Hoàng Anh Tuấn
Data Engineer tại FPT Software
“Practice makes perfect" - Không có gì hữu ích bằng việc thực hành và tự học. Việc học ở trung tâm sẽ giúp cho bạn có định hướng rõ ràng. Nhưng nếu chỉ học ở trên lớp thì sẽ rất nhanh nản do lượng kiến thức dồn dập và mới lạ (đặc biệt là đối với các học viên ít kiến thức về công nghệ). Vậy nên, hãy thực hành và tự học. Và việc học sẽ xứng đáng nếu bạn chủ động khám phá những thứ mới.

Hoàng Anh Tuấn & Hành trình 6 tháng chinh phục nghề kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Engineer)

 

Là sinh viên năm cuối, mông lung trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp của ngành IT, Hoàng Anh Tuấn đã tìm ra được sự đam mê của mình với ngành khoa học dữ liệu. Và với định hướng rõ ràng cùng phương pháp học tập hiệu quả, bạn đã bứt phá để  chinh phục thành công vị job đầu tiên với vị trí Junior Data Engineer chỉ sau 6 tháng học và 1 tuần tìm việc. 

 

Cùng MindX gặp gỡ và trò chuyện với Hoàng Anh Tuấn, để lắng nghe câu chuyện học tập và những kinh nghiệm mà bạn đúc kết được trong quá trình học và tìm việc trong ngành Data nhé.           

 

tuấn data 1.png

 

Chào Tuấn, bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình được không và cơ duyên nào khiến bạn muốn theo đuổi ngành Khoa học dữ liệu? 

 

Xin chào mọi người. Mình tên là Hoàng Anh Tuấn, 22 tuổi, sinh viên mới ra trường từ đại học Swinburne Hà Nội. Thời điểm năm cuối, mình khá hoang mang khi đứng giữa nhiều lựa chọn hướng đi trong ngành IT. Với ngành học của mình thì các bạn sẽ ra làm lập trình web hoặc các công việc liên quan tới ứng dụng, như lập trình game,... 

 

Còn mình thì được định hướng từ chị gái (hiện đang làm Data Analyst tại nước ngoài) cộng thêm với việc là bản thân rất đam mê với Toán, Tin nên mình theo hướng làm về dữ liệu. Mục tiêu ban đầu là trở thành Data Analyst nhưng trong quá trình học và tìm hiểu sâu hơn, thì mình lại muốn một thử thách to lớn hơn liên quan tới công nghệ nói chung và lập trình khoa học dữ liệu nói riêng. Vậy nên mình đã quyết định học và theo đuổi Data Engineer. 

 

Vậy quá trình học Data Engineer của Tuấn diễn ra như thế nào? Và bạn có gặp khó khăn gì không? 

 

Khi học ở trường thì cũng sẽ có các môn học liên quan tới hệ thống dữ liệu & cơ sở dữ liệu. Nhưng tất cả các kiến thức ấy đề rất cơ bản, không chuyên sâu. Và mình thấy chỉ học mỗi ở trường mà đi ra làm được việc luôn thì rất khó, trừ khi bạn phải rất xuất sắc. Chính vì vậy, mình có tìm hiểu và quyết định học một khoá Data Analyst tại MindX. 

 

Khi học tại MindX thì mình đặt ra mục tiêu là có thể trang bị các kiến thức về dữ liệu trong 6-8 tháng để có để làm được việc ở ngành Data theo như định hướng của khóa học. Tuy nhiên, như có nói ở trên, khi học kỳ đầu tiên, mình thấy các kiến thức này nó chưa “đủ độ” nên mình muốn nâng cao hơn, học về lập trình dữ liệu. 

 

Và mình bắt đầu vạch định hướng học tập rõ ràng. 

 

Đầu tiên, mình sẽ phổ cập tất cả các kiến thức liên quan tới Data Analytics nói chung trong kỳ 1 học tại MindX. Sau đó, mình dành thời gian để tự học những phần mềm, công nghệ mới liên quan tới dữ liệu. Ví dụ như Cloud hay Big Data. Thời gian tự học lên đến 70%. 

 

Thứ hai, là mình thực hành rất nhiều. Vì mình thấy thực hành giúp mình tốt hơn trong việc tích lũy kinh nghiệm, đảm bảo bản thân sẽ không bị ngỡ ngàng khi đến môi trường làm việc thực tế. Mỗi ngày mình đều đặt mục tiêu 2-3 tiếng ngồi code. Dần dần, nó biến thành đam mê và thêm tạo hứng thú khi học tập. 

 

Tuấn data 2.png

 

Vậy Tuấn có thể chia sẻ về quá trình xin việc tại FPT Software được không? 

 

Đến kỳ thứ 4 trong khóa học Data Analyst tại MindX, mình đã bắt đầu đi xin việc. Đây là giai đoạn mình bước ra khỏi vùng an toàn, gặp khá nhiều khó khăn vì đây là lần đầu đi xin việc nhưng cũng là trải nghiệm thú vị vì được tiếp xúc nhiều thứ mới. 

 

Mình có ứng tuyển vào vị trí Data Engineer của một số công ty lớn như FPT Software, Inda, VNPay, Viettel. Nhưng công ty đầu tiên phỏng vấn là FPT Software và được nhận offer luôn. Quá trình chuẩn bị và xin được việc làm đầu tiên chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 tuần. Mình cảm thấy rất vui, hào hứng và mong muốn được đi làm. 

 

Tuy nhiên, để có được thành công ban đầu này, mình đã tập trung tích lũy kiến thức và kinh nghiệm rất nhiều, tìm hiểu rất nhiều các JD công việc có liên quan để hiểu thị trường, hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đặc biệt là chú trọng vào việc làm CV, Portfolio và Cover Letter. Mình đã xây dựng những tất cả những thứ này trong vòng 1 tháng, trải qua hơn 20 version CV khác nhau và update liên tục mỗi ngày. Còn Portfolio thì làm trên Github. Trong Github đó chia thành các folder nhỏ, mỗi folder sẽ có các project liên quan tới từng kỹ năng mình có. Ví dụ các folder về Python, SQL, Spark,... 

 

Vậy từ quá trình xin việc “một phát ăn ngay", Tuấn có thể chia sẻ thêm về những các tip phỏng vấn dành cho người mới hay không? 

 

 

Như mình đã chia sẻ, để làm cho Portfolio hay CV của mình nổi bật hơn các ứng viên khác thì cần phải tìm hiểu xem nhà tuyển dụng đang cần gì ở một ứng viên. Mình sẽ học những kỹ năng đó và học thêm những thứ mà người ta đánh giá đó là kỹ năng cao và phân biệt mình với những người khác. 

 

  • Về CV, nên làm càng formal càng tốt, ngắn gọn nhưng phải đảm bảo tính meaningful. Và mình phải update liên tục. Với mỗi công ty ứng tuyển thì nên có một cái CV khác nhau, nội dung sắp xếp phụ thuộc vào các yêu cầu trong JD của doanh nghiệp đó. 
  • Portfolio thì làm trên Github hoặc Linkedin, sắp xếp khoa học theo từng folder ứng với từng kỹ năng. Mỗi folder có chứa các project liên quan để thể hiện kinh nghiệm thực tế mình có. 
  • Về quá trình phỏng vấn, mình phải thể hiện sự tự tin. Càng tự tin thì tỷ lệ thành công càng cao. Tiếp theo, nếu được thì mình nên xin phỏng vấn bằng Tiếng Anh để tạo lợi thế so với các ứng viên khác. Và điều quan trọng là mình không nên nói dối về kinh nghiệm mình có. Vì nghiệp vụ của nhà tuyển dụng rất cao, dễ dàng biết được mình có đang nói dối hay không. 

 

 

Vậy từ chính trải nghiệm thực tế của mình thì theo Tuấn, người mới nên học về phân tích dữ liệu như thế nào để có thể trở thành ứng viên nổi bật trong ngành Data? 

 

Để một người mới cạnh tranh được với 50 hay 100 người khác thì chỉ biết sử dụng các công cụ SQL, Power Bi hay Python thôi là chưa đủ. Ngoài việc nắm vững kiến thức nền tảng, thì các bạn nên biết thêm về các công nghệ khác, ví dụ như Big Data, Spark hay Machine Learning Model,... Mặc dù những kiến thức này liên quan đến Data Science nhưng nếu một Data Analyst biết áp dụng một chút những kỹ năng này thì sẽ được đánh giá cao hơn. 

 

Vậy Khóa học Data Analyst của MindX có giúp gì cho quá trình học tập và xin việc của Tuấn hay không? 

 

Đối với cá nhân, mình đã tận hưởng từng phút một trong giờ học ở MindX. Mặc dù tự học rất nhiều nhưng ở đây, mình được định hướng rõ ràng về lộ trình phát triển, nền tảng về dữ liệu để có thể chuyển tiếp qua Data Engineer. Bên cạnh đó, mình học thêm được các kỹ năng mềm và sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị giảng viên/mentor. Ví dụ như những câu hỏi mình đặt ra liên quan đến ngành nghề, việc làm thì anh chị đều giải đáp được và các thông tin anh chị cung cấp rất hữu ích với mình, hỗ trợ nhiều trong quá trình tìm việc. 

 

Bên cạnh đó, khóa học Data Analyst của MindX cũng giúp mình phát triển tư duy và khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén khi nhìn vào dữ liệu. Đây là điều rất cần thiết cho không chỉ những người làm Data mà còn ứng dụng cho tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 

 

quote ko người@4x.png

 

Vậy với thành công ban đầu là tìm được đúng việc làm mong muốn chỉ sau 6 tháng học, thì Tuấn có dự định gì trong công việc cũng như định hướng cho sự nghiệp của mình hay không? 

 

Hiện nay thì mình đang ở 1 level cao hơn so với người mới (mức Junior). Nên mình dự định sẽ cố gắng lên Senior trong vòng 1 đến 2 năm tới, có thể làm cho gia đình hoặc vươn ra biển lớn, làm việc cho các công ty công nghệ nước ngoài. Mục tiêu thứ hai là mình có thể giúp đỡ các bạn mới, những người đang có định hướng theo nghề phân tích dữ liệu và khoa học dữ liệu bằng cách trở thành mentor/giảng viên.   

 

Là một cựu học viên tại MindX, bạn có lời nhắn nhủ nào cho các bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành phân tích dữ liệu không?

 

“Practice makes perfect" - Không có gì hữu ích bằng việc thực hành và tự học. Việc học ở trung tâm sẽ giúp cho bạn có định hướng rõ ràng. Nhưng nếu chỉ học ở trên lớp thì sẽ rất nhanh nản do lượng kiến thức dồn dập và mới lạ (đặc biệt là đối với các học viên ít kiến thức về công nghệ). Vậy nên, hãy thực hành và tự học. Và việc học sẽ xứng đáng nếu bạn chủ động khám phá những thứ mới. Chúc các bạn luôn quyết tâm, kiên trì và thành công trong việc chinh phục ngành dữ liệu. 

 

Cảm ơn bạn Tuấn vì những chia sẻ rất giá trị, rất hữu ích cho những người mới và là nguồn động lực để MindX nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy. Chúc Tuấn luôn thuận lợi và thành công ở vai trò mới và chúc bạn luôn đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra. 

Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ