
  • Giúp trẻ học cách phân tích sai lầm của mình một cách khách quan và không để cảm xúc lấn át

Tập cho trẻ là người chủ động, không dựa dẫm vào ba mẹ 

Trẻ cần được khuyến khích để tự tin vào bản thân và có suy nghĩ độc đáo, tránh dựa dẫm vào người lớn. Mặt khác, ba mẹ cũng nên tránh áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, mà hãy tạo điều kiện để trẻ tự do phát triển tư duy của mình.

  • Khuyến khích trẻ tự đưa ra ý tưởng cho các hoạt động học tập, vui chơi và giải trí. Ba mẹ và giáo viên nên tạo cơ hội cho trẻ tự do sáng tạo và thể hiện bản thân.
  • Ba mẹ nên tránh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên trẻ. Hãy để các con tự do khám phá và phát triển theo cách riêng của mình.

Phát triển năng khiếu cho trẻ là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Trên hành trình đó, ba mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của con. Bằng cách áp dụng những phương pháp giáo dục phù hợp, dành thời gian quan tâm và chia sẻ với con, ba mẹ hoàn toàn có thể giúp con trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân và hội nhập thật tốt trong thời đại mới.

 

Để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về nuôi dạy con thành công, các bậc phụ huynh hãy để lại email trong mục subscribe để nhận những bản tin hữu ích từ MindX nhé. Chúc ba mẹ thành công trong việc phát triển năng khiếu cho trẻ nhé!

 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Image