Product Owner (PO) là người quản lý sản phẩm, chịu trách nhiệm mọi mặt trong quy trình phát triển sản phẩm hướng đến người dùng cuối. PO sẽ là trung gian và cộng tác vào tất cả các team liên quan như User Research, Data Analyst, UI/UX Designer, Developer, Marketer,.. để tạo ra 1 sản phẩm (hoặc tối ưu 1 tính năng) cho đến khi nó được đến tay người dùng.
PO đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong dự án bởi họ có nhiệm vụ trao đổi với các bên liên quan bao gồm bộ phận phát triển, khách hàng, chủ doanh nghiệp... nhằm đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và tối ưu giá trị, mục tiêu của công ty. PO cũng là người giải đáp thắc mắc cho team Developer khi có vấn đề phát sinh xoay quanh sản phẩm.
Vai trò của Product Owner trong dự án có thể được xác định cụ thể ở các nhiệm vụ như: xác định tầm nhìn của sản phẩm; quản lý và giải quyết các vấn đề về sản phẩm, chịu trách nhiệm cho tất cả các kế hoạch phát triển sản phẩm; thay đổi thứ tự của backlog; giám sát quá trình phát triển sản phẩm; vạch ra tầm nhìn về sản phẩm mà team đang xây dựng; đánh giá tiến độ phát triển sản phẩm.
Product Owner phải xác định và sắp xếp các yêu cầu, tính năng và công việc cần phát triển thành một danh sách ưu tiên (product backlog). Product Owner phải mô tả các yêu cầu của khách hàng dưới dạng user stories, mô tả ngắn gọn các chức năng hoặc tính năng mà người dùng muốn có.
Sau khi xác định các yêu cầu sản phẩm, Product Owner sẽ phải sắp xếp mức độ ưu tiên các tính năng theo thứ tự giảm dần trong backlog. Điều này giúp đảm bảo rằng các yêu cầu quan trọng và giá trị nhất phải được ưu tiên triển khai trước.
Product Owner sẽ làm việc với bộ phận phát triển sản phẩm thông qua việc tham gia vào Sprint Planning và Sprint Review. Product Owner sẽ tham gia vào việc lên kế hoạch cho các kỳ phát triển và cung cấp phản hồi sau khi các giai đoạn này hoàn tất.
Ngoài ra, product owner còn là người cung cấp hướng dẫn, phản hồi cho nhóm phát triển thông qua việc thường xuyên tương tác với nhóm này, giải đáp các câu hỏi và cung cấp phải hồi liên tục về tiến độ và chất lượng sản phẩm.
Product Owner sẽ phải liên tục cập nhật và điều chỉnh product backlog, theo dõi sự thay đổi trong yêu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh và cập nhật các tính năng ưu tiên thực hiện trong backlog một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, product owner cần kiểm tra và cập nhật tiến độ công việc trong product backlog. Điều này giúp đảm bảo rằng các yếu tố cần được thực hiện đúng thời hạn và theo kế hoạch.
Sau mỗi kỳ phát triển,product owner sẽ tham gia vào việc xem xét và thẩm định kết quả để đánh giá chất lượng sản phẩm. Đồng thời, PO cần theo dõi các chỉ số hiệu suất liên quan đến sản phẩm như lượt sử dụng, đánh giá từ người dùng, tỷ lệ chuyển đổi và các chỉ số khác để đánh giá hiệu quả và giá trị của sản phẩm.
Dựa trên tiến độ và chất lượng sản phẩm, Product owner phải đưa ra quyết định về việc phát hành sản phẩm hoặc tiếp tục phát triển sản phẩm để cải tiến thêm. Trường hợp cần tiếp tục phát triển sản phẩm thì product owner cần điều chỉnh lại backlog để đưa các yêu cầu cần cải tiến lên trên để ưu tiên thực hiện.
Product Owner là người có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm, do đó, yêu cầu đối với vị trí này cũng rất đa dạng. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản mà ai muốn làm product owner cũng đều phải học:
Nội dung bài viết trên đây của MindX đã cùng các bạn tìm hiểu tổng quan nhất về PO, vai trò, nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết của một product owner. Với mức thu nhập lý tưởng thì PO đang là vị trí rất hot trên thị trường tuyển dụng, nhưng đi kèm với đó là các yêu cầu kỹ năng khắt khe đối với ứng viên.