post
91

9 cách kiềm chế cơn nóng giận với con mà ba mẹ nên biết

Làm cha mẹ, ai cũng đã từng ít nhất một lần mất bình tĩnh khi đối diện với những hành vi của con trẻ. Tuy nhiên, cơn nóng giận không chỉ không giải quyết được vấn đề, mà còn để lại những tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Vì vậy, biết cách kiềm chế cơn nóng giận là rất quan trọng để duy trì một môi trường gia đình đầy tình yêu thương và hài hòa. Bài viết dưới đây của MindX sẽ chỉ ra 9 cách giúp ba mẹ kiềm chế cơn nóng giận với con. Mời ba mẹ cùng theo dõi nhé!

Tác hại của việc không kiểm soát cơn nóng giận

Nóng giận là cảm xúc khó tránh khỏi, tuy nhiên, nếu ba mẹ không kiềm chế được cơn nóng giận, có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng, cả về mặt tâm lý lẫn sức khỏe cho cả ba mẹ và trẻ. Dưới đây là một số tác hại mà ba mẹ thực sự nên lưu ý nếu không kiểm soát được cơn nóng giận của mình.

 

Đối với con:

  • Trẻ dễ cảm thấy sợ hãi, mất tự tin và thu mình lại. 
  • Trẻ trở nên vô cảm và bất cần, không cần biết đúng sai và liên tục mắc sai lầm.  
  • Tâm lý trẻ bị tổn thương lâu dài, dẫn đến các vấn đề như lo âu, trầm cảm. 
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ như: phát triển tư duy chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa, chỉ số IQ thấp hơn mức bình thường.m/

 

Đối với ba mẹ:

  • Mang theo tâm lý hối hận sau khi lỡ mất bình tĩnh
  • Tăng căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
  • Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa

cach-kiem-che-con-nong-gian-voi-con-1.png

9 cách kiềm chế cơn nóng giận với con mà ba mẹ nên biết

Việc duy trì sự bình tĩnh trong quá trình nuôi dạy con không chỉ giúp giảm bớt các xung đột mà còn giúp con cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm và sự tôn trọng từ người lớn. Dưới đây là 9 cách giúp ba mẹ kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả, góp phần xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh, yêu thương và có sự thấu hiểu giữa ba mẹ và con cái. 

1. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con sai

 

Thay vì chỉ tập trung vào hành vi không đúng của con, ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân đằng sau hành động đó. Trẻ em có thể hành động sai vì thiếu kiến thức, thiếu sự hướng dẫn hoặc đôi khi là do cảm xúc tiêu cực. Bằng cách tìm hiểu nguyên nhân, ba mẹ có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý, đồng thời tránh xử phạt con một cách vô cớ trong khi tức giận.

 

2. Nhận thức được cảm xúc của chính mình

 

Trước khi phản ứng, ba mẹ cần nhận thức được cảm xúc của mình. Khi cảm thấy nóng giận, hãy dành một chút thời gian để tự hỏi: "Mình đang cảm thấy như thế nào? Tại sao mình lại tức giận?" Việc nhận diện cảm xúc của bản thân giúp ba mẹ kiểm soát được phản ứng và tránh hành động vội vã, gây tổn thương cho con cái.

 

 

cach-kiem-che-con-nong-gian-voi-con-2.png

3. Tạm dừng tranh luận với con

 

Khi cơn nóng giận bắt đầu bùng lên, ba mẹ hãy dừng lại và không tham gia vào cuộc tranh luận. Việc tiếp tục tranh cãi chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng và không giúp giải quyết vấn đề. Hãy tạm dừng, hít thở và sau đó trở lại để nói chuyện với con khi đã bình tĩnh hơn.

 

4. Hít thở sâu và chậm

 

Một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát cơn nóng giận là hít thở sâu và chậm. Khi cảm thấy tức giận, hãy dừng lại và hít thở vài lần thật sâu. Kỹ thuật này giúp cơ thể thư giãn và tinh thần trở nên tỉnh táo hơn, giúp ba mẹ có thể suy nghĩ rõ ràng và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

 

5. Thể hiện sự đồng cảm và đặt mình vào vị trí của con

 

Thay vì chỉ trích hoặc mắng mỏ, ba mẹ hãy thử đặt mình vào vị trí của con. Tìm hiểu xem con đang cảm thấy gì và tại sao hành động như vậy. Việc thể hiện sự đồng cảm không chỉ giúp con cảm thấy được thấu hiểu mà còn tạo ra một mối quan hệ gắn bó hơn giữa cha mẹ và con cái.

 

6. Xây dựng phong cách giao tiếp tích cực

 

Giao tiếp tích cực chính là cách tốt nhất để khiến con mở lòng, sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe. Học cách kiểm soát lời nói và giao tiếp với con bằng lời lẽ nhẹ nhàng, khích lệ sẽ khiến con dễ tiếp thu và không cảm thấy bị tấn công.

 

Ví dụ khi ba mẹ dạy con học. Ba mẹ thường rất dễ cáu khi giảng giải cho con mãi mà con không vẫn không hiểu hoặc lặp đi lặp lại một lỗi sai nhiều lần. Trong trường hợp này, thay vì chỉ trích hoặc la mắng khi con làm sai, ba mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh và khích lệ con. Ba mẹ có thể nói: "Con làm rất tốt rồi, chúng ta cùng thử lại nhé!" Hoặc "Không sao đâu, mỗi lần làm sai là một lần học được điều mới." Thái độ tích cực này sẽ giúp con cảm thấy an tâm hơn và tiếp tục cố gắng mà không lo sợ bị phê bình.

 

Hay khi con dành quá nhiều thời gian chơi game mà lơ là việc học, thay vì la mắng, ba mẹ có thể hỏi và thảo luận với con về lợi ích và tác hại của việc chơi game. Ba mẹ có thể hỏi: "Con có biết chơi game quá nhiều có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và học tập không? Mình thử tìm hiểu xem game có thể giúp gì cho con và khi nào thì chơi quá nhiều lại không tốt nhé?" Cách tiếp cận này sẽ giúp con nhận thức rõ hơn về tác động của sở thích của mình và biết cân bằng giữa giải trí và học hành.

 

cach-kiem-che-con-nong-gian-voi-con-3.png

Ngoài ra, nếu ba mẹ quan tâm, muốn tìm hiểu sâu hơn về công cụ giúp kiểm soát thời gian con sử dụng điện thoại, có thể xem thêm Tại đây.

 

7. Khen ngợi và ghi nhận nỗ lực của con

 

Mỗi khi con làm điều gì đó đúng, ba mẹ nên khen ngợi và ghi nhận nỗ lực của con. Việc này không chỉ giúp con cảm thấy tự hào về bản thân mà còn thúc đẩy trẻ phát triển thái độ tích cực và cải thiện hành vi trong tương lai.

 

8. Tìm sự hỗ trợ từ cộng đồng hoặc chuyên gia

 

Nếu cảm thấy bản thân không thể kiểm soát được cảm xúc, ba mẹ có thể tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc tham gia các nhóm cộng đồng giúp nuôi dạy con cái. 

  • Tham gia cộng đồng: Tham gia các nhóm hoặc diễn đàn dành cho phụ huynh trên mạng xã hội là một cách tuyệt vời để học hỏi từ những người cùng hoàn cảnh. Ba mẹ có thể chia sẻ câu chuyện của mình và nhận được những lời khuyên thực tế từ các bậc cha mẹ khác.
  • Liên hệ chuyên gia: Nếu ba mẹ cảm thấy không thể kiểm soát tình hình, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc giáo dục để được tư vấn.
  • Tham gia workshop, lớp học về nuôi dạy con: Đây là cách giúp ba mẹ có thể học hỏi thêm các phương pháp giáo dục hiện đại. Chẳng hạn như MindX thường xuyên tổ chức các buổi workshop và các chương trình đào tạo về cách giáo dục con cái trong thời đại công nghệ, giúp ba mẹ hiểu hơn về cách sử dụng công nghệ đúng cách cho trẻ, đồng thời giúp cha mẹ cải thiện kỹ năng giao tiếp và quản lý cảm xúc trong các tình huống gia đình. Các chương trình này sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích và giúp ba mẹ tự tin hơn trong việc dạy dỗ con cái.

9. Xây dựng thói quen gia đình tích cực

Một trong những cách để giảm căng thẳng và tạo mối quan hệ gắn bó là xây dựng thói quen gia đình tích cực. Ba mẹ có thể:

  • Đặt ra một số quy tắc trong gia đình để mọi thành viên đều có trách nhiệm và tôn trọng nhau.
  • Dành thời gian chơi cùng con mỗi ngày, ví dụ như chơi thể thao, đọc sách, hoặc làm các hoạt động sáng tạo.
  • Cùng con học hỏi những điều mới, như học nấu ăn, vẽ tranh hoặc làm thủ công. Những hoạt động này giúp tạo sự gắn kết và làm phong phú thêm trải nghiệm gia đình.
  • Tạo các buổi "họp gia đình" để lắng nghe và thảo luận về những vấn đề mà mọi người đang gặp phải.

cach-kiem-che-con-nong-gian-voi-con-4.png

Làm gì khi ba mẹ lỡ đánh con?

Lỡ đánh con là một tình huống khó khăn và đau lòng đối với nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều quan trọng là ba mẹ cần nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa ngay lập tức. Điều này sẽ tránh được việc để lại vết thương tâm lý lâu dài cho trẻ. Dưới đây là một số bước ba mẹ có thể làm khi lỡ đánh con:

  • Bình tĩnh và nhận thức lỗi lầm của mình: Trước hết, ba mẹ cần nhận ra rằng việc đánh con là một hành động không đúng và nên dành vài phút để bình tĩnh. Sự tự nhận thức sẽ giúp ba mẹ điều chỉnh cách ứng xử trong tương lai.
  • Xin lỗi con một cách chân thành: Ba mẹ hãy ngồi xuống ngang tầm mắt con, nhìn vào mắt trẻ và nói rõ rằng: "Mẹ xin lỗi vì đã mất bình tĩnh và làm con đau. Điều đó không đúng, và mẹ hứa sẽ cố gắng không lặp lại điều này."

 

cach-kiem-che-con-nong-gian-voi-con-5.png

  • Lắng nghe cảm xúc của con: Ba mẹ hãy hỏi con một cách nhẹ nhàng như: "Con cảm thấy thế nào sau chuyện vừa rồi?" hay "Mẹ có thể làm gì để con cảm thấy tốt hơn?". Điều quan trọng là ba mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe mà không ngắt lời hay bào chữa.
  • Giải thích lý do và hướng dẫn cách ứng con xử đúng: Trẻ cần hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động này, vì thế ba mẹ có thể giải thích một cách đơn giản rằng: "Mẹ tức giận vì con làm sai, nhưng mẹ đã chọn cách không đúng. Lần sau mẹ sẽ nói chuyện với con thay vì đánh con."
  • Lắng nghe và tâm sự với con nhiều hơn: Việc làm lành sau sự cố rất quan trọng để trẻ không cảm thấy bị tổn thương lâu dài. Do đó, ba mẹ có thể dành thời gian chơi đùa hoặc làm một hoạt động mà con yêu thích, thể hiện tình cảm bằng những cái ôm, lời nói yêu thương như: "dù có chuyện gì xảy ra, mẹ vẫn luôn yêu con."

 

Việc kiềm chế cơn nóng giận với con không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ gia đình mà còn là cơ hội để ba mẹ trở thành tấm gương tốt cho con trong việc quản lý cảm xúc. MindX xin lưu ý rằng, mỗi lời nói, hành động của ba mẹ đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến con. Thay vì nóng giận, hãy lựa chọn tình yêu thương và sự kiên nhẫn để nuôi dạy con tốt hơn.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn