Trước khi tìm cách giúp con thay đổi thái độ đối với việc học, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến con cảm thấy chán nản hoặc không hứng thú. Dưới đây là một số nguyên nhân mà ba mẹ có thể tìm hiểu để xem liệu con mình thuộc trường hợp nào nhé:
Một trong những nguyên nhân trẻ lười học là áp lực học tập quá lớn từ gia đình hoặc trường học. Theo một khảo sát từ Viện Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia, có tới 60% trẻ em cho biết áp lực từ việc đạt thành tích cao khiến chúng cảm thấy căng thẳng và mất hứng thú với việc học. Khi cha mẹ liên tục thúc ép con phải đạt điểm cao hoặc so sánh con với bạn bè, trẻ sẽ cảm thấy học tập không còn là niềm vui mà trở thành một nhiệm vụ nặng nề.
Thậm chí, nếu căng thẳng kéo dài, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tinh thần như: sợ hãi, căng thẳng, rối loạn hành vi cảm xúc, trầm cảm, ngại giao tiếp... Việc ba mẹ đặt kỳ vọng quá mức có thể khiến con cảm thấy "ngộp thở" và trở nên “sợ hãi" việc học, đó chính là nguyên nhân đầu tiên khiến con trượt dài trong chuỗi ngày sa sút thành tích học tập.
Áp lực học tập quá lớn từ gia đình hoặc trường học có thể là nguyên nhân khiến con chán học
Trong thời đại công nghệ hiện nay, các con có nhiều cơ hội tiếp xúc và sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại.... Tuy nhiên, nếu thiếu sự kiểm soát từ cha mẹ, các thiết bị này có thể khiến trẻ dễ bị phân tâm, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
Đặc biệt, sự lên ngôi của video ngắn (short video) và các trò chơi điện tử (game) đã thu hút sự chú ý lớn từ trẻ em. Các video ngắn thường hấp dẫn và dễ gây nghiện vì nội dung liên tục thay đổi, kích thích sự tò mò và tạo cảm giác thỏa mãn nhanh chóng. Bên cạnh đó, game điện tử với các yếu tố tương tác sinh động và phần thưởng cũng khiến trẻ dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy chinh phục, dẫn đến việc khó tập trung vào việc học.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em từ 8 đến 18 tuổi trung bình dành từ 4 đến 7 tiếng mỗi ngày trước màn hình, điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng tập trung của trẻ.
Sử dụng thiết bị điện tử thiếu kiểm soát cũng là nguyên nhân khiến con chểnh mảng việc học
Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy trẻ lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp khó khăn khi tập trung nghe giảng. Lý do được cho biết là không phải tất cả trẻ em đều phù hợp với phương pháp học truyền thống như đọc sách, nghe giảng và làm bài tập.
Nếu ba mẹ có con đang lười học, chán học, ba mẹ có thể xem lại phương pháp mà con đang theo học có làm con thích thú hay không? Vì có những đứa trẻ sẽ phù hợp với phương pháp nghe giảng truyền thống, nhưng có những đứa trẻ lại hứng thú với cách học qua âm thanh, hình ảnh. Một nghiên cứu của Đại học Stanford cho thấy rằng 20% trẻ em có phong cách học tập khác biệt, bao gồm học qua hình ảnh, âm thanh hoặc thực hành. Nếu phương pháp học không khớp với sở thích của trẻ, chúng dễ cảm thấy nhàm chán và không tiếp thu được hiệu quả.
Ba mẹ có bao giờ tự hỏi tại sao có những đứa trẻ tham gia nhiều lớp học thêm, hoạt động ngoại khóa mà lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, trong khi con mình chỉ học trên lớp thôi đã thấy mệt mỏi và chán nản?
Lý do là vì con thiếu động lực và không hiểu hết ý nghĩa trong việc học. Khi thấy con học kém, ba mẹ lại càng lo lắng và cố gắng cho con đi học thêm, dẫn đến một vòng luẩn quẩn không lối thoát. Ba mẹ tốn kém tiền bạc, còn con thì học mãi không vào, tinh thần ngày càng uể oải.
Để giúp con thoát khỏi tình trạng này, ba mẹ cần giúp con hiểu được giá trị và lợi ích của việc học để con có tâm thế tích cực trong học tập. Khi đó, sự yêu thích học tập sẽ đến từ chính bên trong con, thay vì cảm giác bị ép buộc từ bên ngoài. Động lực nội tại này mới chính là chìa khóa để con mở ra những cánh cửa tri thức mới mẻ trên hành trình học tập của mình.
Để hỗ trợ trẻ một cách hiệu quả, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho thấy con đang mất hứng thú với việc học. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến và cách khắc phục mà cha mẹ nên biết.
Một trong những dấu hiệu con không thích học mà ba mẹ có thể nhận ra dễ dàng là con thường xuyên không hoàn thành bài tập về nhà. Nếu ba mẹ thường xuyên nhận được thông báo từ cô giáo về việc con thiếu bài tập, hoặc về nhà con thường nấn ná, trì hoãn ngồi vào bàn học để hoàn thành bài tập về nhà thì ba mẹ nên chú ý và phát hiện kịp thời để hỗ trợ con kịp thời. Theo thống kê từ Trung tâm Nghiên cứu Học Đường Quốc Gia, có tới 45% học sinh cấp 1 và cấp 2 cho biết họ thường bỏ qua bài tập vì cảm thấy nhàm chán hoặc không hiểu bài.
Để hỗ trợ trẻ một cách hiệu quả, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho thấy con đang mất hứng thú với việc học.
Khi trẻ liên tục kêu chán khi đến trường, đó là dấu hiệu con đang cảm thấy áp lực hoặc không tìm thấy niềm vui trong việc học, dẫn đến tâm lý chống đối. Đôi khi con sẽ không nói thành lời, nhưng ba mẹ có thể quan sát thái độ của con vào vào thời điểm sáng sớm và lúc tan học để phát hiện kịp thời.
Với những trẻ chán học, buổi sáng con thường nấn ná và không hào hứng khi đến trường, còn sau mỗi tan học, ba mẹ có thể đặt cho con các câu hỏi như :”Hôm nay con đi học có vui không?”, “Hôm nay con học được gì thú vị không?”, câu trả lời của trẻ có thể giúp ba mẹ nhanh chóng nhận ra thái độ học tập của con.
Điểm số học tập là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tập trung và hứng thú của trẻ. Nếu kết quả học tập của con đột nhiên giảm sút đáng kể, đây có thể là dấu hiệu cho thấy con đang gặp vấn đề với việc học.
Ba mẹ cần lưu giữ bảng điểm của con và so sánh liên tục trong các kỳ kiểm tra để chắc chắn là con đang tập trung trong học tập, nhưng ba mẹ chỉ nên so sánh con ở các thời điểm khác nhau, tránh so sánh con với người khác, gây áp lực cho con.
Để giúp con yêu thích việc học và duy trì niềm đam mê, cha mẹ cần áp dụng một số phương pháp cụ thể. Dưới đây là những cách giúp con tập trung và hứng thú với việc học mà ba mẹ có thể tham khảo:
Khai phá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của con là bước quan trọng để giúp ba mẹ có thể lồng ghép các môn học vào các nội dung con thích/con giỏi, giúp con học vui mà vẫn nhớ lâu.
Nếu con có sở thích khám phá và chinh phục qua các trò chơi, ba mẹ có thể tận dụng điều đó bằng cách đưa kiến thức vào các trò chơi hoặc bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, giúp con cảm thấy học tập cũng là một "thử thách" thú vị để vượt qua. Chẳng hạn, với mỗi câu hỏi đúng hoặc nhiệm vụ hoàn thành, con có thể nhận được điểm số, huy hiệu, hoặc phần thưởng nhỏ.
Ngoài ra, nếu con có xu hướng học bằng hình ảnh hoặc âm thanh, ba mẹ có thể tích hợp kiến thức vào các video sinh động, sách truyện có hình minh họa, hoặc thậm chí các ứng dụng học trực tuyến. Những công cụ này sẽ giúp con tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn vì chúng phù hợp với phong cách học tập cá nhân của con.
Một trong những cách tập trung học bài mà ba mẹ có thể làm ngay cho con tại nhà là xây dựng môi trường học tập theo sở thích của con. Ba mẹ hãy dành cho con một không gian học tập yên tĩnh, với bàn học đủ rộng, giá sách gọn gàng và thiết kế góc học tập có màu sắc và hoạ tiết mà con yêu thích. Một môi trường học tập sạch sẽ, có ánh sáng tự nhiên và không gian rộng rãi sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi vào bàn học.
Ba mẹ hãy dành cho con một không gian học tập yên tĩnh, với bàn học đủ rộng, giá sách gọn gàng
Thậm chí, ba mẹ có thể cho con tự lên ý tưởng và tự tay thiết kế không gian học tập của bản thân, điều này vừa giúp con tăng tính tự giác, tự lập, vừa “gieo mầm" tính chủ động tiếp cận việc học cho con. Bên cạnh đó, định kỳ 3 tháng, ba mẹ nên cho con thay đổi góc học tập để con luôn cảm thấy mới mẻ và hào hứng mỗi khi ngồi vào bàn học.
Đặt câu hỏi là một trong những cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu, ba mẹ nên khuyến khích con đặt câu hỏi để mở rộng hiểu biết về các kiến thức mà con đã học, hoặc ba mẹ cũng nên đặt câu hỏi để kích hoạt sự tò mò và khả năng tìm tòi của con.
Cha mẹ cũng cần tạo cơ hội để trẻ liên hệ kiến thức mà con đã học với thực tế hằng ngày, ba mẹ có thể cùng con làm các hoạt động trong nhà: trồng cây, nấu ăn, dọn dẹp…từ đó, giải thích cho con các kiến thức đã được áp dụng thực tế như thế nào?
Trong trường hợp ba mẹ chưa biết giúp con liên kết kiến thức trên trường vào thực tế như thế nào, có thể cho con trải nghiệm học lập trình game, vì khi lập trình con được dùng các kiến thức Toán, Lý, Tin, Anh…vào làm các nhân vật game con yêu thích, từ đó giúp con hiểu kiến thức trong bối cảnh thực tế và nhớ lâu hơn.
Có nhiều cách tập trung học bài mà ba mẹ có thể giúp con áp dụng nhưng tôn trọng sở thích của con và hiểu rõ phong cách học tập của trẻ là một trong những yếu tố then chốt giúp việc học của con trở nên hiệu quả hơn.
Kết hợp việc học tập với sở thích sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và thoải mái hơn. Chẳng hạn, nếu con yêu thích nghệ thuật, ba mẹ có thể khuyến khích con học vẽ hoặc âm nhạc để con được thỏa sức sáng tạo. Nếu con có hứng thú với việc lắp ráp đồ chơi hoặc xây dựng mô hình, ba mẹ có thể cân nhắc cho con làm quen với các lớp học về Robotics. Robotics là môn học tích hợp các kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Khi tham gia các lớp học Robotics, trẻ sẽ được thực hành lắp ráp và điều khiển robot, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic vì các hoạt động này yêu cầu sự tính toán, phân tích và giải quyết vấn đề.
Khen ngợi và động viên con kịp thời là cách hiệu quả để khích lệ tinh thần và duy trì sự hứng thú của trẻ. Lời khen không nhất thiết phải liên quan đến kết quả mà nên tập trung vào quá trình và nỗ lực của con. Điều này giúp trẻ hiểu rằng sự cố gắng của mình được ghi nhận và đánh giá cao.
Trẻ cần được khuyến khích để xây dựng sự chủ động và học cách tự lập trong quá trình học tập. Việc này giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy độc lập và tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc giao cho con các nhiệm vụ nhỏ và để con tự tìm cách hoàn thành. Điều này không chỉ giúp trẻ tự tin hơn mà còn hình thành thói quen tự học đường dài.
Lập lịch học tập khoa học giúp trẻ quản lý thời gian hiệu quả hơn, tránh tình trạng học dồn dập hay lười biếng. Cha mẹ nên hướng dẫn con lập lịch học với các khoảng thời gian học xen kẽ các giờ nghỉ ngắn để duy trì sự tập trung. Nếu ba mẹ dạy con quản lý thời gian tốt, con có thể học ít mà vẫn giỏi và có thêm thời gian để vui chơi thoải mái.
Tạo động lực bằng phần thưởng nhỏ như một món quà yêu thích, một buổi đi chơi hoặc lời khen ngợi đơn giản sẽ khuyến khích trẻ cố gắng. Điều này giúp trẻ cảm thấy được công nhận và có động lực để tiếp tục học tập chăm chỉ hơn.
Chắc chắn không ít ba mẹ gặp trường hợp con chán học đến mức đòi bỏ bọc, vậy ba mẹ cần làm gì khi con muốn bỏ học? Việc bỏ học có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như áp lực học tập, thiếu sự tự tin hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu bài.
Trước tiên, ba mẹ hãy tạo một môi trường an toàn để con chia sẻ những khó khăn và thất bại của mình. Sau đó, ba mẹ hãy giúp con bình tĩnh, tháo gỡ từng khó khăn với các giải pháp cụ thể. Nếu con đang gặp khó khăn trong việc hiểu bài, ba mẹ có thể đề xuất cho con tham gia lớp học thêm để củng cố kiến thức. Nếu con cảm thấy mệt mỏi vì lịch học quá dày đặc, hãy thử điều chỉnh thời gian biểu và thêm vào các khoảng nghỉ ngơi.
Mọi giải pháp đưa ra cần ưu tiên đưa sức khỏe tinh thần của con về trạng thái cân bằng, ba mẹ cũng nên chấp nhận có những giai đoạn thành tích học tập của con đi xuống, nhưng đây là giai đoạn cần thiết để giúp con giải tỏa căng thẳng. Nếu cần thiết, ba mẹ hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia giáo dục hoặc tâm lý để đảm bảo trẻ nhận được sự giúp đỡ đúng lúc và hiệu quả.
Bất lực vì con học kém là điều ba mẹ dễ gặp phải trong quá trình hỗ trợ con học tập, tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên để sự căng thẳng lấn áp và quên đi những lưu ý quan trọng khi đồng hành cùng con trong quá trình học tập.
Đầu tiên, không so sánh con với người khác là điều tối quan trọng. Mỗi trẻ có khả năng, tốc độ học tập và điểm mạnh riêng. Việc so sánh con với anh chị em hoặc bạn bè không chỉ làm giảm sự tự tin của trẻ mà còn tạo ra áp lực không cần thiết. Theo nghiên cứu từ Viện Tâm lý học Quốc gia, trẻ em bị so sánh thường xuyên dễ dẫn đến cảm giác tự ti và lo âu.
Thứ hai, việc tạo áp lực quá lớn có thể phản tác dụng, khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Cha mẹ nên tạo ra một môi trường học tập khuyến khích sự tự do khám phá và học hỏi thay vì chỉ chú trọng đến kết quả. Hãy nhấn mạnh rằng thất bại là một phần của quá trình học tập và con sẽ rút ra được bài học từ đó.
Thứ ba, không nên bỏ qua cảm xúc của con khi con gặp khó khăn. Cảm xúc tiêu cực như lo lắng, căng thẳng hoặc nản chí là những dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ đang cần sự hỗ trợ. Khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu và tôn trọng, trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ và hợp tác hơn. Cha mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với con, đặt câu hỏi như: “Con cảm thấy thế nào về bài kiểm tra này?” hoặc “Điều gì làm con thấy khó khăn nhất?” để giúp con mở lòng.
Thứ tư, la mắng hay trừng phạt con một cách vô lý sẽ không giúp con học tốt hơn, mà ngược lại, có thể làm tổn thương tâm lý và khiến trẻ sợ hãi, né tránh việc học. Thay vì trừng phạt, khi con mắc lỗi hoặc điểm số không tốt, hãy thảo luận với con về lý do và đưa ra các giải pháp khắc phục thay vì chỉ trích. Việc này giúp trẻ cảm thấy rằng cha mẹ luôn ủng hộ và sẽ đồng hành cùng con vượt qua thử thách.
Thứ năm, tăng cường các hoạt động trải nghiệm giúp con cân bằng phát triển não trái và não phải. Ba mẹ nên tránh việc chỉ bắt con học qua sách vở hay bài tập truyền thống mà nên cho con cơ hội trải nghiệm đa dạng, từ các hoạt động thể chất đến nghệ thuật và khoa học. Khi con được kích thích đồng đều cả não trái (phần não thiên về logic, ngôn ngữ, và phân tích) và não phải (phần não thiên về sáng tạo, hình ảnh, và cảm xúc), khả năng học hỏi của con sẽ toàn diện hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà MindX gợi ý nhằm giúp ba mẹ giải quyết vấn đề con không thích học. Để giúp con hứng thú học tập trở lại, kiên nhẫn và yêu thương là yếu tố quan trọng nhất mà cha mẹ cần duy trì. Sự thấu hiểu và hỗ trợ từ gia đình sẽ tạo nên nền tảng vững chắc để trẻ vượt qua những khó khăn trong học tập. Ba mẹ cần giúp con cân bằng niềm vui và học tập để giữ động lực học tập cho con.
Ba mẹ có thể tham khảo các khoá học theo thế mạnh của con như: