Nhiều ba mẹ vẫn thường nghĩ rằng vẽ tranh là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, trên thực tế, mỹ thuật lại coi là một bộ môn khoa học. Con chỉ cần nắm vững một số kỹ thuật vẽ cơ bản cùng kiến thức về hình học không gian là có thể tự tay tạo nên những bức tranh đẹp mắt, độc đáo.
Ngoài ra, khi vẽ tranh, con cũng cần tập tính kiên nhẫn, sự tập trung để có kết quả hoàn thiện tốt nhất. Nếu con mới bắt đầu vẽ hãy sử dụng các chất liệu đơn giản như bút chì hay chì màu, nếu thành thạo hơn có thể thử bằng sơn dầu, sơn acrylic, các công cụ/ phần mềm kỹ thuật số như Sketchbook, Ibis Paint X,...
Dụng cụ vẽ truyền thống
Dụng cụ vẽ kỹ thuật số
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, mỹ thuật không chỉ gói gọn trong khuôn khổ các hình thức vẽ truyền thống như bút chì, màu nước hay sơn dầu. Trẻ giờ đây còn có thể tiếp cận với mỹ thuật số – một lĩnh vực kết hợp giữa sự sáng tạo nghệ thuật và các công cụ công nghệ hiện đại. Để vẽ lọ hoa bằng phương pháp này, con cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
Nếu ba mẹ có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc muốn con được trải nghiệm đa dạng chất liệu vẽ hơn, có thể tham gia ngay sân chơi Mỹ thuật số cuối tuần của MindX tại đây. Sân chơi hoàn toàn miễn phí dành cho trẻ 9-17 tuổi.
Qua trải nghiệm, con sẽ được phát triển tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng tay, tự tay tạo ra các sản phẩm nghệ thuật số có tính ứng dụng thực tế. Ngoài vẽ lọ hoa, con còn có cơ hội thoả sức thể hiện hàng ngàn ý tưởng khác của bản thân và tham gia các hoạt động khác như: vẽ và tạo hình nhân vật hoạt hình, sáng tác truyện tranh,... vân vân.
Phác thảo là bước quan trọng đầu tiên giúp trẻ định hình bố cục tranh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để trẻ dễ dàng thực hiện các bước này:
Trước tiên, hãy để con tập trung quan sát lọ hoa thật hoặc ảnh tham khảo để nắm rõ:
Mẹo: Ba mẹ hãy gợi mở để giúp trẻ tưởng tượng hình dáng lọ hoa là sự kết hợp của các hình học cơ bản như hình tròn, hình chữ nhật hay hình bầu dục.
Để đảm bảo lọ hoa có bố cục cân đối, trẻ hãy vẽ một đường thẳng đứng chính giữa giấy. Đây sẽ là trục đối xứng giúp trẻ dễ dàng căn chỉnh các chi tiết hai bên.
Tiếp đến, trẻ vẽ các trục đối xứng để tạo thành hình chữ nhật. Lưu ý, chỉ cần vẽ đường mảnh, nhẹ tay để dễ dàng chỉnh sửa khi cần.
Dựa trên quan sát ban đầu, trẻ có thể phác thảo:
Lưu ý: Tập trung vào các đường cong chính để tạo sự mềm mại, tự nhiên cho lọ hoa.
Khi hình dáng tổng quát đã được định hình, trẻ tiếp tục
Mẹo: Ba mẹ hãy nhắc con kiểm tra lại tỷ lệ của các phần: Miệng, thân và đáy xem có hài hòa với nhau không?
Trước khi chuyển sang bước tô màu, trẻ nên kiểm tra toàn bộ bản phác thảo:
Như vậy, chỉ cần hoàn thành 5 bước trên, trẻ sẽ có được một bản phác thảo lọ hoa đẹp mắt và cân đối, sẵn sàng để tô màu và tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo!
Một bức tranh vẽ lọ hoa sẽ trở nên đẹp hơn nếu có sự kết hợp hài hòa với các bông hoa và chi tiết xung quanh. Dưới đây là các bước vẽ và trang trí bình hoa, cụ thể là hoa hồng mà mẹ và trẻ có thể tham khảo:
Mẹo: Gợi ý trẻ để các bông hoa có kích thước khác nhau nhằm tạo cảm giác tự nhiên và hài hoà.
Lưu ý: Tỷ lệ giữa miệng, thân và đáy bình cần hài hòa để bình không bị "quá to" hoặc "quá nhỏ".
Mẹo: Con có thể thử thêm một vài nụ hoa nhỏ xen kẽ giữa các bông để tăng sự sinh động.
Ở bước này, trẻ nên dùng bút chì nhẹ nhàng chỉnh lại các cánh hoa, xóa đi những nét cứng nhắc, thêm các chi tiết nhỏ như gân lá, nhụy hoa,...
Ngoài hoa, trẻ có thể thêm các loại quả như táo, cam, hoặc nho bên cạnh bình để bức tranh trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn. Các chi tiết này không chỉ làm nổi bật bình hoa mà còn tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi như một bức tranh tĩnh vật.
Tô màu là bước quan trọng để hoàn thiện bức tranh và mang lại sức sống cho tác phẩm. Với cách vẽ truyền thống này, trẻ sẽ có 2 cách tô màu bằng bút chì hoặc sáp màu, tuỳ theo ý thích mà trẻ có thể chọn trong hai cách trên. Dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý mà trẻ cần nắm được để bức tranh trở nên hoàn thiện và chỉn chu hơn.
Kỹ thuật tô màu bằng bút chì không chỉ giúp tạo chiều sâu cho bức tranh mà còn rất linh hoạt, phù hợp với mọi phong cách.
Với lọ hoa: Chọn màu xanh lam, trắng hoặc các tông màu pastel nhẹ nhàng để tạo cảm giác thanh lịch.
Với hoa: Chọn các màu tươi sáng như đỏ, vàng, hồng để làm nổi bật các bông hoa.
So với bút chì, việc tô màu lọ hoa bằng bút màu thường dễ dàng hơn. Phương pháp này không yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong việc tạo khối hay phân biệt vùng sáng tối. Sử dụng bút màu sẽ giúp bình hoa có màu sắc sống động và rực rỡ hơn. Ngoài ra, đây cũng là cách tô màu được nhiều bé yêu thích nhờ khả năng sáng tạo không giới hạn và sự cuốn hút từ những gam màu tươi sáng.
Tuy nhiên khi sử dụng bút màu, trẻ vẫn cần phải tô đều tay, không để lộ các khoảng trắng giữa các lớp màu. Tô nhẹ tay ở các lớp đầu tiên để tạo nền, sau đó tăng dần độ đậm ở những lớp kế tiếp. Tô theo hình dáng của bình và cánh hoa để màu sắc hòa hợp tự nhiên. Bên cạnh đó, để lọ hoa và hoa trông tự nhiên, trẻ có thể thêm hiệu ứng bóng đổ bên dưới lọ hoa bằng cách tô nhẹ một lớp màu xám mờ.
Mẹo chung để tô màu đẹp và hài hòa
Những bức tranh lọ hoa không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại cảm giác thư giãn và niềm vui sáng tạo. Trẻ có thể vẽ một bức tranh như này để dành tặng cho mẹ, các cô, các dì, các bà nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 hay ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Sau đây, hãy cùng MindX khám phá một số mẫu vẽ lọ hoa đẹp và đơn giản khác để thực hiện tại nhà nhé!
Nếu con muốn thử sức với mỹ thuật số, ba mẹ và con có thể xem hướng vẽ tranh lọ hoa trên phần mềm Sketchbook sau của MindX nhé:
Qua bài viết này trên đây, MindX đã giúp ba mẹ và con có một hướng dẫn chi tiết để vẽ lọ hoa đẹp, đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện. Mong rằng, con sẽ thực hành thường xuyên để không chỉ nâng cao kỹ năng tay mà còn phát triển phong cách nghệ thuật của riêng mình. Nếu ba mẹ có bất kỳ ý tưởng nào thú vị và muốn một hướng dẫn chi tiết như trên, hãy comment ở phía dưới để MindX biết nhé!