Đây là nhóm thuật ngữ cốt lõi, giúp bạn xác định hướng đi và hiểu rõ đối tượng mình muốn chinh phục.
Là nhóm người cụ thể mà mọi nỗ lực marketing của bạn hướng đến. Xác định rõ Target Audience giúp bạn tối ưu thông điệp và kênh tiếp cận.
Ví dụ: Khách hàng mục tiêu của một spa dưỡng sinh là phụ nữ văn phòng 30-45 tuổi, sống ở thành thị, có thu nhập khá, quan tâm đến sức khỏe và thư giãn.
Trong quá trình làm Marketing, mỗi thương hiệu thường sẽ chia thị trường lớn thành các nhóm nhỏ hơn có đặc điểm tương đồng (nhân khẩu học, tâm lý, hành vi...), và họ chọn những nhóm đó làm khách hàng mục tiêu, chúng ta gọi đó là những phân khúc thị trường.
Ví dụ: Thị trường thời trang được phân khúc theo giới tính, độ tuổi, phong cách, mức giá... Một spa dưỡng sinh sẽ có phân khúc thị trường ở độ tuổi 30-45 tuổi, có phân khúc 25-30 tuổi. Có phân khúc khách hàng thu nhập cao, cũng có phân khúc khách hàng thu nhập trung bình,...
Là sự thấu hiểu sâu sắc về nhu cầu, mong muốn ẩn giấu của khách hàng. Khác với những sự thật hiển nhiên, thể hiện rõ qua hành vi của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, Insight thường được thể hiện gián tiếp hoặc Marketing phải khơi gợi để khách hàng nhận ra chúng. Insight "đắt giá" là nền tảng cho các chiến dịch chạm đến trái tim khách hàng.
Ví dụ: Insight "phụ nữ muốn được công nhận vẻ đẹp thực sự, có thể không cần tuân theo những chuẩn mực sẵn có trên thị trường" đã tạo nên chiến dịch "Real Beauty" của Dove. Hay Bitis đã khai thác insight "Người trẻ Việt Nam năng động, thích di chuyển, thích đi du lịch, đi làm ăn xa, nhưng cốt lõi vẫn sẽ quay lại, hướng về giá trị gia đình" cho chiến dịch "Đi để trở về".
Đây là những vấn đề, khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Marketing hiệu quả là đưa ra giải pháp cho Pain Points này.
Ví dụ: Pain point "không có thời gian nấu ăn healthy" được giải quyết bởi các dịch vụ giao đồ ăn lành mạnh.
Yếu tố khác biệt, độc đáo và duy nhất khiến khách hàng chọn bạn thay vì đối thủ.
Ví dụ: USP "Tan trong miệng, không tan trên tay" của M&M's.
>>> Lộ trình học Marketing chuyển đổi cùng MindX
Hồ sơ chi tiết về một khách hàng lý tưởng thực tế (hoặc có thể là hư cấu nếu chưa có khách hàng thực tế), giúp định hình rõ ràng, chân thật một Target Audience.
Là toàn bộ quá trình tương tác của khách hàng với thương hiệu, từ trước, trong và sau khi mua hàng. Quá trình này thường trải qua các bước từ Nhận biết -> Cân nhắc -> Quyết định mua hàng đến Trải nghiệm và Trung thành.
Customer Journey (Hành trình khách hàng) sẽ bao quát hơn, phục vụ cho đa dạng chiến dịch Marketing. Còn Buyer's Journey (Hành trình người mua) sẽ đi sâu vào việc mua bán, sẽ thường ứng dụng cho các chiến dịch Marketing bán hàng, Trade Marketing hoặc Marketing ngắn hạn, mục tiêu chuyển đổi.
Các chủ đề lớn, cốt lõi làm nền tảng cho việc phát triển các nội dung chi tiết hơn. Giúp định hướng và hệ thống hóa sản xuất nội dung.
Ví dụ: Đối với ngành hàng Spa, chúng ta sẽ có những Content Pillar chính gồm có: Nhóm nội dung về các dịch vụ spa - Nhóm nội dung về dịch vụ chăm sóc khách hàng, ưu đãi - Nhóm nội dung về bác sĩ, chuyên viên spa, nhân sự dịch vụ - ....
Các hướng triển khai nội dung chi tiết cho từng Content Pillar.
Ví dụ: Trong ngành Spa, với Pillar về dịch vụ chăm sóc khách hàng, chúng ta sẽ có những Agile (hướng triển khai) như giới thiệu về không gian xanh, thư giãn; dịch vụ tư vấn 1:1; Ưu đãi khi mua gói dài hạn,...
Phương thức Marketing thông qua tối ưu Website, nâng cao thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm tự nhiên (Google, Bing...). Chú trọng Keywords (từ khóa) và Backlinks chất lượng.
Bao gồm cả SEO và quảng cáo trả phí (PPC) trên công cụ tìm kiếm.
Mô hình quảng cáo trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo (Google Ads, Facebook Ads...).
>>> Học Content Marketing tại MindX
Sử dụng Facebook, Instagram, TikTok, LinkedIn... để xây dựng thương hiệu và tương tác khách hàng. Cần theo dõi Engagement Rate (tỷ lệ tương tác).
Gửi email quảng bá, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead Nurturing).
Hợp tác với người có sức ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm.
Trả hoa hồng cho đối tác khi họ giới thiệu khách hàng thành công.
Lời kêu gọi rõ ràng để thúc đẩy hành động (Mua ngay, Đăng ký...).
Trang web độc lập, không nằm trong Website (nhưng có thể điều hướng qua Website), tập trung vào một mục tiêu chuyển đổi cụ thể.
Các kênh truyền thông doanh nghiệp có quyền kiểm soát: website, blog, fanpage, email list...
Các kênh bạn trả tiền để hiển thị: quảng cáo Google/Facebook, bài PR...
Sự lan tỏa tự nhiên: chia sẻ của khách hàng, báo chí đưa tin miễn phí... Các kênh truyền thông doanh nghiệp hưởng lợi được thông qua quá trình Marketing.
Xây dựng hình ảnh tích cực với công chúng thông qua báo chí, truyền thông chính thống, hệ thống truyền hình quốc gia, các hoạt động xã hội,...
Thế giới marketing luôn vận động với vô vàn thuật ngữ và khái niệm mới. Việc nắm vững các thuật ngữ marketing cơ bản và phổ biến được liệt kê trên đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn không chỉ hiểu đúng, làm đúng mà còn giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng.
Hy vọng bài tổng hợp này hữu ích cho bạn. Đừng ngần ngại lưu lại để tham khảo khi cần và chia sẻ cho những ai đang cần nhé!
Nếu bạn cũng đang quan tâm đến khóa học Marketing từ cơ bản đến nâng cao hãy tham khảo Lộ trình Học Fullstack Marketing tại MindX nhé!