Tester (tiếng Nhật: テスター) là người có nhiệm vụ thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá chất lượng phần mềm, đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng tốt các yêu cầu của người dùng trước khi nó được ra mắt. Tester sử dụng các kỹ thuật và công cụ khác nhau để tìm kiếm các lỗi và sự cố trong phần mềm, đồng thời báo cáo lại cho các nhà phát triển để sửa chữa. Đây là một vị trí công việc rất quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo rằng phần mềm được ra mắt hoặc bàn giao cho khách hàng chắc chắn hoạt động tốt, không gặp sự cố.
*Ghi chú: Do nhiệm vụ của Tester là kiểm thử phần mềm nên vị trí này còn có thể gọi theo nghĩa là Software Tester.
Tester đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh:
Để trở thành một Tester, bạn không thể nào thiếu được các kiến thức cơ bản về Testing. Bởi những kiến thức này sẽ giúp bạn thực hiện công việc một cách trơn tru và hiệu quả. Một số kiến thức về Testing bạn cần biết như:
Tester là một nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin vì vậy kiến thức lập trình là không thể thiếu, nó giúp người làm kiểm thử có cái nhìn tổng quan về cách một phần mềm hoạt động, dễ dàng đọc hiểu mã nguồn và tìm hiểu về các vấn đề tiềm ẩn.
Ngoài ra, biết cách sử dụng ngôn ngữ lập trình như Python hoặc Java sẽ giúp Tester dễ dàng viết mã kiểm thử và sử dụng các framework kiểm thử như Selenium, Appium để thực hiện kiểm thử tự động. Đồng thời, dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin với các lập trình viên, quản lý dự án, người làm thiết kế giao diện người dùng để tăng cường hiệu quả, tốc độ kiểm thử, đảm bảo tính ổn định và chính xác của quá trình kiểm thử.
Bằng cách sử dụng công cụ, Tester có thể thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng, tự động và tiết kiệm thời gian, công sức so với việc thực hiện kiểm thử thủ công. Hơn nữa, các công cụ cũng mở rộng phạm vi kiểm thử, cho phép Tester thực hiện kiểm tra các khía cạnh phức tạp và đa dạng của phần mềm, bao gồm: kiểm thử giao diện người dùng, kiểm thử tích hợp, kiểm thử bảo mật và nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, các công cụ kiểm thử thường được cập nhật, cải tiến liên tục để đáp ứng các xu hướng công nghệ mới. Vì vậy, Tester cũng cần cập nhật và tìm hiểu về các công cụ mới một cách liên tục.
Với những kiến thức về hệ điều hành và môi trường phát triển, Tester có thể đảm bảo rằng phần mềm tương thích với nhiều điều kiện khác nhau:
Các kiến thức về quản lý phiên bản giúp Tester theo dõi sự thay đổi và cập nhật trong quá trình phát triển phần mềm. Tester thường phải kiểm tra tính tương thích giữa các phiên bản khác nhau, đảm bảo rằng các tính năng và chức năng đã kiểm tra trước đó vẫn hoạt động như mong đợi. Đồng thời, Tester cũng cần theo dõi và kiểm tra việc sửa lỗi, xác minh xem các lỗi đã được sửa chữa đúng cách và không gây ra vấn đề mới cho phần mềm. Bên cạnh đó, các kiến thức này sẽ hỗ trợ Tester trong việc quản lý dữ liệu kiểm thử khi phát triển phần mềm, lưu trữ các tập tin kiểm thử và tài liệu liên quan.
Cuối cùng là kiến thức về quy trình phát triển phần mềm. Quy trình này bao gồm các giai đoạn như thu thập yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử,... Nắm vững quy trình này giúp Tester hiểu rõ từng giai đoạn của dự án và cách làm việc của các thành viên trong nhóm phát triển. Điều này giúp cho Tester trong việc lên kế hoạch kiểm thử, xác định thời điểm phù hợp để thực hiện kiểm thử và tương tác hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm. Bên cạnh đó, hiểu về quy trình phát triển phần mềm giúp Tester nhận biết được các tài liệu liên quan như yêu cầu, thiết kế hệ thống và tài liệu kiểm thử để từ đó nắm bắt rõ ràng các chức năng, tính năng và kịch bản kiểm thử cần thiết.
Mô tả quy trình công việc của một Tester cần phải thực hiện như sau:
Về mặt lý thuyết thì lộ trình sự nghiệp tương lai của một Tester sẽ bắt đầu từ cấp bậc (level) thấp nhất cho đến cao nhất như sau:
Việc tiến thẳng hoặc tiến từng bước trong sự nghiệp phụ thuộc vào khả năng, nỗ lực và cơ hội. Quan trọng hơn đó là liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình, hãy cố gắng tham gia vào các dự án thực tế để lấy kinh nghiệm từ đó.
Có thể thấy rằng, Tester có vai trò quan trọng trong phát triển phần mềm nói riêng và lĩnh vực IT nói riêng. Hiện nay, nhân lực Tester trong các doanh nghiệp đang thiếu hụt, đây có thể được coi như một cơ hội việc làm dành cho các bạn mới bắt đầu. Và mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn những điều cần biết về Tester. Đừng quên tiếp tục theo dõi MindX để có thêm những kiến thức hữu ích khác nhé!