post
Tin tức
86

Chuyên ngành công nghệ thông tin - Triển vọng nghề nghiệp cực lớn

Tổng quan về ngành công nghệ thông tin 

Công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của các trường đại học. Nó được xem là ngành mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hoá ngày nay. 

Công nghệ thông tin hay IT, có tên tiếng Anh là Information Technology. Là ngành khoa học kỹ thuật sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính, mạng lưới internet để lưu trữ, bảo vệ xử lý trao đổi, thu thập và sử dụng thông tin. Ngành công nghệ thông tin sử dụng kỹ thuật máy tính và viễn thông để khai thác các nguồn tài nguyên thông tin giúp vận hành các hệ thống, dây chuyền sản xuất, kết nối với khách hàng trong các quá trình kinh doanh,...

CNTT được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hoá ngày nay. 

Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành, hướng đi nào cho sinh viên ngành lập trình? 

Công nghệ thông tin là một ngành rộng lớn và có tính ứng dụng cao. Các bạn có rất nhiều con đường để lựa trong lĩnh vực này, hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn ra còn đường phù hợp. Hiện tại ở Việt Nam có 7 chuyên ngành cơ bản sau đây. 

Chuyên ngành khoa học máy tính

Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua khoa học máy tính, bạn có thể xây dựng các phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học,...

Khoa học máy tính là chìa khoá để bứt phá trong cách mạng 4.0, chuyển đổi số, đô thị thông minh bền vững trên thế giới và ở Việt Nam. Khoa học máy tính bao gồm các nhánh nhỏ như trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu và các hệ thống dữ liệu lớn phục vụ mọi mặt của kinh tế - xã hội. 

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm ngành Khoa học máy tính 

Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, nhu cầu nhân lực về Khoa học máy tính, công nghệ thông tin tăng gấp 4 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại. 98% kỹ sư khoa học máy tính có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 - 15 triệu/tháng. Những chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể nhận mức lương lên tới 162.000 USD (khoảng 3,7 tỷ đồng) mỗi năm, tương đương 13.500 USD (khoảng 312 triệu đồng) mỗi tháng. 

Một kỹ sư khoa học máy tính ra trường có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc như sau:

  • Đối với các chuyên ngành công nghệ tri thức và máy học: lập trình viên tại các doanh nghiệp về CNTT, chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ tri thức,cán bộ nghiên cứu khoa học ở các trường, viện, trung tâm,...
  • Đối với chuyên ngành thị giác máy tính và đa phương tiện: Lập trình đồ họa game, chuyên viên xử lý ảnh và video, cán bộ ở các trường và các trung tâm nghiên cứu,...
  • Đối với chuyên ngành xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên như: trợ lý ảo, từ điển, dịch tự động,... 

Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính

Cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu học khoa học máy tính 

Khoa học máy tính là một ngành khó, trước khi theo học bạn cần chuẩn bị sẵn sàng một số điều sau đây:

  • Chuẩn bị tâm lý: Chuẩn bị tâm lý vững vàng giúp bạn vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập, vì khoa học máy được đánh giá là một ngành học khó. Đây là ngành đào thải nhanh và bạn phải không ngừng cố gắng để có thể tồn tại lâu trong ngành.
  • Chuẩn bị kiến thức toán học: Hầu hết tất cả những môn học trong chương hình học đều có môn toán, vậy nên trang bị cho mình kiến thức toán học cũng là một trong những điều quan trọng cần thiết khi theo học khoa học máy tính. 
  • Trau dồi kỹ năng ngoại ngữ: Phần lớn các tài liệu môn học sẽ được viết bằng tiếng Anh. Chính vì vậy việc đầu tư trau dồi khả năng ngoại ngữ là một trong những việc làm quan trọng bạn cần làm khi học ngành khoa học máy tính. Không chỉ vậy, ngoại ngữ cơ hội việc làm của bạn cũng trở nên rộng mở hơn. 

Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là ngành nghiên cứu những nguyên lý của mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu. Đồng thời ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu cũng cung cấp cho bạn những kỹ năng tiên tiến trong việc phát triển ứng dụng trên các hệ thống máy tính nối mạng từ trung đến cao cấp. 

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Sinh viên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có thể ứng tuyển nhiều vị trí khác nhau như kỹ sư mạng máy tính, an ninh mạng, nhân viên quản trị mạng, nhân viên IT, chuyên viên phân tích dữ liệu,... Làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, công ty tư vấn và cung cấp giải pháp mạng,...

Cơ hội để nâng cao thu nhập của ngành cũng cực kỳ rộng mở, bạn có thể đạt đến con số không ngờ. Cụ thể, những tân kỹ sư mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có thể đạt đến ngưỡng thu nhập như sau:

  • Kỹ sư mạng máy tính: Mức lương trung bình từ 9-16 triệu/tháng.
  • Kỹ sư an ninh mạng: Mức lương trung bình từ 14-19 triệu/tháng với 1-3 năm kinh nghiệm. Nếu trên 5 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình  thường ở khoảng 22-32 triệu/tháng.
  • Nhân viên quản trị mạng: Ở vai trò nhân viên, bạn có thể kiếm được từ 7-11 triệu/tháng với 0-3 năm kinh nghiệm và có thể tăng lên đến con số 15 triệu. Với vai trò là chuyên viên thì mức lương sẽ là 10-15 triệu, có thể cao hơn khoảng 25-18 triệu/tháng.
  • Nhân viên IT: Mức lương trung bình từ 9-12 triệu/ tháng, cao hơn khoảng 19-33 triệu/ tháng.
  • Kỹ sư hệ thống: Lương cho vị trí này khá cao, trung bình từ 11-18 triệu/tháng, cao nhất khoảng 28-33 triệu/ tháng.
  • Lập trình viên: Lương trong khoảng 9-16 triệu/ tháng, tăng dần lên mức 43 triệu/ tháng khi có năng lực và kinh nghiệm.

Lưu ý rằng mức lương trên chỉ ở mức tham khảo. Với sự bùng nổ của mạng internet, công nghệ hiện nay thì mạng máy tính và truyền thông dữ liệu thực sự là ngành học tiềm năng, có thu nhập hấp dẫn hơn rất nhiều.

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là ngành nghiên cứu những nguyên lý của mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu

Cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu học mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Để theo học mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết cũng như rèn luyện một số tố chất quan trọng sau đây:

  • Có niềm đam mê với công nghệ và phần mềm
  • Có trí thông minh và khả năng sáng tạo
  • Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt
  • Chính xác và thận trọng trong công việc
  • Ham học hỏi và cập nhập kiến thức mới
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt là lợi thế
  • Có khả năng làm việc nhóm

Chuyên ngành công nghệ phần mềm 

Công nghệ phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính. Cụ thể, ngành học này tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống. Ngành tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng đời sống con người. 

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm ngành công nghệ phần mềm                    

Trong thời kỳ chạy đua công nghệ như hiện nay, ngành Công nghệ phần mềm đang là một trong những ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi tính thực tế cao của ngành. Các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội việc làm rất lớn với mức thu nhập đáng kể. Một số vị trí mà các bạn có thể sẽ làm trong tương lai đó là:

  • Lập trình viên: Đây là nghề phổ biến nhất khi theo học ngành công nghệ. Bạn có thể học nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như NET, Java, Kolin, PHP, Ruby… Cũng có nhiều vị trí khác nhau như Frond-end, back-end,…
  • UX designer: Làm UX designer bạn sẽ hiểu được những thứ người dùng sử dụng. Bạn sẽ phải mô tả phần mềm (những thành phần nào tham gia, tiếp cận ra sao). Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải mô tả về giao diện, màn hình…
  • Kỹ sư thiết kế phần mềm: Công việc này đòi hỏi bạn phải hiểu biết chuyên sâu về lập trình.
  • Business Analysis: Đây là vị trí trung tâm cầu nối giữa sale, marketing, CEO… với các kỹ thuật viên. Họ cần phải hiểu được hai ngôn ngữ: kỹ thuật – phi kỹ thuật. Bởi họ cần làm việc với cả rất nhiều bộ phận khác nhau.
  • Các vị trí khác: Một số vị trí khác mà bạn có thể làm như: Quản lý dự án, tester, làm tin học ứng dụng, quản trị hệ thống, kỹ sư dữ liệu, product manager…

Theo thống kê từ TopDev (một trang tuyển dụng uy tín về công nghệ phần mềm) cho thấy thị trường lao động ngành công nghệ phần mềm tại Việt Nam hiện tại cần tới 500.000 lao động trong khi đó số lượng đáp ứng mới chỉ đạt được một nửa. Nhân lực Việt Nam đang thiếu cả về chất lẫn lượng trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng tăng cao.

Sự phát triển của công nghệ hiện đại mang đến những sứ mạnh phát triển đến các lĩnh vực nghề nghiệp. Mức lương cho ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam bỏ xa các ngành khác một cách ấn tượng. Jobstreet - một trong những web tuyển dụng trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam đã công bố thông tin cơ bản nhất của các ngành nghề tại Việt Nam. Trong đó, công nghệ phần mềm có mức lương trung bình là 20,2 triệu đồng/tháng. thuộc top 3 ngành có mức lương cao nhất. 

Trở thành một kỹ sư công nghệ phần mềm bạn sẽ được trải nghiệm môi trường làm việc đa nhiệm 

Cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu học công nghệ phần mềm 

Để tồn tại lâu trong ngành, bạn cần phải có những tố chất sau đây:

  • Đam mê với công nghệ: Đam mê là yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với khả năng thích ứng , bạn sẽ vượt qua áp lực căng thẳng của công việc. Nếu không có niềm đam mê với nó, bạn có thể ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại khi đầu tư hàng tháng trời để tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề.
  • Rèn luyện, đam mê sáng tạo: Có một thực tế là người thông minh và có sự sáng tạo sẽ dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là với ngành công nghệ phần mềm. Bởi lẽ, nghề này luôn đòi hỏi tư duy phân tích cao, khả năng tối ưu hóa các giải pháp nhằm mục đích tiết kiệm chi phí, thời gian và đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc: Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc trong công nghệ, trong đó có khoa học máy tính. Khi xây dựng một ứng dụng hoặc phần mềm, chỉ một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.
  • Giỏi tiếng Anh là một lợi thế: Là hệ thống mang tính chất toàn cầu, muốn trở thành một người làm công nghệ phần mềm giỏi, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc. Bạn cần sử dụng tiếng Anh để đọc các thông tin, số lượng và từ ngữ chuyên môn và hiểu một cách chính xác. 

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính

Ngành kỹ thuật máy tính là một ngành khá đặc biệt trong nhóm ngành công nghệ thông tin, nó là ngành học kết hợp kiến thức cả hai lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin. 

Kỹ thuật máy tính là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. 

Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị - điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.

Ngành Kỹ thuật máy tính đào tạo cho sinh viên kiến thức cơ bản về toán, lý, điện tử số, thuật toán, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kết hợp với kiến thức chuyên ngành về hạ tầng, các cơ chế kết nối, điều khiển, vận hành, an toàn thông tin của hệ thống máy tính và mạng truyền thông dữ liệu. 

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật máy tính có đủ năng lực phát hiện và giải quyết bài toán xây dựng, triển khai phần cứng và phần mềm của các hệ thống tính toán ở các quy mô khác nhau.

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính thuộc top những ngành có nhu cầu nhân lực và mức lương cao nhất Việt Nam. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành kỹ thuật máy tính, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng những công việc tại những vị trí sau:

  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot tự động…
  • Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Linux, Windows Phone, RTOS…
  • Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính: Thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.

Kỹ sư máy tính có nhiệm vụ thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.

Cần chuẩn bị gì trước khi theo học kỹ thuật máy tính

Để có thể theo học cũng như phát triển trong ngành kỹ thuật máy tính, bạn cần có một số tố chất sau đây:

  • Có đam mê với công nghệ, phần mềm đặc biệt là máy tính
  • Có tư duy logic và khả năng sáng tạo 
  • Thận trọng trong công việc, có khả năng chịu áp lực cao
  • Biết thêm tiếng Anh là một lợi thế 

Chuyên ngành kỹ thuật mạng 

Kỹ thuật mạng là ngành học thuộc mảng nhỏ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngành học này đào tạo ra những chuyên viên kỹ thuật mạng có nhiệm vụ quản lý các cơ sở hạ tầng mạng của doanh nghiệp cũng như xử lý các vấn đề về mạng. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm làm cho các mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) có thể hoạt động xuyên suốt nhằm đảm bảo nhân viên trong doanh nghiệp có thể truy cập Internet trong khi làm việc.

Sinh viên theo học ngành kỹ thuật mạng sẽ được cung cấp vốn kiến thức từ A đến Z về thiết kế và xây dựng hệ thống bảo mật tốt cho các doanh nghiệp và tổ chức. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo khả năng lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì máy tính giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tự thiết kế và phát triển hệ thống mạng từ quy mô nhỏ đến lớn.

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm ngành kỹ thuật mạng 

Cũng giống như các chuyên ngành khác trong hệ thống CNTT, ngành kỹ thuật mạng đưa ra vô số cơ hội việc làm lý tưởng cho các bạn trẻ mới ra trường như:

  • Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống máy tính: thiết kế, quy hoạch, khai thác hệ thống thông tin và ứng dụng.
  • Chuyên viên an ninh mạng: chuyên trách về bảo mật an ninh mạng.
  • Chuyên viên pentest hệ thống công nghệ thông tin.
  • Kỹ thuật viên dịch vụ khách hàng: hỗ trợ lắp đặt dây cáp và máy móc thiết bị trong các dự án hệ thống mạng như mạng LAN, WAN.
  • Nhân viên trực và hỗ trợ người dùng máy tính: giúp đỡ bất cứ khách hàng nào gặp sự cố về máy móc và kỹ thuật.
  • Chuyên viên tư vấn & thiết kế các hệ thống mạng và hệ thống an toàn thông tin.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên: làm việc và giảng dạy tại các trường đào tạo công nghệ thông tin, trung cấp nghề,…

Theo khảo sát tại một số doanh nghiệp thì mức lương trung bình của vị trí kỹ sư mạng là từ 8-23 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực, kinh nghiệm của từng ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Cơ hội thăng tiến trong ngành này cũng khá rộng mở.

Cụ thể là chỉ cần tích lũy kinh nghiệm, năng lực từ 3-5 năm tại công ty từ vị trí nhân viên kỹ sư mạng sau thời gian phấn đấu bạn có thể lên vị trí trưởng nhóm và cao hơn nữa. Cùng với đó thì mức lương của bạn sở hữu sẽ lên đến 25 triệu đồng/tháng hoặc hơn. Nhân viên làm lâu trong nghề sẽ được công thêm khoản tiền thâm niên để khích lệ và giữ chân người lao động.

Ngành kỹ thuật mạng đưa ra vô số cơ hội việc làm lý tưởng cho các bạn trẻ với hàng loạt vị trí làm việc phù hợp

Cần chuẩn bị gì trước khi học ngành kỹ thuật mạng

Ngoài những nhân tố đã nhắc đến ở trên như khả năng tiếng Anh, tư duy logic, khả năng sáng tạo,... thì một kỹ sư mạng tương lai cần trang bị thêm những kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng phân tích: Đây là kỹ năng cần thiết để đánh giá các vấn đề xảy ra đối với hệ thống mạnh. Từ những phân tích này để có giải pháp thay đổi điều chỉnh cho phù hợp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Nhiều người nghĩ kỹ sư mạng là công việc khô khan không cần giao tiếp nhiều nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Các kỹ sư thường xuyên phải trao đổi với đội ngũ IT để tìm ra nguyên nhân và giải pháp đảm bảo cho công việc diễn ra thuận lợi.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Việc hệ thống mạng gặp sự cố, ngừng hoạt động là điều khó tránh khỏi. Lúc này đội ngũ kỹ sư mạng cần đưa ra phương án khắc phục nhanh nhất để tránh ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng làm việc đa nhiệm: Một kỹ sư mạng sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc đa nhiệm rất cần thiết khi bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc này.

Rèn luyện kỹ năng làm việc đa nhiệm để thích ứng với nghề

Chuyên ngành hệ thống quản lý thông tin

Nhiều người khi nhắc đến công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào thường bỏ sót hệ thống quản lý thông tin (MIS). Không thuộc nhóm quản trị kinh doanh, hệ thống quản lý thông tin là chuyên ngành công nghệ thông tin đặc thù được áp dụng trực tiếp vào quá trình kinh doanh, gắn liền với các ngành kinh tế. MIS là công việc tổng hợp các dữ liệu thông tin theo nhu cầu của con người, của doanh nghiệp như quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh.

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm ngành hệ thống thông tin quản lý

Với các thông tin điều được mã hóa và lưu trữ trên máy tính trong kỉ nguyên số ngày nay, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành hệ thống thông tin quản lý là rất lớn để đảm nhiệm công việc quản trị thông tin. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các chức vụ như chuyên viên, quản lý hệ thống thông tin kinh tế, quản trị về kinh doanh và thông tin của công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cụ thể là các vị trí sau đây:

  • Chuyên viên phân tích và tích hợp hệ thống thông tin: Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu các thông tin liên quan đến hệ thống trong doanh nghiệp, tổ chức.
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst): Đi sâu vào từng vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, và phân tích chính xác điểm mạnh yếu nghiệp vụ, cuối cùng đưa ra giải pháp hiệu quả.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst), nhà khoa học dữ liệu (Data scientist), kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): Làm việc với dữ liệu kinh doanh và dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho nhu cầu của công ty, doanh nghiệp.
  • Chuyên viên đào tạo: Lên các kế hoạch đào tạo về chuyên môn hệ thống thông tin cho tổ chức, đoàn thể. Đồng thời, triển khai phần mềm phục vụ lợi ích cho lãnh đạo, quản lý.
  • Chuyên viên tư vấn ERP: Tư vấn, thiết kế các dự án hệ thống thông tin, dự án hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử.
  • Chuyên viên Digital Marketing: Việc am hiểu công nghệ và kinh tế, hệ thống thông tin marketing là một thuận lợi lớn cho những bạn xuất thân từ ngành này.
  • Kiểm toán viên: Kiểm toán hệ thống thông tin trong các công ty kiểm toán.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Tiến hành triển khai các phương án quản lý, bảo vệ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty. Ví dụ như: Quản lý cơ sở dữ liệu nội bộ về kiểm tra, đánh giá, tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng,..theo yêu cầu của lãnh đạo.
  • Giảng viên cho một số học phần thuộc ngành hệ thống thông tin, công nghệ thông, khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng.

Hệ thống thông tin quản lý tổng hợp các dữ liệu thông tin theo nhu cầu của con người, của doanh nghiệp như quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh

Cần chuẩn bị gì trước khi theo ngành hệ thống thông tin quản lý 

Để theo đuổi ngành hệ thống thông tin quản lý, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng những hành trang sau đây: 

  • Kỹ năng giao tiếp và khả năng truyền đạt thông tin nên được trau dồi ngay từ khi ngồi ở giảng đường đại học
  • Cập nhật xu hướng công nghệ và kinh doanh
  • Làm quen và hiểu về cơ sở dữ liệu, thiết kế database, các phần mềm xử lý và báo cáo thông dụng
  • Tìm hiểu chung và luyện cách nắm bắt hoạt động quản lý các nghiệp vụ kinh doanh, thương mại, tài chính cũng như quy trình hoạt động của một doanh nghiệp.
  • Rèn luyện óc quan sát, tính cẩn trọng và tư duy phản biện, phân tích và giải quyết vấn đề hợp lý

Chuyên ngành robot và trí tuệ nhân tạo 

Robot và trí tuệ nhân tạo là ngành mới, kết hợp giữa kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra các robot, máy móc và hệ thống tự động hóa sản xuất thông minh. Đây là ngành đào tạo liên ngành điện-điện tử, cơ khí-tự động hóa và công nghệ thông tin.

Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm ngành robot và trí tuệ nhân tạo 

Trước tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam khiến nhiều bạn trẻ rơi vào lo lắng, phân vân khi chọn ngành nghề. Đây cũng là tâm lý dễ hiểu nhất là đối với ngành học trí tuệ nhân tạo AI yêu cầu đầu tư cả về chất lẫn thời gian. Ở Việt Nam, có thể khẳng định nguồn nhân lực IT nói chung và lập trình viên AI nói riêng đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Do đó, ngành học trí tuệ nhân tạo có cơ hội việc làm cực kỳ lớn. Theo đó thì mức thu nhập của những kỹ sư trong ngành này cũng thuộc hàng “Top". 

Trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như vận tải, sản xuất, y tế, giáo dục, truyền thông, các ngành dịch vụ,… Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường rất đa dạng, cụ thể:

  • Kỹ sư phần mềm: Kỹ sư phần mềm tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển tổng thể các chương trình hoặc hệ thống kỹ thuật số. Trong phạm vi của AI, Kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm phát triển chức năng kỹ thuật của các sản phẩm sử dụng machine learning (học máy) để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
  • Trải nghiệm người dùng: Các chuyên gia trải nghiệm người dùng chịu trách nhiệm tìm hiểu cách con người sử dụng thiết bị và làm thế nào các nhà khoa học máy tính có thể áp dụng hiểu biết đó vào việc sản xuất phần mềm tiên tiến hơn. Về AI, trách nhiệm của bạn có thể bao gồm việc hiểu cách con người tương tác với các công cụ này để phát triển chức năng phù hợp hơn với nhu cầu của con người.
  • Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo: Trách nhiệm của nhà nghiên cứu khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào chuyên môn hoặc vai trò cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu có thể phụ trách việc cải tiến hệ thống dữ liệu liên quan đến AI. Những người khác có thể giám sát sự phát triển phần mềm mới để khám phá ra tiềm năng mới trong lĩnh vực này.

Trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như vận tải, sản xuất, y tế, giáo dục, truyền thông, các ngành dịch vụ

Cần chuẩn bị gì trước khi học ngành robot và trí tuệ nhân tạo 

Để theo đuổi ngành robot và trí tuệ nhân tạo, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng những tố chất sau đây: 

  • Không ngừng tò mò và yêu thích sự sáng tạo: Việc "nuôi dưỡng" trí tò mò với mọi điều trong cuộc sống, không ngừng đặt câu hỏi sẽ giúp bạn nhận diện và thấu hiểu những vấn đề trừu tượng. Đồng thời, bạn cần có khả năng diễn giải vấn đề, tìm ra cách tiếp cận mới để đưa ra giải pháp trong ngành trí tuệ nhân tạo
  • Khả năng hiểu sâu dữ liệu: Đối với những người làm việc trong ngành trí tuệ nhân tạo, việc tìm ra câu trả lời đúng rất quan trọng, nhưng việc đặt câu hỏi đúng cũng quan trọng không kém. Từ dữ liệu thu thập, bạn cần đào sâu để hiểu được ý nghĩa thực sự của chúng và tìm ra những câu hỏi hữu ích cho quá trình nghiên cứu sau này.
  • Khả năng học hỏi nhanh: Với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực AI, khả năng học hỏi, nắm bắt kiến thức mới là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng giúp bạn thành công trong lĩnh vực này. Ngay cả những nhà nghiên cứu và kỹ sư có kinh nghiệm cũng phải liên tục nâng cao kỹ năng của mình để bắt kịp công nghệ mới. Chính vì vậy, ngoài việc có niềm đam mê với lĩnh vực AI, khả năng học hỏi nhanh và sẵn sàng thay đổi sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng

Trường công nghệ Mindx - đường tới tương lai gần hơn

Công nghệ thông tin là một ngành rất rộng và mang tính ứng dụng cao, công việc cũng rất đa dạng và phù hợp với thời đại số như hiện nay. Chính vì vậy đây cũng là ngành đào thải nhanh, nếu bạn không cố gắng và có năng lực không tốt thì sẽ rất khó tồn tại lâu trong ngành. 

Trước khi bước vào cánh cổng trường đại học, hãy trang bị cho mình một nền tảng kiến thức thật tốt để có thể đánh bại các đối thủ khác. Việc tìm một trung tâm hoặc một trường công nghệ chuyên đào tạo các kỹ năng cần thiết về công nghệ thông tin để trau dồi thêm kiến thức là rất cần thiết. Trường công nghệ MindX lúc này không còn là cái tên lạ lẫm trong giới lập trình, MindX nổi tiếng với những khóa học lập trình từ căn bản đến nâng cao dành cho mọi lứa tuổi. 

Lộ trình Kids

Lộ trình dành cho lứa tuổi từ 9 tuổi đến 15 tuổi. Học viên ​​được học qua các chương trình như: 

  • Học lập trình Scratch (8-10 tuổi); 
  • Học lập trình Game (10-12 tuổi); 
  • Học lập trình App Mobile (12-14 tuổi); 
  • Học lập trình website (14-17 tuổi)

Sau khóa học, MindX cam kết:

  • 100% học viên hoàn thiện được sản phẩm từ chính ý tưởng của các mình chỉ sau 3 buổi học.
  • 100% học viên hình thành thói quen sử dụng thiết bị công nghệ tích cực.
  • 100% học viên được học tập, rèn luyện, phát triển tư duy logic và những kỹ năng mềm quan trọng như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và phản biện,.. Từ đó, xây dựng tiền đề quan trọng để trẻ có thể tự tin sinh sống và làm việc tại bất kỳ đâu trên Thế giới.

Lộ trình Teens 

Lộ trình lập trình web và nâng cao kiến thức căn bản về khoa học máy tính dành cho lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi. 

Kết thúc khóa học, MindX cam kết 100% học viên sẽ hiểu sâu về bản chất kiến thức công nghệ và lập trình, nghiên cứu sâu hơn về khoa học máy tính.Từ đó chuẩn bị trước các kiến thức cho việc học trên trường đại học và đi thực tập sớm từ năm 1, 2 đại học

Học sinh có thể tự tay lên ý tưởng, thiết kế các sản phẩm của riêng và dùng nó làm sản phẩm để điền vào hồ sơ học bổng và du học.

Đặc biệt: MINDX CAM KẾT VIỆC LÀM lập trình viên sau khi tốt nghiệp với mức lương >500$ sau khi hoàn tất lộ trình dài hạn

Lộ trình 18+ 

Lộ trình dành cho người đã đi làm, MindX cam kết 100% học viên có việc làm sau tốt nghiệp với mức lương khủng từ 400 đến 500 đô trong nước và 5000 đô tại nước ngoài. Bên cạnh đó, học viên được tham dự các hoạt động Hackathon, cuộc thi,... để củng cố kiến thức và kinh nghiệm. 

Trường công nghệ Mindx - đường tới tương lai gần hơn

Trên đây là chi tiết mô tả 7 chuyên ngành công nghệ thông tin với cơ hội việc làm và mức lương tương ứng tại Việt Nam. Mong rằng những thông tin về ngành công nghệ thông tin mà MindX cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm và lựa chọn được đúng con đường nghề nghiệp tương lai. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về ngành và muốn đăng ký khoá học tại MindX, hãy liên lạc với chúng tôi ngay để được giải đáp và tư vấn nhiệt tình. 

*Đăng ký tham dự Workshop: Định hướng nghề CNTT tại Việt Nam cho con - “Hiểu đúng nghề - Chọn trúng ngành”:  http://ldp.to/dinh_huong_hoc_CNTT_tai_VN

Thông tin chi tiết về sự kiện:  

https://mindx.edu.vn/blog/workshop-dinh-huong-nghe-cntt-tai-viet-nam-cho-con-hieu-dung-nghe-chon-trung-nganh 

Thời gian: 9 - 11h ngày 27/11/2022

Hình thức: Online trên nền tảng Zoom

Đối tượng: Phụ huynh học sinh của MindX, đang quan tâm tới việc định hướng cho con học ở VN

Link đăng ký sự kiện: http://ldp.to/dinh_huong_hoc_CNTT_tai_VN

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ