Khi nghiên cứu, mình nhận ra rằng UI/UX không chỉ là tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ mà còn là việc giải quyết vấn đề của người dùng thông qua những giải pháp chiến lược. Điều này làm mình cảm thấy rất hứng thú và quyết định sẽ gắn bó với ngành. Đến nay, mình đã có hơn một năm học tập và làm việc trong lĩnh vực này, mỗi ngày trôi qua đều là một hành trình thú vị và đầy giá trị.
Trong buổi chia sẻ đặc biệt giữa MindX và học viên tiêu biểu mới đây, chúng mình đã có cơ hội lắng nghe câu chuyện đầy cảm hứng từ bạn Đỗ Hải Yến - Junior UI/UX Designer tai SAPP Academy. Từ sinh viên ngành Thiết kế đa phương tiện, Hải Yến đã nỗ lực và đặc biệt là có những phương pháp học tập hiệu quả để có sự phát triển nhanh chóng trong ngành UI/UX Design. Cùng MindX khám phá câu chuyện của bạn thông qua những chia sẻ dưới đây.
Xin chào mọi người! Mình là Hải Yến, hiện đang làm UI/UX Designer tại SAPP Academy, một công ty giáo dục lớn. Công việc chính của mình là thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng, tạo ra những sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng.
Mình từng theo học ngành Thiết kế đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT). Tại đây, mình đã được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc về thiết kế đồ họa, thiết kế 2D, 3D, in ấn và cả một phần cơ bản về UI/UX. Tuy nhiên, bước ngoặt xảy ra khi mình bắt đầu đặt câu hỏi: “Tại sao người ta lại tạo ra được những ứng dụng này?” Chính sự tò mò đó đã thôi thúc mình tìm hiểu sâu hơn.
Khi nghiên cứu, mình nhận ra rằng UI/UX không chỉ là tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ mà còn là việc giải quyết vấn đề của người dùng thông qua những giải pháp chiến lược. Điều này làm mình cảm thấy rất hứng thú và quyết định sẽ gắn bó với ngành. Đến nay, mình đã có hơn một năm học tập và làm việc trong lĩnh vực này, mỗi ngày trôi qua đều là một hành trình thú vị và đầy giá trị.
Như mình đã chia sẻ, ngành học ban đầu của mình là Thiết kế Đa phương tiện. Trước đây, mình từng làm những công việc liên quan đến thiết kế đồ họa và 3D nhưng chưa thực sự tập trung vào UI/UX. Thời điểm còn trên giảng đường, mình cũng chưa xác định sẽ theo đuổi ngành này nên không dành đủ thời gian học chuyên sâu. Thực tế, chương trình học tại trường chủ yếu dạy về tư duy thiết kế tổng quát mà chưa đi sâu vào các khía cạnh chuyên biệt của UI/UX, trong khi đây lại là lĩnh vực có sự thay đổi liên tục và yêu cầu cập nhật xu hướng mới một cách nhanh chóng.
Chính vì vậy, mình nhận thấy bản thân cần một nền tảng kiến thức chuyên sâu, toàn diện, được giảng dạy bởi những người có chuyên môn cao và kinh nghiệm trên các dự án thực tế ở trong lĩnh vực UI/UX này. Đó là lý do mình quyết định tìm kiếm một trung tâm đào tạo chất lượng để có thể học một cách bài bản nhất.
Khi đi thực tập, mình chưa tham gia bất kỳ khóa học nào về UI/UX nên đã gặp rất nhiều khó khăn. Mình cảm thấy bỡ ngỡ với quy trình làm việc tại doanh nghiệp, những quy chuẩn, quy tắc trong UI/UX hay thiết kế phải theo tài liệu từ BA. Có quá nhiều khía cạnh chuyên môn khiến mình bị ngợp. Đây là động lực lớn nhất khiến mình quyết tâm tham gia một khóa học bài bản.
Khi bắt đầu học, mình đã xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập rõ ràng và hiệu quả. Vì làm trong ngành giáo dục, mình hiểu rằng để nắm chắc kiến thức thì cần đi từ cơ bản đến chuyên sâu. Do đó, mình tập trung học nền tảng trước, sau đó mới tiếp tục đào sâu vào những nội dung nâng cao.
Tuy nhiên, chỉ học lý thuyết thôi chưa đủ. Mình luôn đặt mục tiêu: “Học tới đâu, thực hành tới đó”. Bất kỳ phần lý thuyết nào mình được học, mình đều áp dụng ngay qua các bài tập và dự án thực tế, dù nhỏ hay lớn. Chính nhờ điều này mà mình không chỉ hiểu bài hơn mà còn có thể rèn luyện kỹ năng ứng dụng thực tế.
Mình cũng xác định rằng phương pháp học tốt nhất chính là học qua case study và liên tục xin feedback từ mentor cũng như bạn học. Những góp ý, dù khen hay chê, đều giúp mình cải thiện kỹ năng và sản phẩm. Ngoài ra, mình tự đặt các cột mốc cụ thể: ở từng giai đoạn, mình phải đạt được những kiến thức và kỹ năng nào. Đây cũng là cách để mình theo dõi tiến độ học tập của bản thân một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, mình luôn xác định rõ mục tiêu khi tham gia khóa học:
Với mình, khi đã đầu tư học tập – cả về thời gian lẫn chi phí – thì việc đạt được kết quả xứng đáng là điều cần thiết.
Sau khi học xong, mình cảm thấy lựa chọn này hoàn toàn đúng đắn. Thời điểm đó, mình vừa học vừa làm UI/UX ở một vị trí khác với vai trò thực tập sinh trước đây. Những kiến thức mình học được tại trung tâm đã giúp mình hiểu rõ hơn về quy trình làm việc thực tế trong các công ty, đặc biệt là ở các doanh nghiệp lớn với quy trình bài bản. Điều này giúp mình tự tin hơn khi thực hiện công việc và không còn cảm giác bỡ ngỡ trước những yêu cầu chuyên môn nữa.
Quá trình ứng tuyển vào vị trí hiện tại thực sự là một cơ duyên mà mình muốn chia sẻ để tiếp thêm động lực cho các bạn học viên tại MindX. Ngoài việc cung cấp kiến thức, mentor, và tài liệu, MindX còn mang đến những cơ hội việc làm rất lớn. Vị trí công việc hiện tại của mình tại SAPP Academy – một trung tâm giáo dục lớn – chính là nhờ sự kết nối từ MindX.
Buổi phỏng vấn tại SAPP Academy không giống như một buổi tuyển dụng thông thường. Thay vì căng thẳng, nó giống như một buổi chia sẻ giữa giảng viên MindX và mình – một cựu học viên. Những câu hỏi trong buổi phỏng vấn đều xoay quanh các kiến thức mà mình đã được học tại MindX. Nhờ đó, mình tự tin trả lời và hoàn toàn không cảm thấy bỡ ngỡ.
Ở thời điểm quyết định đổi công ty thì mình đã đi phỏng vấn ở 3 chỗ và cả 3 nơi đều được nhận.
Mình thấy về quy trình tuyển dụng thì hầu hết các công ty sẽ giống nhau. Các doanh nghiệp hiện nay thì hầu như họ sẽ quan tâm ứng viên có phù hợp với môi trường, văn hoá của họ không nên sẽ có một phần câu hỏi về EQ. Ví dụ như cách các bạn giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong công việc với đồng nghiệp như thế nào, cách phối hợp với đồng nghiệp hoặc các phòng ban khác trong quá trình hoàn thiện dự án ra sao. Nhiều nơi cũng sẽ có bài test đầu vào. Ví dụ “Trong 30 phút hãy vẽ wireframe cho màn app bất kỳ với thông tin mà họ cung cấp”.
Với các bạn khi ứng tuyển vị trí UI/UX Designer, bạn cần phải làm đặc biệt quan tâm tới CV & Portfolio. Đây là hai yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu. Hãy chắc chắn rằng CV của bạn thể hiện được đầy đủ thông tin mà nhà tuyển dụng cần, đồng thời các dự án trong portfolio phải chất lượng thay vì số lượng. Nhà tuyển dụng không đánh giá bạn qua việc làm nhiều dự án mà qua cách bạn xử lý và hoàn thiện từng sản phẩm.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá ứng viên thông qua quá trình phỏng vấn. Khi phỏng vấn, bạn cần trình bày vấn đề một cách rõ ràng, súc tích và thẳng thắn. Nếu có điều gì bạn chưa làm được, hãy thành thật chia sẻ. Nhà tuyển dụng đánh giá cao sự chân thành và tinh thần sẵn sàng học hỏi. Họ là những người dày dặn kinh nghiệm và có thể nhận ra ngay nếu bạn đang nói dối.
Mình nghĩ yếu tố quan trọng nhất chính là sự kiên định với lựa chọn của bản thân. Khi đã quyết định học tại MindX, mình luôn tin tưởng rằng đó là sự lựa chọn đúng đắn. Thực tế, mình từng thấy một số bạn học xong lại hoài nghi, so sánh với những trung tâm khác và nghĩ rằng mình đã chọn sai. Chính sự thiếu niềm tin này khiến họ không thể toàn tâm toàn lực học tập, dẫn đến kết quả không như mong đợi.
Với mình, việc tin vào lựa chọn giúp mình đặt hết tâm huyết vào từng bài học và dự án. MindX không chỉ cung cấp kiến thức mà còn có đội ngũ giảng viên và mentor xuất sắc. Mình nhớ rất rõ giảng viên của mình tại MindX – anh Lead UI/UX tại MB Bank – luôn mang đến những bài giảng thực tế, chia sẻ kinh nghiệm từ các dự án thực tiễn. Những gì anh ấy dạy không chỉ là lý thuyết, mà còn là cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, điều mà đến giờ mình vẫn áp dụng hàng ngày.
Qua đây, mình muốn nhắn nhủ đến các bạn học viên rằng: Hãy tin tưởng vào lựa chọn của mình. Khi các bạn đặt niềm tin và tâm huyết vào học tập, kết quả cuối cùng sẽ là những dự án chất lượng, xứng đáng để bạn tự hào và đưa vào portfolio. Đó chính là bước đệm vững chắc để phát triển sự nghiệp UI/UX.
Khi làm việc trong doanh nghiệp, quy trình làm việc cũng thay đổi tùy thuộc vào quy mô công ty. Ở công ty nhỏ, quy trình có thể rút gọn và không theo chuẩn như mình học. Nhưng ở các công ty vừa và lớn, quy trình làm việc giống đến 90% với quy trình mà mình được học ở MindX. Đầu tiên là nghiên cứu người dùng để tìm ra insight, từ đó đề xuất giải pháp. Sau đó đến các bước thiết kế như wireframe, UI, prototype, và cuối cùng là đánh giá sản phẩm thông qua feedback từ người dùng để cải thiện sản phẩm.
Trong quy trình này thì giai đoạn khó khăn nhất là nghiên cứu người dùng. Đây là một giai đoạn quan trọng, quyết định sản phẩm của bạn có thành công hay không. Một sản phẩm thành công là sản phẩm giải quyết được mong muốn của người dùng, và để làm được điều đó, bạn phải hiểu người dùng. Giai đoạn này yêu cầu sự đồng cảm với người dùng. Khi học ở MindX, mình được thầy dạy cách nghiên cứu người dùng hiệu quả, đồng cảm với họ để hiểu mong muốn và vấn đề của họ, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Đây là nền tảng để các giai đoạn thiết kế tiếp theo được hoàn chỉnh.
Ngoài ra, trong thực tế làm việc, vấn đề phối hợp với đội ngũ phát triển (developers) là rất quan trọng. Khi thiết kế, bạn cần hỏi trước những phần mà developer có thể triển khai được hay không. Nếu không trao đổi trước, sản phẩm có thể đẹp nhưng lại không khả thi trong triển khai. Mình từng gặp trường hợp developer bảo: 'Em làm như thế này thì bọn anh không làm được, em phải sửa đi,' và điều đó gây ra nhiều bất cập. Vì vậy, việc trao đổi với developer trong suốt quá trình làm việc là rất quan trọng để đảm bảo sản phẩm vừa đẹp vừa thực tế."
Mình đã đặt ra kế hoạch phát triển sự nghiệp từ rất sớm khi bắt đầu theo đuổi ngành UI/UX. Trước mắt, mình sẽ tiếp tục tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng để trong khoảng 2 năm tới có thể đạt được vị trí Lead UI/UX Designer. Sau đó, với khoảng 3 năm kinh nghiệm, mục tiêu tiếp theo của mình là tiến xa hơn, đảm nhận vai trò PM (Project Manager) hoặc PO (Product Owner) – những vị trí đòi hỏi khả năng quản lý và tầm nhìn chiến lược lớn hơn.
Bên cạnh đó, mình cũng có kế hoạch học sâu hơn về nghiên cứu và trải nghiệm người dùng (User Research & Experience). Đây là một mảng quan trọng không chỉ giúp mình hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của người dùng mà còn hỗ trợ phát triển các thiết kế ngày càng tối ưu và hoàn thiện hơn. Mình tin rằng sự đầu tư vào kiến thức và kỹ năng chuyên môn sẽ là chìa khóa để đạt được các mục tiêu đã đề ra và vươn xa hơn trong sự nghiệp UI/UX.
Điều khiến em lựa chọn MindX thay vì các trung tâm khác chính là sự ấn tượng ngay từ ban đầu. Dù học phí tại MindX không phải là thấp, nhưng đúng như các cụ nói, "đắt xắt ra miếng." Khi tìm hiểu về MindX, em nhận thấy lộ trình học rất rõ ràng và bài bản. Chính sự chi tiết và minh bạch này giúp em tin tưởng rằng khóa học tại đây sẽ đáp ứng được những mục tiêu mà em đã đặt ra từ đầu.
Một trong những điểm em đánh giá rất cao ở MindX chính là đội ngũ giảng viên và mentor. Các giảng viên đều là những người giàu kinh nghiệm thực chiến trong ngành. Giảng viên của em, anh Lead UI/UX tại MB Bank, không chỉ giảng dạy lý thuyết mà còn chia sẻ rất nhiều câu chuyện thực tế, những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, và cách giải quyết chúng. Những kiến thức đó rất thực tế và đến tận bây giờ, em vẫn áp dụng được trong công việc.
Mentor tại MindX cũng rất nhiệt tình và luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên hết mình. Có những lúc 1-2 giờ sáng, các anh chị vẫn feedback bài cho em. Họ không chỉ giúp em cải thiện sản phẩm mà còn hướng dẫn em cách tư duy giải quyết vấn đề phù hợp với doanh nghiệp. Chính sự tận tâm này đã giúp em hoàn thiện các sản phẩm trong portfolio của mình và tự tin ứng tuyển vào những vị trí mơ ước.
Là một người đã từng trải qua những bỡ ngỡ ban đầu khi bước chân vào lĩnh vực UI/UX Design, em muốn nhắn nhủ tới các bạn rằng “Hãy tin tưởng vào sự lựa chọn của mình”. Ví dụ như khi các bạn quyết định học UI/UX, hãy đặt niềm tin vào lựa chọn đó. Đặc biệt, nếu các bạn đã chọn một nơi để học, ví dụ như MindX, hãy tin rằng mình đã chọn đúng. Sự tin tưởng này sẽ giúp các bạn toàn tâm toàn ý tập trung học tập, đặt tâm huyết vào việc nghe giảng, thực hành, và hoàn thiện các dự án.
Bên cạnh đó, hãy tận dụng triệt để nguồn lực học tập. MindX, hay bất kỳ trung tâm nào bạn học, không chỉ mang lại kiến thức mà còn có đội ngũ giảng viên, mentor, và các tài liệu giá trị. Hãy đặt nhiều câu hỏi, xin feedback thường xuyên, và tận dụng mọi cơ hội để học từ những người có kinh nghiệm. Đừng ngại ngần – hỏi càng nhiều, bạn càng nhận được nhiều giá trị.
UI/UX là một lĩnh vực thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, bạn cần luôn cập nhật xu hướng, rèn luyện kỹ năng, và giữ vững sự kiên định với mục tiêu ban đầu. Cuối cùng, em muốn nhắn nhủ rằng UI/UX Design là một lĩnh vực đầy tiềm năng. Dù thị trường ngày càng cạnh tranh, nhưng nếu các bạn thực sự nghiêm túc và nỗ lực, các bạn chắc chắn sẽ tìm thấy cơ hội cho mình. Hãy tin vào bản thân và bước đi thật vững vàng trên con đường này!
Cảm ơn Yến vì với những chia sẻ rất giá trị. Chúc bạn luôn hạnh phúc và đạt được tất cả những mục tiêu đề ra trong công việc và cuộc sống của mình.