post
Tin tức
2111

Android 2.2 có gì mới ?

1. Trình chỉnh sửa layout mới

Một trong các tính năng rõ nhất giới thiệu trong Android Studio 2.2 là trình sửa layout mới. Thực ra khi dùng bản Preview Android Studio 2.2, bạn có thể hơi ngạc nhiên vì trình sửa nhìn rất khác.

Cái mới đầu tiên của trình sửa này là chế độ blueprint, có thể ẩn tạm thời thông tin chi tiết của layout, bạn có thể xem xét kĩ hơn khoảng cách cũng như là sắp xếp giao diện người dùng mà không bị lạc hướng. Để bật chế độ blueprint, hãy chọn tab Design sau đó nhấn vào biểu tượng Show Blueprint (xem con trỏ trong hình dưới đây).

Android studio 2.2

Sau khi chọn tab Design, bạn cũng sẽ thấy một điểm mới của trình sửa, đó là bảng Properties bên phải.

Chọn bất kì thành phần nào trong layout và bảng Properties sẽ xuất hiện những thông tin quan trọng nhất cho thành phần đó, như là độ rộng, contentDescription, kể cả nội dung của thành phần khi bạn chọn TextView hoặc ImageView. Bạn có thể thay đổi các thông tin này trong bảng Properties.

Android studio 2.2

Tính năng mới cuối cùng, cũng rất quan trọng trong trình sửa layout cách tân này khá là đặc biệt. Nó thậm chí còn có một giao diện riêng. Đó là ConstraintLayout.

2. ConstraintLayout

ConstraintLayout là một layout linh hoạt thiết kế đặc biệt dành cho trình sửa layout mới của Android Studio.

Layout mới này cho phép bạn định nghĩa layout của từng thành phần dựa vào mối liên hệ với các thành phần khác. Có nghĩa là bạn có thể tạo ra một giao diện phức tạp mà không cần lồng các layout vào nhau, nó làm giảm sự tối ưu của ứng dụng.

Có thể điều này nghe quen thuộc vì ConstraintLayout giống như RelativeLayout. Tuy nhiên ConstraintLayout linh hoạt hơn RelativeLayout, thêm nữa là nó có thiết kế phù hợp với trình sửa mới của Android Studio.

Thứ khiến ConstraintLayout trở thành layout ưa thích của bạn đó là constraints. Constraints cho phép bạn cố định vị trí của các thành phần trên màn hình, gắn liền với các thành phần khác. Ví dụ nối phần đầu của ImageView1 với phần đuôi của ImageView2 có nghĩa là ImageView1 luôn nằm dưới ImageView2. Bạn cũng có thể tạo constraints giữa một view và thành phần cha của nó. Ví dụ nối bên phải của một TextView với phần rìa của thằng cha ConstraintLayout.

Để giúp bạn bắt đầu, phần New Project của Android Studio 2.2 dùng ConstraintLayout làm layout mặc định cho nhiều mẫu project.

Để tạo một tệp layout hỗ trợ ConstraintLayout, tạo ra một tệp bình thường bằng cách chuột phải vào thư mục Layout và chọn New > Layout resource file. Sau đó mở tệp layout ra và sửa phần gốc thành:

1 2 <?xml version="1.0" encoding="utf-8"?> <android.support.constraint.ConstraintLayout xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"

Bạn có thể thay đổi bất kì layout nào thành ConstraintLayout bằng cách mở layout đó ra, chọn tab Design, chuột phải, và chọn Convert to ConstraintLayout.

Nếu bạn có một project tạo bởi phiên bản Android Studio cũ mà muốn cập nhật lên ConstraintLayout thì chỉ cần thêm thư viện ConstraintLayout vào module-level build.gradle:

1 2 3 4 dependencies { ... ... compile 'com.android.support.constraint:constraint-layout:1.0.0-alpha2'

Khi đã có một projectvà một layout hỗ trợ ConstraintLayout, bạn đã có thể làm việc với constraints được rồi.

2.1. Tạo Constraints

Chế độ Autoconnect sẽ được kích hoạt tự động trong trình sửa layout, có nghĩa là Android Studio sẽ tự tạo một hoặc nhiều constraints cho các view mà bạn thêm vào trong layout.

Để bắt Autoconnect, chỉ cần thêm một view vào ConstraintLayout và kéo view đó vào. Khi thả view đó ra, Autoconnect sẽ kích hoạt và tạo vài constraints với hiệu ứng lớn lên.

Autoconnect sẽ có ích khi tạo nhanh các constraints nhưng mà nó có giới hạn. Ví dụ Autoconnect có thể chỉ tại được constraints giữa các view liên quan tới nhau.

Nếu Autoconnect không tạo ra constraint mà bạn nghĩ, bạn có thể thêm, xóa, sửa constraint bằng tay. Nếu bạn quyết định làm bằng tay thì nên vô hiệu hóa Autoconnect trước bằng cách chọn biểu tượng Turn off Autoconnect (xem ảnh dưới đây).

Android studio 2.2

Để tạo constraint bằng tay, chọn view mà bạn muốn thêm constraint. Bạn sẽ thấy một vòng tròn nhỏ xuất hiện quanh rìa của view đó. Đó là constraint của view đó.

Android studio 2.2

Rê chuột vào vùng mà bạn muốn tạo constraint, sau đó nhấn và giữ. Từ điểm đó sẽ có một mũi tên và bạn có thể kéo nó vào:

  • Một View khác: kéo mũi tên vào view thứ hai. Khi bạn đã đặt đúng vị trí, một hộp thoại Release to create sẽ xuất hiện. Để tạo ra constraint, chỉ cần thả mũi tên ra.

Android studio 2.2

  • Rìa của ConstraintLayout cha: kéo mũi tên vào rìa của ConstraintLayout. Khi bạn thấy hộp thoại Release to create thì thả ra.

Nếu bạn thêm constraints ngược nhau vào cùng một view thì view đó sẽ nằm ở tâm của hai điểm đó. Trình sửa layout sẽ hiển thị hai hướng kéo của hai constraints đó dùng nét răng cưa.

Android studio 2.2

2.2. Xóa một constraint

Khi muốn xóa constraints, bạn có các sự lựa chọn sau:

  • Xóa hết constraint của một view: chọn view và chọn biểu tượng Delete Constraint xuất hiện bên cạnh view đó.
  • Xóa hết constraint trong layout: nhấn Clear all constraints trên thanh công cụ phía trên cửa sổ Design.
  • Xóa một constraint: Chọn một view và rê chuột vào constraint mà bạn muốn xóa. Khi thấy Click to Delete thì chỉ cần nhấn một cái là constraint bị xóa.

Khi làm việc với constraints, bảng Properties sẽ khá có ích. Nó cho phép bạn khai cỡ chính xác của constraints.

Khi chọn một view, nó sẽ hiện ra một hình vuông trong bảng Properties với các constraints của view đó dưới dạng các đoạn thẳng. Mỗi constraint có một con số hiển thị độ dài của constraint.

Android studio 2.2

Bạn có thể chỉnh độ dài của từng constraint bằng cách rê chuột vào con số của constraint cho tới khi nó hiện ra một hộp thoại xổ xuống. Bạn có thể chọn giá trị mới ở hộp thoại đó.

Nếu bạn chọn view mà có các constraint đối nhau, bảng Properties sẽ bao gồm một thanh trượt và bạn có thể dùng nó để xem các trục của constraints.

3. Kết hợp với Firebase

Firebase là một tổ hợp dịch vụ mới giúp bạn phát triển ứng dụng chất lượng cao và giành được trái tim hàng triệu người dùng. Android Studio giới thiệu chức năng kết hợp với Firebase, bạn có thể thêm dịch vụ Firebase vào project mà không vần phải thoát chương trình.

Để thêm Firebase vào project, chọn  Tools > Firebase trên thanh công cụ. Một hộp thoại Assistant sẽ xuất hiện. Trong hộp thoại này, bạn có thể chọn bất kì tính năng nào để xem thêm thông tin về tính năng đó, dù bước đầu sẽ là cài đặt Firebase Analytics, vì nó cung cấp nền tảng để khám phá các dịch vụ của Firebase.

Cách tốt nhất để chạy Firebase Analytics là nhấn liên kết Get Started with Firebase Analytics trong cửa sổ Assistanr. Sẽ có một số các bước giúp bạn kết nối ứng dụng với Firebase.

4. Trình phân tích APK

Công cụ này giúp bạn giảm kích cỡ tệp APK bằng cách kiểm tra cỡ của tệp thô và ước lượng cỡ tệp khi tải về của từng thành phần trọng tệp APK. Với tính năng này, bạn có thể loại bỏ bớt những bytes dư thừa. Trình phân tích APK cũng khá hữu ích khi kiểm tra xem tệp APK có chứa những thành phần bạn muốn không.

Để dùng tính năng, chọn Build > Analyze APK, và rồi chọn tệp APK mà bạn muốn phân tích. APK Analyzer sẽ xuất hiện trong cửa sổ Android Studio chính, sẵn sàng cho bạn khám phá với nhiều thành phần tạo nên một tệp APK.

Android studio 2.2

5. Xem code mẫu

Đã khi nào bạn mắc ý tưởng chưa, giờ bạn có thể dùng tính năng code mẫu của Android Studio để có thêm cảm hứng. Để dùng tính năng này, chỉ cần bôi đen một biến, kiểu dữ liệu hoặc phương thức trong project, chuột phải và chọn Find Sample Code. Android Studio sẽ tìm kiếm trong mẫu của Google Adroid và hiển thị các kết quả tương ứng trong hộp phía dưới trình sửa.

6. Nhiều tính năng của Java 8

Sự ra đời của công cụ Jack có nghĩa là bạn đã có thể dùng Java 8 trong project. Để kích hoạt tính năng của Java 8 và Jack, mở tệp build.gradle module-level và thêm dòng sau:

01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 android { ... defaultConfig { ... jackOptions { enabled true } } compileOptions { sourceCompatibility JavaVersion.VERSION_1_8 targetCompatibility JavaVersion.VERSION_1_8 } }

Để có thêm thông tin về Java 8 trong Android Studio, xem tài liệu Android chính thống.

7. Kiểm tra Layout

Bạn có thể dùng Layout Inspector để khám phá và sửa lỗi cho layout của bạn khi nó đang chạy trên thiết bị ảo (AVD) hoặc thiết bị thật. Để bắt một snapshot, hãy đảm bảo layout của bạn hiển thị ở máy ảo hoặc là thiết bị android thật. Tiếp đó là mở tab Android Monitor ở dưới màn hình và chọn biểu tượng Layout Inspector.

8. Trình xem Manifest

Giờ muốn biết Manifest kết hợp với các thư viện của ứng dụng của bạn như thế nào khá là dễ dàng vì đã có Merged Manifest Viewer. Để dùng tính năng, mở tệp AndroidManifest.xml  và chọn tab Merged Manifest mới.

Android studio 2.2

Kết luận

Nếu bản previews nhận được phản hồi tốt thì Android Studio 2.2 sẽ bước được một bước khá xa trong các bản Android IDE. Dù cho các tính năng có thể thay đổi nữa trong bản chính thức nhưng chúng đều là các cải tiến lớn của Android Studio và nó đáng dành thời gian để khám phá các tính năng đó.

Và, nếu bạn giành thời gian để khám phá chúng, hãy giúp team Android và báo cáo bất kì lỗi nào mà bạn gặp.

Người dịch: Quang Dự.

Nguồn: code.tutsplus.com.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ