post
Tin tức
698

Con đường học CNTT tại Việt Nam: Chuyện chọn trường, chọn ngành,... hướng đi nào tốt nhất cho con?

I. Tổng quan về chọn trường, chọn ngành:

Có 3 lựa chọn chính:

- Học Đại học tại VN

- Du học (sẽ có event riêng vào ngày 06/11)

- Không học Đại học/Cao đẳng (đi làm luôn)

Để khi 18 tuổi con có thể biết mình muốn gì và tự quyết định tương lai, trước hết gia đình và nhà trường (MindX) cần phối hợp định hướng cho con càng sớm càng tốt. Khi đó, con sẽ có nhiều thời gian để trải nghiệm, tìm hiểu và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Bố mẹ cũng sẽ có khoảng thời gian đồng hành cùng con lâu hơn và sau khoảng 3 - 5 năm con hoàn toàn đủ khả năng đứng vững trên lập trường của mình. 

1. Học CNTT tại Việt Nam

Các loại trường:

- Trường công lập chuyên về CNTT (Bách khoa, CNTT, KHT...) 

- Trường công lập có khoa CNTT (Thủy lợi, Mở, KTQD…)

- Trường tư thục (PFT, Thăng Long, RMIT…)

- Trường định hướng quốc tế/ liên kết quốc tế (Việt Pháp, VinUni...)

- Trường về kinh doanh - kinh tế hoặc các ngành khác

Cách phân tích chọn trường Đại học:

- Yêu cầu đầu vào (năng lực)

- Các khoa ngành (định hướng)

- Đặc điểm đào tạo 

- Các môn đại cương

- Các môn nền tảng chuyên ngành

- Các môn chuyên ngành - tính nghiên cứu

- Các môn chuyên ngành - tính thực tế thị trường

- Ngoại ngữ

- Kỳ thực tập

- Độ khó

- Môi trường học tập (tính cách)

- Học phí - hỗ trợ tài chính từ trường (tài chính gia đình)

- Địa điểm học tập (nguyện vọng, độ tự lập)

Phân tích cách chọn trường Đại học - 1

Phân tích cách chọn trường Đại học - 2

Phân tích cách chọn trường Đại học - 3

Trường dạy học CNTT chất lượng tại HN - 1

Trường đào tạo CNTT chất lượng tại HN - 2

Trường đào tạo CNTT chất lượng tại HN - 3

Trường đào tạo CNTT chất lượng tại HN - 4

Trường đào tạo CNTT chất lượng tại HCM - 1

Trường đào tạo CNTT chất lượng tại HCM - 2

Trường đào tạo CNTT chất lượng tại HCM - 3

Trường đào tạo CNTT chất lượng tại HCM - 4

 

Trường tư thục, quốc tế đào tạo CNTT - 1

Trường tư thục, quốc tế đào tạo CNTT - 2

Trường tư thục, quốc tế đào tạo CNTT - 3

Trường tư thục, quốc tế đào tạo CNTT - 4

Các ngành đào tạo CNTT:

Kỹ thuật phần mềm/ Công nghệ phần mềm: Học cách lập trình ra các phần mềm: web/ mobile/ app PC. Là chuyên ngành chính và phổ biến nhất nếu muốn trở thành lập trình viên

Khoa học máy tính: Tương tự ở trên, tuy nhiên có 1 vài điểm khác nhau nhỏ về vài môn học như thông thường sẽ có thêm 1 vài môn chuyên ngành đi sâu về bản chất của máy tính như Deep learning, Máy học, Khoa học dữ liệu, Khai phá dữ liệu lớn, Phân tích và thiết kế thuật toán (theo hướng nghiên cứu và khó hơn)

An toàn thông tin: Đảm bảo độ bảo mật của dữ liệu các hệ thống, tránh hacker, lộ thông tin. Học sinh tốt nghiệp làm tại các công ty chuyên về bảo mật hoặc phòng bảo mật của các công ty như BKAV, Viettel, FPT

Kỹ thuật máy tính: Lập trình cho hệ thống nhúng và robot (vi xử lý, vi điều khiển, thiết kế vi mạch, v.v...). Học sinh ra làm cho các công ty, tập đoàn chuyên về robot/ phần cứng như Samsung, Viettel

Chương trình học thông thường:

2 - 2,5 năm đầu: học các môn căn bản về CNTT như Công nghệ phần mềm, Lập trình web, lập trình python

1,5 năm sau: học các môn chuyên ngành tùy vào ngành mình học ( khoảng 8-10 môn tùy trường) và thực tập

=> Học sinh nếu không thích vẫn có thể chuyển hướng sang các nhánh khác do đã có căn bản, chỉ cần tự học thêm 

Nhìn chung: 

Trường công: mạnh về nghiên cứu (nền tảng), chưa sử dụng các công nghệ mới nhiều, có các kỳ thực tập muộn.

Trường tư: thường học chương trình chuyên ngành sớm hơn, tính nghiên cứu hạn chế hơn nhưng có tính ứng dụng cao hơn. 

Trường quốc tế: VinUni mạnh cả về nghiên cứu và ứng dụng, Việt Pháp thiên về nghiên cứu hơn, các trường hỗ trợ thực tập sớm. 

2. Không học Đại học:

Với bối cảnh hiện nay, học Đại học không phải là con đường duy nhất. Có một thực tế là bằng cấp không phải là thứ quyết định sự thành công của một người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Cơ hội việc làm luôn có khi không học Đại học, khi ứng tuyển việc làm, nhà tuyển dụng sẽ không quá quan tâm đến bằng cấp mà sẽ tập trung vào các kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, các dự án mà con đã làm được, công nghệ con sử dụng là gì, có phù hợp với công ty hay không… 

VD: hiện tại Google có 25% nhân viên không có bằng Đại học. Các công ty như Facebook, Apple… thì bằng Đại học không phải là tiêu chí bắt buộc khi tuyển dụng. Rất nhiều nhân viên của các công ty lớn chỉ học các khóa học ngắn hạn hoặc tự học để đủ khả năng ứng tuyển vào các vị trí.

Tại MindX có chương trình học cho các bạn sinh viên và người đi làm và có chương trình cam kết sau khi học xong, các bạn sẽ được kết nối và có việc làm 100%. Trong đó hơn 50% học viên của chương trình này không phải là sinh viên CNTT, chuyển từ các ngành khác sang   hoặc thậm chí không học Đại học.

Tuy nhiên xin nhấn mạnh, MindX không cổ súy cho việc không học Đại học hoặc bỏ học giữa chừng. Nếu các bạn học Đại học và có bằng (bằng giỏi, xuất sắc…), cộng thêm kỹ năng, kinh nghiệm thực tế sẽ là lợi thế lớn, và trong khoảng thời gian học Đại học, con sẽ có thời gian tích lũy trải nghiệm cuộc sống... nhưng đây không phải là yếu tố tiên quyết để các bạn có cơ hội tốt nhất, đặc biệt với lĩnh vực công nghệ thay đổi liên tục, bằng cấp sẽ bị giảm giá trị khi những kiến thức đã được học trên ghế giảng đường sẽ lạc hậu rất nhanh, vì vậy tùy vào khả năng, tính cách và hoàn cảnh gia đình, các bạn có thể có lựa chọn cho riêng mình như việc học Đại học hay học các khóa ngắn hạn, tự học…   

Một số gương mặt học viên tiêu biểu tại MindX: 

Học viên tiêu biểu tại MindX

Tổng kết lại, điều quan trọng không phải là có nên học Đại học hay không mà là kỹ năng con có như thế nào. Nếu một bạn học sinh đã được học lập trình từ lớp 7, lớp 8 thì khi 18 tuổi đã có 5 - 6 năm kinh nghiệm trong ngành CNTT thì khi đó, quyết định học Đại học hay không tùy thuộc vào mong muốn của con, về thực tế, kỹ năng của con hoàn toàn có thể không cần học Đại học. Còn với các bạn đến năm 18 tuổi mới bắt đầu tìm kiếm sở thích, đam mê, không biết gì về lập trình thì các bạn sẽ có ít lựa chọn hơn và Đại học sẽ là phương án đáng để cân nhắc nhất. Vì vậy việc định hướng, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm từ sớm là rất quan trọng, để đến thời điểm quyết định, các em sẽ có hàng loạt lựa chọn cho mình. 

II. Chuẩn bị lựa chọn con đường học tập nào từ cấp 2, cấp 3?

Tích lũy kinh nghiệm càng sớm càng tốt:

Cho con học sớm, dành thời gian đi làm thêm, tham gia dự án thực tế… con có thể vượt trội rất xa so với các sinh viên Đại học khác, từ đó có thể lựa chọn hướng đi tốt nhất (ĐH nào, ngành gì) và lựa chọn công ty tốt nhất với mình.

Với các bạn học giỏi, có các giải Quốc gia, Quốc tế: xây dựng kiến thức nền tảng nhất định và tăng lợi thế khi apply học bổng du học tuy nhiên các cuộc thi này vẫn thiên về lý thuyết hơn, học sinh vẫn cần tích lũy kiến thức thực tế.

Tại MindX có bạn Việt thảo: 

- Sinh năm 2000, học CNTT tại đại học Thủy Lợi

- Học lập trình từ cấp 2, hiện tại đang làm remote với mức thu nhập 4- 5000USD/tháng

- Từng là alumni khoá web tại MindX, chịu khó code test 4-5 tiếng

- Kết thúc khóa, Thảo làm parttime tại MindX Software một thời gian rồi nghỉ để ôn thi đại học. Sau đó, CTO của MindX giới thiệu cho Thảo 1 số công việc về bảo mật, block chain

- Từng làm việc tại Viettel Cyber Security

Đặc biệt: Việt Thảo được Facebook cảm ơn vì phát hiện ra lỗ hổng thông tin nghiêm trọng

Tham gia các cuộc thi, ưu tiên có tính thực tiễn - quốc tế: 

Tham gia các cuộc thi để được cọ sát, thử sức, để biết kiến thức mình đang ở mức độ nào. Như cuộc thi web coding challenge của MindX có gần 400 đăng ký nhưng giải nhất là học sinh cuối cấp 2 - học viên của MindX, đánh bại các sinh viên ĐH ngành CNTT và thậm chí có cả các bạn đã đi làm, chứng tỏ việc học sớm mang đến một lợi thế rất lớn cho các bạn…

Học các trường kinh doanh - kinh tế nếu muốn:

Các bạn học lập trình không nhất thiết phải làm kỹ sư, lập trình viên mà vẫn có thể làm các vị trí khác. VD trong 1 team, có Không làm trong một dự án công nghệ nhưng làm việc trong công ty có yếu tố công nghệ. VD thay vì dùng sổ sách kế toán, giao dịch trực tiếp tại ngân hàng: chuyển đổi số… phân tích, báo cáo số liệu qua power BI…

Không nhất thiết phải học lập trình/công nghệ, tuy nhiên con sẽ mất nhiều cơ hội trong thị trường lao động.

III. Q&A về việc định hướng học Công nghệ

Có năng khiếu về nghệ thuật: 

Nếu vậy, con vẫn sẽ học các ngành về nghệ thuật: Design, digital art… kết hợp với các kiến thức công nghệ, tương lai nghề nghiệp của con sẽ có nhiều lựa chọn: thiết kế giao diện cho phần mềm, thiết kế game… 

Chưa biết định hướng thế nào:

Để lựa chọn nghề nghiệp phụ huynh và các bạn cần dung hòa các yếu tố: thứ mình giỏi, thứ mình thích và thứ xã hội cần. Nhưng phần lớn đều không tìm được điểm giao thoa giữa những điều này nên học sinh cần được tiếp xúc sớm, trải nghiệm sớm: đi học sớm, gap year…. Nếu vẫn chưa tìm được thứ mình thật sự thích hãy chọn thứ xã hội cần, để ít nhất mình trở thành người có ích và kiến được thu nhập

Học không giỏi toán lý hóa: 

Làm việc trong lĩnh vực công nghệ, lập trình quan trọng nhất là tư duy logic, giải quyết vấn đề… tuy nhiên việc học ở Việt Nam thường thiên về lý thuyết… học lập trình giúp trau dồi khả năng logic, giải quyết vấn đề… trừ những bạn tư duy thật sự yếu còn lại phần lớn đều học được. Nhưng không phải ai cũng thành nhân tài. Bắt đầu càng sớm, càng có nhiều cơ hội cải thiện kỹ năng và có cơ hội lớn sau này.

Con ngại giao tiếp

Nếu trong trường hợp ngại giao tiếp với người ngoài: đây chỉ là chuyện bình thường, đặc biệt với các bạn kỹ sư thường ít giao tiếp, nhưng kỹ năng giao tiếp và làm việc với người khác rất quan trọng. Tuy nhiên không nên đặt quá nhiều áp lực lên các em, giúp các em cải thiện dần dần, đồng hành cùng con từ gia đình đến xã hội để con dần cải thiện nhược điểm của mình.

Nếu con không tập trung, không thích ngồi máy tính nhiều:

Tâm sinh lý của các bạn nhỏ thay đổi rất nhanh, đó là quá trình phát triển tự nhiên trong việc định hình bản thân mình. Gia đình và nhà trường sẽ trao đổi với con để lắng nghe suy nghĩ và nguyện vọng. Nếu các con đang không muốn học có thể tạm dừng 1 thời gian. Sau đó có thể trao đổi lại để biết suy nghĩ của con, nếu muốn có thể tiếp tục định hướng con học tiếp, còn nếu thật sự không thì cũng không nên ép. 

Bố mẹ có thể rèn luyện độ tập trung và quyết tâm của con bằng những nhiệm vụ nho nhỏ. Cần kết hợp của nhà trường và gia đình, cải thiện dần dần vì không thể ngày một ngày hai con có thể thay đổi được. Nếu sau này khi đã 18 tuổi con vẫn không thể cải thiện sự tập trung thì sẽ là bất lợi lớn.

Các bạn nữ có nên theo ngành CNTT không?

Thế hệ hiện nay đang cởi bỏ rất nhiều định kiến và rất chủ động trong các lựa chọn của mình. Cơ hội hiện nay bình đẳng cho cả hai giới… 

Ở các nước phát triển, điển hình là Mỹ, nữ giới trong ngành CNTT nhận được sự ưu tiên và khuyến khích rất lớn. Có thể kể đến những lãnh đạo trong giới công nghệ là nữ của các công ty như Google, Facebook... Nếu cùng là hồ sơ tốt như nhau nhưng khi phái nữ apply học bổng có cơ hội nhận học bổng cao hơn. Hơn nữa nữ giới có thế mạnh về các kỹ năng mềm: giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng xử lý vấn đề mềm mỏng… 

Nếu ai cũng học công nghệ thì CNTT có bị bão hòa và cơ hội bị giảm xuống không? 

Mỗi lần cách mạng công nghệ là một lần thế giới thay đổi. Vì vậy các nước đều cố gắng chớp thời cơ để đón đầu cơ hội xu thế. Điển hình như Ấn Độ, nếu hỏi một đứa trẻ muốn làm nghề gì trong tương lai, phần lớn đều sẽ mong muốn làm kỹ sư, lập trình viên để thay đổi đời của bản thân và gia đình. 

Công nghệ không bao giờ dừng lại, sóng sau mạnh hơn sóng trước nên cơ hội trong lĩnh vực công nghệ là vô tận đối với mọi người…

Học CNTT tại KTQD có nên không?

Để quyết định có nên học CNTT tại trường KTQD hay không, phụ huynh và các em cần phân tích khoa, ngành xem có phù hợp với mình hay không. Và dù lựa chọn học trường nào thi kỹ năng, kinh nghiệm thực tế vẫn là điều quan trọng nhất.

Tôi muốn hiểu rõ hơn về ngành CNTT giữa FPT và RMIT: 

Học phí: RMIT cao hơn

Nội dung đào tạo: FPT tuổi đời lâu hơn, có lợi thế nhất định trong việc đào tạo cho sinh viên

Môi trường hoạt động: Rmit nổi trội hơn, có nhiều hoạt động, học bằng tiếng Anh… FPT cũng có nhiều hoạt động cho sinh viên. 

Lộ trình học từ cấp 2 cho con tại MindX:

Từ lớp 6,7 phụ huynh có thể cho con làm quen để hình dung được về ngành. Lộ trình hiện tại của MindX theo hướng lập trình ứng dụng di động và lập trình web là những lĩnh vực phổ biến và xã hội cần nhất ngoài ra còn có lộ trình data, về tương lai sẽ có thêm hướng AI, Blockchain… Tùy vào độ tuổi của con sẽ có các lộ trình phù hợp:

Lộ trình học cam kết theo độ tuổi tại MindX - 1

 

Lộ trình học cam kết của MindX: 

Đào tạo kỹ năng lập trình, kiến thức mới… Lộ trình dài hạn có hệ thống để đảm bảo tương lai của học sinh. Dù có biến cố xảy ra (như covid hiện tại) MindX vẫn luôn đồng hành cùng các con, từ khi bắt đầu học đến 18 tuổi đảm bảo có việc làm. 

Tuổi nghề của ngành CNTT thấp đúng hay không? 

Đây là một hiểu nhầm của nhiều người với ngành CNTT… trước đây lập trình viên tại Việt Nam thường làm đến khoảng 20 - 40 sau đó chuyển sang làm quản lý hoặc ngành khác do chủ yếu outsource cho nước ngoài, tuy nhiên hiện nay các công ty công nghệ tại Việt Nam đang nổi lên rất mạnh mẽ và có thể tự làm các phần mềm được nhiều người sử dụng... Tuổi nghề CNTT không hề ngắn, quan trọng là người làm việc trong lĩnh vực này có đủ đam mê, khả năng học hỏi, cập nhật kiến thức thay đổi liên tục để làm công việc này tiếp hay không.

Ngày 06/11/2021 tới đây, MindX sẽ tiếp tục Chuỗi sự kiện định hướng ngành CNTT với sự kiện tiếp theo mang tên "Học CNTT tại quốc tế", quý vị phụ huynh và các bạn học viên hãy theo dõi fanpage/ website của MindX để cập nhật thông tin nhanh nhất về các chương trình tiếp theo!

*Đăng ký tham dự Workshop: Định hướng nghề CNTT tại Việt Nam cho con - “Hiểu đúng nghề - Chọn trúng ngành”:  http://ldp.to/dinh_huong_hoc_CNTT_tai_VN

Thông tin workshop: https://mindx.edu.vn/blog/workshop-dinh-huong-nghe-cntt-tai-viet-nam-cho-con-hieu-dung-nghe-chon-trung-nganh  

Thời gian: 9 - 11h ngày 27/11/2022

Hình thức: Online trên nền tảng Zoom

Đối tượng: Phụ huynh học sinh của MindX, đang quan tâm tới việc định hướng cho con học ở VN

Link đăng ký sự kiện: http://ldp.to/dinh_huong_hoc_CNTT_tai_VN 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ