Bạn cần xác định thời gian và địa điểm lý tưởng cho việc này, một nơi chỉ có bạn và sếp. Hãy lựa chọn thời điểm sếp của bạn đang có tâm trạng tốt, thỏa mái và có thời gian rảnh để lắng nghe đề xuất của bạn, đây là kinh nghiệm review lương cho dev đầu tiên và rất thiết thực.
Bạn có thể tận dụng thời điểm vào những buổi review nhân viên được tổ chức định kỳ. Lưu ý đừng bắt đầu buổi review ngay với chủ đề lương bổng, hãy để sếp của bạn chia sẻ hết những gì ông ấy đã chuẩn bị, lắng nghe tất cả và kết thúc buổi review với đề xuất về lương sẽ hiệu quả hơn.
Hãy tìm kiếm cơ hội để xin đánh giá của sếp về hiệu quả công việc hiện tại mà bạn đang đảm nhận. Lưu ý đừng tùy ý đánh giá năng lực của bản thân một cách chủ quan vì có thể nó sẽ gây ra tác dụng ngược. Nhiều khả năng bạn sẽ nghe những đóng góp tích cực và cả tiêu cực. Nếu có nhiều phản hồi tích cực thì chúc mừng khả năng review lương của bạn thành công được hơn một nữa, còn nếu ngược lại những review không mấy tốt thì xin chia buồn cùng bạn.
Nhưng đừng vội nản chí, hãy chân thành cảm ơn những đóng góp của sếp và xin lỗi về những thiếu sót của mình, quan trọng hơn là hãy cho sếp của bạn thấy bạn thực sự quyết tâm khắc phục những thiếu sót. Sau đó hãy mở lời: Như anh/chị đã nói hài lòng với công việc hiện tại của em/tôi vì.. em/tôi rất vui vì điều đó, và em/tôi thực sự thích công việc hiện tại của mình, chỉ có một điều em/tôi chưa hài lòng về mức lương hiện tại của mình..”
Suy cho cùng việc quan trọng nhất mà sếp của bạn quan tâm chính là lợi ích mà bạn mang lại, được thể hiện qua doanh số, thành công của dự án, hiệu quả làm việc. Vậy thì không lý gì bạn không tận dụng những thành quả mà mình đã đóng góp để thuyết phục sếp, rằng bạn hoàn toàn xứng đáng với mức lương tốt hơn.
Đừng quên nhắc đến việc bạn đã nỗ lực như thế nào để giúp team mình đạt được những thành công: giúp đỡ đồng nghiệp mới, chuẩn bị tài liệu cho buổi báo cáo, đóng góp ý tưởng mới cho team, đại diện team tham gia các sự kiện, tham gia các khóa học kỹ năng,.. Những đóng góp này tuy không tạo ra những giá trị hữu hình, nhưng nó cho sếp bạn thấy rằng bạn thực sự nghiêm túc và nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Cần nhắc lại những đầu việc mà bạn đang phụ trách ví dụ: chịu trách nhiệm về một phần mềm, các chức năng, các dự án con, tổ chức các buổi họp, chịu trách nhiệm training người mới, … bất cứ thứ gì mà bạn đang làm (chỉ ngoại trừ những công việc bạn làm không tốt)
Đừng bao giờ bắt đầu với “Tôi đang làm việc chăm chỉ hơn XY”, đó chưa bao giờ là một lý do chính đáng để sếp cân nhắc tăng lương cho bạn. Bạn không biết liệu rằng mình có đang chỉ trích một nhân viên yêu thích của sếp hay không đâu, và rõ ràng ông ấy sẽ rất không vui khi bạn chỉ trích người mà ông ấy yêu thích. Giả dụ trong trường hợp sếp bạn không hài lòng với nhân viên đó thực thì ông cũng chỉ nghĩ đơn giản: công việc của bạn không quá khó để bạn có được hiệu quả tốt hơn những người khác.
Việc so sánh mức lương của bạn ở công ty hiện tại với vị trí tương đương ở những công ty khác chưa bao giờ là một ý tưởng hay, ngay cả nó thực sự là cao hơn thật. Điều đó chỉ khiến sếp bạn nghĩ bạn không đủ trung thành và không còn tin tưởng bạn nữa. Bạn chỉ nên đề cập đến điều này chỉ khi bạn chuẩn bị nghỉ việc.
Không lấy những vấn đề cá nhân: gia đình đông con, mẹ già, con bệnh,… là cơ sở cho việc tăng lương- nó không hề thuyết phục. Điều đó chỉ là bạn trở nên yếu đuối hơn. Công ty không phải là tổ chức từ thiện, và họ chỉ trả tiền cho những đóng góp của bạn chứ không phải là dựa trên tình yêu thương.
Sẽ tốt nếu bạn biết điểm yếu của mình là gì, nhưng thời điểm review lượng không phải là lúc để đề cập đến những vấn đề này. Trong trường hợp này chúng ta nên chứng minh mình là một nhân viên tốt, ngay cả khi đó chưa hẳn là sự thật.
Có thể ngay tại thời điểm bạn đề cập đến vấn đề tăng lương sếp của bạn hứa sẽ cân nhắc về việc này. Hãy thực sự kiên nhẫn chờ đợi, đừng hỏi về chuyện đó mỗi ngày, hãy cho sếp của bạn thời gian để suy nghĩ.
Nếu bạn có ý tưởng mới về kinh nghiệm review lương cho dev hãy chia sẻ xuống comment nhé!
Nguồn: Topdev