post
Công nghệ
Sự nghiệp
Giáo dục
46

Công nghệ thông tin học trường nào?

Tầm ảnh hưởng của công nghệ thông tin ngày càng phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi,trên tất cả các cấp trường học. Các bạn học sinh đã bắt đầu có những định hướng và đam mê dành cho một lĩnh vực cụ thể trong khối ngành công nghệ thông tin khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để chuẩn bị cho hành trình mới thì cần phải có một môi trường đủ chất lượng và chuyên môn hơn trong quá trình học tập. Vậy nên học công nghệ thông tin ở trường nào và cần chuẩn bị ra làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng MindX tìm hiểu ngay nhé!

Ngành công nghệ thông tin học những môn gì?

Với sự đa dạng về các lĩnh vực của ngành công nghệ thông tin, hiện nay tại các trường đại học hay các trung tâm đều phân loại giáo trình đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn khác nhau, vì vậy, học viên cũng sẽ tiếp cận với các môn học khác nhau. Dưới đây là một số môn học phổ biến của ngành công nghệ thông tin.

Lập trình

Lập trình là môn học vận dụng ngôn ngữ lập trình để viết mã nguồn, phần mềm và ứng dụng, dựa trên cú pháp và cấu trúc đặc trưng của ngôn ngữ đó. Lập trình còn thiên về việc sử dụng các thuật toán để giải quyết cho các vấn đề cụ thể, có tính quy trình. Đây là bộ môn yêu cầu các học viên phải sử dụng tư duy logic để phân tích và tìm ra phương án giải quyết vấn đề.

Đối với bộ môn lập trình, các học viên sẽ bắt đầu với một hoặc nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu dự án. Một số ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến như Java, Python, C++, C#,....Ngoài ngôn ngữ lập trình cố định, học viên cần học thêm về nhiều ngôn ngữ khác nhằm linh động giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu là môn học giúp học viên hiểu về quy trình xây dựng, triển khai và quản lý cơ sở dữ liệu. Mục đích của cơ sở dữ liệu là lưu trữ, quản lý và truy xuất những thông tin mang tính chuyên môn để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý và kinh doanh. Đối với bộ môn này, học viên được học về SQL và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến, chẳng hạn như MySQL, PostgreSQL, Oracle, MongoDB,...

Kỹ thuật và phát triển ứng dụng website

Kỹ thuật và phát triển ứng dụng website là bộ môn tập trung vào xây dựng và phát triển cấu trúc website theo các mục đích sử dụng khác nhau. Môn học này sẽ tập trung vào các yếu tố chính bao gồm HTML, CSS, Javascript và các bộ khung như React, Angular, Vue.js. Xây dựng một website không chỉ tập trung vào thiết kế và chức năng, mà còn phải chú trọng vào sự đơn giản về trải nghiệm người dùng.

Mạng máy tính 

Mạng máy tính giúp học viên nắm vững chuyên môn về hệ thống thiết bị máy tính và các thiết bị mạng khác được kết nối với nhau, nhằm thực hiện quá trình chia sẻ, truyền thông tin dữ liệu qua các cổng thông tin. Về môn học này, học viên sẽ được học về các thiết bị mạng (router, switch, hub, thiết bị không dây,....), các giao thức truyền thông tin mạng ( IP, TCP và UDP), mô hình liên kết hệ thống mạng và địa chỉ IP.

An toàn và bảo mật thông tin mạng

An toàn và bảo mật thông tin mạng sẽ tập trung vào các kiến thức xoay quanh việc bảo vệ người dùng khỏi các hành vi tấn công, lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng lưới internet. Học viên không chỉ thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cho người dùng mà còn thực hiện các thủ thuật nghiệp vụ để xử lý các tình trạng vi phạm luật an ninh mạng do nhà nước ban hành.

Học máy và trí tuệ nhân tạo

Học máy và trí tuệ nhân tạo có thể là bộ môn khiến nhiều học viên cảm thấy tò mò và hứng thú nhất hiện nay. Bộ môn này thiên về xu hướng nghiên cứu hành vi con người, sau đó sử dụng kỹ thuật chuyên môn để ứng dụng các hành vi vào bộ máy trí tuệ nhân tạo. Dựa trên những nghiên cứu và phân tích, học máy và trí tuệ nhân tạo sẽ thực hiện các công việc tương tự như con người, bao gồm xử lý ngôn ngữ, nhận dạng hình ảnh và dự đoán dữ liệu.

Với xu hướng phát triển theo hình thức đa dạng và tiện dụng, học máy và trí tuệ bắt đầu được khai thác trên hầu hết mọi lĩnh vực. Vì vậy, đây là bộ môn có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai và có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các học viên ngành công nghệ thông tin.

Quản lý dự án 

Quản lý dự án là môn học mang tính khái quát hơn so với các môn học trước. Trước khi bắt đầu với bộ môn quản lý dự án, học viên sẽ thực hiện việc phân tích các yêu cầu của dự án, sau đó sẽ lên kế hoạch triển khai dự án theo tiến độ công việc, phân công hạng mục công việc cho các thành viên tham gia dự án. Cuối cùng là chạy thử nghiệm, đánh giá dự án, đưa ra các phương án xử lý các vấn đề khi thực hiện.

Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?

Lựa chọn chuyên ngành của công nghệ thông tin sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau của mỗi người. Việc hiểu rõ về khả năng và mong muốn của bản thân sẽ giúp các học viên có những quyết định đúng đắn hơn về định hướng phát triển trong tương lai, tránh các ảnh hưởng tiêu cực xảy ra làm trì trệ quá trình học tập. Các yếu tố sau có thể giúp học viên cân nhắc trong việc lựa chọn chuyên ngành của công nghệ thông tin.

  • Sở thích và đam mê: Sở thích và đam mê là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một công việc. Điều này sẽ giúp học viên duy trì động lực và kích thích sự trau dồi, tìm tòi trong quá trình học tập.
  • Mục tiêu sự nghiệp: Tương tự với đam mê, việc xác định mục tiêu sự nghiệp giúp học viên hoạch định được lộ trình cụ thể của bản thân. Bắt đầu việc học tập với kế hoạch rõ ràng cho tương lai là một sự chuẩn bị hoàn hảo nhất.
  • Xu hướng: Theo dõi xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin trong những năm tiếp theo để lựa chọn chuyên ngành phù hợp. Việc nắm bắt xu hướng sẽ giúp học viên có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
  • Khả năng chuyên môn: Dựa trên những ưu điểm về kỹ năng của bản thân, học viên nên lựa chọn các chuyên ngành phù hợp để phát huy tốt nhất khả năng của mình.
  • Lộ trình thăng tiến: Mỗi chuyên ngành trong công nghệ thông tin đều có chuyên môn khác nhau, vì vậy, lộ trình thăng tiến cũng sẽ có sự khác nhau. Học viên cần tìm hiểu kỹ về chuyên ngành và văn hóa doanh nghiệp của mình để lựa chọn phù hợp hơn.
  • Cơ hội học tập và nghiên cứu: Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì đa số các ngành đều tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và nghiên cứu về chuyên môn, lẫn các lĩnh vực khác.

Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

Hiện tại, ngành công nghệ thông tin tại các Trường đại học Việt Nam được xét tuyển dựa trên các khối kiến thức sau:

  • Khối A (Toán, Lý, Hóa): Khối A bao gồm các môn học tư duy logic, cung cấp các kiến thức cơ bản về khoa học và toán học liên quan đến ngành công nghệ thông tin.
  • Khối A1 (Toán, Lý, Anh): Khối A1 với bộ môn Toán và Lý sẽ thiên về khả năng tư duy. Môn tiếng Anh  đóng vai trò rất quan trọng vì ngành công nghệ thông tin học tập và làm việc chủ yếu bằng tiếng Anh.
  • Khối D (Toán, Văn, Anh): Một số trường đại học cho phép xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin với khối D vì có hai môn học quan trọng là Toán và Anh.

Với quy chuẩn xét tuyển môn học khác nhau tại các trường đại học, nên sẽ có thêm một số khối thi khác được áp dụng. Các học viên nên tìm hiểu về hình thức xét tuyển khối ngành tại các trường đại học đang quan tâm để có sự chuẩn bị tốt nhất cho các môn học. Ngoài ra, một số trường đại học sẽ xét tuyển dựa trên điểm tốt nghiệp hoặc nhiều hình thức khác nhau dành cho các học viên.

Ngành công nghệ thông tin học bao nhiêu năm?

Thời gian học tập của ngành công nghệ thông tin phụ thuộc vào cấp độ học vấn và lộ trình học tại mỗi trường đại học. Đối với cấp đại học, ngành công nghệ thông tin thường kéo dài từ 3.5 năm đến 4 năm cho chương trình cử nhân, dành cho hầu hết các lĩnh vực trong ngành. Đối với cấp cao đẳng, ngành công thông tin thường kéo dài từ 2.5 năm đến 3 năm. Cuối cùng là với các trung tâm đào tạo về công ngành công nghệ thông tin thông tin thường có lộ trình kéo dài từ 1 đến 2 năm.

Thời gian học tập không phải là yếu tố duy nhất quyết định về kỹ năng chuyên môn và chất lượng công việc. Điều này còn phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng của bản thân trong quá trình học tập và các môi trường, cũng như phương pháp giáo dục phù hợp đối dành cho mỗi học viên. Với một lộ trình đào tạo ngắn hạn nhưng tập trung sâu về kiến thức thực tế và những chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên, trường công nghệ MindX rút ngắn thời gian học tập của học viên nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yếu tố chuyên môn để học viên làm việc trong những môi trường doanh nghiệp đầu ngành.

Danh sách các trường đại học đào tạo công nghệ thông tin

1. Các trường đại học công nghệ thông tin ở Hà Nội

Trường 

Loại trường

Chuyên ngành

Đại học Bách khoa Hà Nội  (HUST)Công lập 

- Hệ thống thông tin

- Khoa học máy tính 

- Công nghệ thông tin

- Kỹ thuật máy tính

Đại học Công nghệ (UET)Công lập 

- Công nghệ thông tin

- Kỹ thuật máy tính

- Hệ thống thông tin

- Khoa học máy tính

- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)Công lập

- Công nghệ thông tin

- An toàn thông tin

- Công nghệ đa phương tiện

- Công nghệ kỹ thuật điện & điện tử

- Kỹ thuật điện tử & Truyền thông

Đại học FPTDân lập 

- Kỹ thuật phần mềm

- An toàn thông tin

- Khoa học máy tính

Học viện Kỹ thuật mật mã (ACT)Quân sự 

- Công nghệ thông tin

- An toàn thông tin

- Kỹ thuật điện tử & Viễn thông

Đại học Khoa học Tự nhiênCông lập

- Toán tin

- Máy tính và khoa học thông tin

- Kỹ thuật điện tử & tin học


2. Các trường đại học công nghệ thông tin ở TP.HCM

Trường Loại trườngChuyên ngành
Trường đại học Bách Khoa TP.HCMCông lập 

- Khoa học máy tính

- Kỹ thuật máy tính

Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCMCông lập 

- Công nghệ thông tin

- Kỹ thuật phần mềm

- Khoa học máy tính

- An toàn thông tin

Đại học FPT HCMDân lập

- Công nghệ thông tin

- Kỹ thuật phần mềm

- Khoa học máy tính

Đại học Sư phạm kỹ thuật HCMCông lập 

- Công nghệ thông tin

- Khoa học máy tính

- Kỹ thuật phần mềm

Đại học Công nghệ thông tin TP.HCMCông lập

- Công nghệ thông tin

- Kỹ thuật phần mềm

- An toàn thông tin

- Khoa học máy tính

- Kỹ thuật máy tính

- Hệ thống thông tin

- Truyền thông & Mạng máy tính


3. Các trường đại học công nghệ thông tin ở Đà Nẵng

Trường 

Loại trường

Chuyên ngành

Đại học Bách khoa Đà NẵngCông lập

- Công nghệ thông tin

- Khoa học máy tính

- Kỹ thuật phần mềm

Viện nghiên cứu và đào tạo Việt - Anh, Đại học Đà NẵngCông lập 

- Công nghệ thông tin

- Khoa học máy tính

- Kỹ thuật phần mềm

Đại học FPT Đà NẵngDân lập

- Kỹ thuật phần mềm

- An toàn thông tin

- Trí tuệ nhân tạo

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà NẵngCông lập

- Công nghệ thông tin

- Tin học ứng dụng

Đại học Duy TânDân lập 

- Công nghệ thông tin

- Kỹ thuật phần mềm

- Hệ thống thông tin


Trên đây là tổng hợp các trường đại học đào tạo công nghệ thông tin uy tín, chất lượng nhất tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Ngoài danh sách trên, vẫn còn một số trường đại học có giáo trình bài bản và chất lượng đào tạo tốt mà các học viên có thể tự tham khảo thêm. Trường đại học tốt cũng chỉ là một môi trường hỗ trợ học viên đi đúng hướng, quan trọng vẫn là ý chí cầu tiến và sự chủ động trong quá trình học tập.

Nếu bạn cảm thấy mất nhiều thời gian cho việc học ở các trường đại học hay cao đẳng thì có thể tham khảo thêm các khóa học công nghệ thông tin tại các trung tâm đào tạo. Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng công việc, kinh nghiệm giải quyết vấn đề và cơ hội được thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin là những yếu tố được cam kết dành cho các học viên tại MindX. Học tập là một quá trình dài, không có sự kết thúc, vì vậy, bạn hãy luôn trang bị mình một kế hoạch chỉn chu và cố gắng hoàn thành nó nhé! Chúc bạn may mắn.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ