post
Tin tức
241

Các hướng đi của lập trình viên

Hai hướng đi phổ biến nhất được các lập trình viên lựa chọn là phát triển chuyên môn sâu trong lĩnh vực hoặc phát triển theo hướng quản lý.

1. Các hướng đi của lập trình viên

Hai hướng đi phổ biến nhất được các lập trình viên lựa chọn là phát triển chuyên môn sâu trong lĩnh vực hoặc phát triển theo hướng quản lý. Về cơ bản, lập trình viên vẫn sẽ trải qua các giai đoạn từ Fresher, Junior và Senior trước khi đưa ra định hướng thăng tiến mới.


1.1. Lập trình viên phát triển chuyên môn sâu trong lĩnh vực

Phát triển theo lộ trình: Fresher => Junior => Senior => Technical Lead/Software Architect
Lộ trình phát triển chuyên nghiệp của một lập trình viên thường bắt đầu với vai trò "Fresher" sau khi tốt nghiệp từ trường đại học hoặc có kiến thức cơ bản về lập trình. Sau đó thăng tiến dần lên vai trò "Junior Developer" và "Senior Developer” với yêu cầu tích lũy đủ kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng lập trình, quản lý dự án. 
Lập trình viên Junior thường tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao bởi các lập trình viên Senior hoặc quản lý dự án. Đây có thể là việc code, kiểm tra, sửa lỗi và thực hiện tính năng cơ bản. Đối với Senior, họ thường tham gia vào việc thiết kế kiến trúc của hệ thống hoặc phần mềm phức tạp hơn. 
Lập trình viên có thể đi theo hướng dẫn dắt dự án và kiến trúc phần mềm, trở thành "Technical Lead" hoặc "Software Architect”. Trong đó, họ chịu trách nhiệm thiết kế kiến trúc hệ thống phức tạp và hướng dẫn đội ngũ phát triển trong việc thực hiện các dự án công nghệ cao. Đây là vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà chỉ các lập trình viên đã có kinh nghiệm lâu năm mới có thể đảm nhiệm.


1.2. Lập trình viên phát triển theo hướng quản lý

Phát triển theo lộ trình: Fresher => Junior => Senior => Product Manager/Director
Lộ trình phát triển cho lập trình viên theo hướng quản lý sản phẩm vẫn sẽ bắt đầu với vai trò là một "Fresher" sau khi tốt nghiệp hoặc có kiến thức cơ bản về quản lý dự án và phát triển sản phẩm. 
Sau đó, sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm và được tín nhiệm, lập trình viên có thể đảm nhiệm các vai trò cao cấp hơn như Junior và Senior. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, thời gian để từ Fresher lên Junior của mỗi người là khác nhau, thông thường là từ 1 - 3 năm. Tuy nhiên, thời gian để phát triển từ Junior lên Senior có thể mất từ 5 năm tới 10 năm. Đây là khoảng thời gian các lập trình viên tích lũy kinh nghiệm, thực chiến tại các dự án để trau dồi chuyên môn và các kỹ năng.
Để phát triển lên vị trí Product Manager và Director thì lập trình viên đang ở vị trí Senior sẽ mất thêm vài năm cho tới thập kỷ. Ở vị trí này, PM có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý chiến lược sản phẩm của công ty.

2. Lập trình viên phát triển chuyên môn cần trau dồi những kỹ năng gì?

Lập trình viên có định hướng phát triển chuyên môn sâu ngoài việc trau dồi kinh nghiệm làm việc, thường xuyên thực chiến tại các dự án thì những kỹ năng bổ trợ cũng sẽ là yếu tố giúp các bạn nhanh chóng thăng tiến trong công việc. Trước tiên, bạn cần có một nền tảng kiến thức chuyên ngành thật vững chắc. Những kiến thức này cũng là yêu cầu bắt buộc để có thể đảm nhiệm các công việc được giao và lấy đó làm nền tảng để phát triển các kiến thức chuyên môn học được trong quá trình làm việc.
Ngoài kiến thức nền, lập trình viên cần có tư duy thuật toán và biết đa dạng các ngôn ngữ lập trình. Khả năng giải quyết vấn đề và tư duy thuật toán là yếu tố quan trọng cho lập trình viên, giúp bạn viết mã hiệu quả và hiệu suất cao. Trong khi đó, hiểu biết và làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau mở rộng khả năng thích nghi với các dự án và nhiệm vụ khác nhau.
Các kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết trình... cũng rất quan trọng. Các kỹ năng này sẽ hỗ trợ đắc lực trong công việc của bạn, đảm bảo hiệu suất làm việc. Ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn để giúp bạn nhanh chóng thăng tiến, đặc biệt là trong môi trường quốc tế. Trong khi đó, khả năng giao tiếp và thuyết trình tốt giúp bạn hoạt động hiệu quả khi teamwork hoặc trình bày dự án.

3. Lập trình viên phát triển theo hướng quản lý cần trang bị những kỹ năng gì?

Đối với các lập trình viên có định hướng phát triển thành PM, một yêu cầu cơ bản đó là biết đa dạng ngôn ngữ lập trình. Điều này giúp bạn tương tác và thảo luận với các lập trình viên một cách hiệu quả hơn và có cái nhìn tổng quan về các dự án. Ngoài ra, các bạn cần trang bị thêm các kiến thức về UI/UX Design để có thể định hình sản phẩm tốt hơn và hiểu cách cải thiện trải nghiệm người dùng.
Thêm vào đó, hai kỹ năng Product Management và Business Analyst giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình phát triển sản phẩm, lập kế hoạch sản phẩm, phân tích thị trường, và đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tương tự như định hướng phát triển chuyên môn sâu, ở định hướng quản lý, trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết trình... cũng rất cần thiết cho các bạn lập trình viên. Không riêng gì nghề lập trình, các ngành nghề khác nếu có thêm các kỹ năng mềm sẽ là một lợi thế và giúp công việc hiệu quả, nhanh chóng thăng tiến.

Nội dung bài viết trên đây của MindX đã cùng bạn tìm hiểu về hai định hướng phát triển dành cho lập trình viên và các yêu cầu kỹ năng để có thể theo đuổi hai định hướng này. Ở cả hai định hướng, lập trình viên đều phải có kiến thức nền tảng, và đều phải trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài cộng thêm trau dồi các kỹ năng bổ trợ.

Nếu bạn cũng đang tìm kiếm khóa học Lập trình Fullstack web dành cho người mới bắt đầu hãy tham khảo ngay khóa học sau đây: Lộ trình học

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn