post
Công nghệ
Giáo dục
5500

Dạy bé vẽ con vật đơn giản: +9 hướng dẫn cho cha mẹ áp dụng

Khi mới tiếp xúc với vẽ, bé sẽ bắt đầu với các hình dạng đơn giản, gần gũi với cuộc sống như vẽ người, vẽ nhà, cây cối, hoa lá và cả con vật nữa. Đa số các bé khi vẽ đều rất thích vẽ những con vật yêu thích của mình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu và vẽ như thế nào khi mới cầm bút vẽ. Vì vậy, bài viết này sẽ tổng hợp các hướng dẫn dạy bé vẽ con vật chỉ với vài bước đơn giản để cha mẹ và con cùng nhau thực hiện.

1. Dạy bé vẽ con mèo

Mèo là một loài vật nuôi phổ biến ở các hộ gia đình với sự dễ thương, lém lỉnh. Bé có thể thực hiện và sáng tạo hình con mèo bằng nhiều nét vẽ đa dạng. Đầu tiên, bé cần phải thực hiện các bước như sau:

 

Bước 1: Vẽ phần thân con mèo

Đầu tiên là xác định vị trí đặt bút, đối với phần thân thì nên vẽ ở giữa trang để bố cục được cân đối. Sau khi đã xác định được vị trí, bắt đầu đặt vẽ một hình bầu dục hoặc một hình tròn, tùy theo kiểu dáng mà bé muốn để đại diện cho phần thân mèo.

 

Bước 2: Vẽ đầu và tai

Bé có thể vẽ phần thân hoặc vẽ phần đầu và tai mèo trước đều được vì cả 2 phần không có sự khác biệt quá lớn. Ở phần đầu, bé cần vẽ một hình tròn hoặc hình bầu dục, đặt ở phía điểm trên của phần thân mèo đã vẽ trước đó. Sau đó vẽ hai hình tam giác ở hai bên phần đầu mèo, đại diện cho phần tai mèo. Đối với các hình có nét thẳng như hình tam giác, khi vẽ nên bo tròn các góc lại để nét vẽ được mềm mại hơn.

 

Bước 3: Vẽ mắt, mũi, miệng

Bắt đầu vẽ hai hình tròn nhỏ bên trong phần đầu mèo đại diện cho đôi mắt. Tiếp theo, bé có thể vẽ một hình tam giác hoặc một hình thoi nhỏ ở phía dưới đôi mắt để đại diện cho mũi, đừng quên bo tròn các góc nhọn nét vẽ tự nhiên hơn. Cuối cùng là miệng mèo, phần này có thể vẽ với nhiều dạng như hình cánh lật ngược, hình bầu dục nhỏ hoặc hình chữ U lật ngược,... tùy vào sự sáng tạo của bé để thể hiện.

 

Bước 4: Vẽ chân mèo

Phần chân mèo có thể vẽ hai hình bầu dục với độ dài như nhau đặt ở điểm dưới của phần thân mèo, tùy vào ý tưởng của bé. Tiếp đó, vẽ thêm hai hình bầu dục hoặc hai đường cong với tỉ lệ như nhau tùy vào dáng đứng hay ngồi để đại diện cho phần chân sau con mèo và đặt ở phía dưới hoặc hai bên của phần thân mèo. 

 

Để chú mèo có chân thật hơn, đừng quên vẽ thêm các chi tiết như râu ở phần đầu mèo, đuôi mèo và móng ở phần chân mèo. Sau đó bo tròn các góc, loại bỏ các chi tiết thừa, chỉnh sửa các nét vẽ méo mó để bức tranh con mèo được hoàn thiện hơn. Sau khi vẽ xong thì việc cuối cùng bé cần thực hiện là tô màu, bé có thể tô màu lựa chọn màu sắc tùy thích, vận dụng sự sáng tạo để chú mèo trở nên độc đáo hơn.

 

Dạy bé vẽ con mèo

2. Dạy bé vẽ con thỏ

Tương tự với những nét vẽ mèo, bé có thể bắt đầu với con thỏ, chỉ cần thay đổi một chút về các đặc điểm riêng. Hướng dẫn bé bắt đầu vẽ con thỏ với những bước đơn giản như sau:

 

Bước 1: Vẽ phần đầu và thân con thỏ

Với con thỏ, cách đơn giản nhất là bé sẽ vẽ phần đầu nối liền với phần thân bằng hai hình tròn có độ cong vừa phải, mường tượng như số 8. Lưu ý phần đầu lúc nào cũng phải vẽ bé hơn phần thân, trừ một số loại động vật đặc biệt.

 

Bước 2: Vẽ lỗ tai thỏ

Lỗ tai thỏ là đặc điểm nổi bật nhất trên toàn bộ phận, bé sẽ vẽ hai lỗ tai theo hình bầu dục với kích thước tương tự nhau nối vào phần đỉnh đầu con thỏ, vẽ thêm hai hình bầu dục với kích thước nhỏ hơn vào bên trong hai hình vừa vẽ để tạo điểm nhấn cho lỗ tai.

 

Bước 3: Vẽ khuôn mặt thỏ

Tất nhiên, hai mắt luôn luôn là hai hình tròn nhỏ, đối với mắt thỏ thì càng tròn càng đáng yêu. Phần mũi thỏ, bé có thể vẽ một đường cong nhỏ lộn ngược. Tiếp đến là một đường gạch xuống ở giữa trung tâm và cuối cùng là hai đường cong nhỏ hơn cho hai bên đường gạch tượng trưng cho miệng thỏ.

 

Bước 4: Vẽ chân con thỏ

Với hình dạng của con thỏ này, bé sẽ vẽ hai chân dạng hình bầu dục ở hai bên phía cuối phần thân. Tiếp đó là hai đường cong có dạng chữ U ở phía bên trong phần thân, giống như hai tay. Cuối cùng là bé chỉnh sửa lại một số chi tiết thừa và tô màu cho chú thỏ là hoàn thiện.

Dạy bé vẽ con thỏ

3. Dạy bé vẽ con chó

Trong danh sách này chắc chắn không thể thiếu người bạn trung thành của mọi nhà. Tuy chó có nhiều chủng loại, nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng bé vẫn có thể vẽ với nhiều nét chung của loài chó, chỉ cần điều chỉnh thêm một tí đặc điểm để giống hình dạng mong muốn là được. Dạy bé vẽ con chó với các bước như sau:

 

Bước 1: Vẽ phần đầu và thân con chó

Ở phần đầu con chó, bé vẽ một hình tròn có các điểm góc cạnh, không cần quá tròn để làm con chó trông đáng yêu hơn. Với phần thân, bé sẽ vẽ một điểm nối bắt đầu từ phần đầu bên này sang đầu bên kia, theo dạng hình bầu dục, bé có thể vẽ phần thân dài ngắn khác nhau tùy theo sở thích của mình.

 

Bước 2: Vẽ phần tai và phần đuôi chó

Phần tai con chó sẽ được vẽ bằng hình tam giác, bé có thể sáng tạo phần tai theo nhiều dạng khác nhau, cho tai vểnh lên hoặc cụp xuống. Tiếp theo là phần đuôi, đơn giản nhất là vẽ hai điểm nối nhỏ, có hình dạng như quả chuối. Nếu muốn chân thật hơn, bé sẽ vẽ đuôi thành đường cong uốn lượn, trông như con chó đang vẫy đuôi.

 

Bước 3: Vẽ khuôn mặt con chó

Vẽ hai hình tròn hoặc hình bầu dục nhỏ tượng trưng cho hai con mắt, sau đó vẽ một thêm một hình với kích thước to hơn gấp đôi để tượng trưng cho lỗ mũi. Cuối cùng là phần miệng, bé cần vẽ hai đường cong tương tự chữ W, nhưng sẽ tròn trịa hơn, nối liền vào phần mũi của con chó.

 

Bước 4: Vẽ chân cho con chó

Phần chân này thì khá đơn giản, vẽ một đoạn thẳng hoặc một hình bầu dục dài làm chân con chó, vẽ thêm một hình tròn dài nằm vuông góc với phần thân để trở thành bàn chân. Đừng quên chú chó nào cũng có 4 chân và bắt đầu tô màu thôi.

 

Dạy bé vẽ con chó

4. Dạy bé vẽ con gà

Bé muốn vẽ con gà, nhưng quá nhiều chi tiết khiến bé không thể hình dung được cấu tạo các bộ phận của nó. Vì vậy đây sẽ là các bước vẽ con gà dành cho bé đã được đơn giản hóa hơn về mặt hình dạng.

 

Bước 1: Vẽ phần thân và đầu gà

Bé sẽ vẽ phần thân gà tròn tương tự như quả trứng, càng về phần đuôi vẽ càng nhỏ lại. Tiếp theo là vẽ phần cổ nối liền với phần đầu gà, phần cổ từ thân lên tới đầu cũng sẽ nhỏ dần để tổng thể được cân đối.

 

Bước 2: Vẽ chi tiết cho đầu gà

Trên phần đỉnh đầu gà, bé vẽ mào gà bằng ba hình nhọn cơ bản giống như vẽ núi. Giữa phần đầu bé vẽ một hình tam giác nhọn bên ngoài để tạo thành mỏ gà và một chấm tròn nhỏ bên trong để làm mắt gà.

 

Bước 3: Vẽ chi tiết phần thân gà

Đối với phần thân, bé sẽ vẽ phần cánh ở phía bên trong thân bằng cách tương tự như vẽ mào gà, nhưng chừa một khoảng trống ở giữa nhiều hơn và cánh cũng được vẽ nhọn hơn mào gà. Vẽ phần đuôi gà giống như hình chiếc vương miện với ba đỉnh nhọn hoặc bé có thể vẽ đuôi theo cách tạo ra nhiều đường cong. Cuối cùng không thể thiếu là phần chân gà được vẽ bên dưới phần thân bằng một nét dài cho chân và ba nét chụm cho bàn chân. Sau đó, hãy tô màu cho bức tranh của mình nhé!

 

Dạy bé vẽ con gà

5. Dạy bé vẽ con cá

Một loại động vật đại diện dưới nước chắc chắn sẽ làm vốn kỹ năng vẽ của bé thêm đa dạng hơn để vận dụng vào trong các bức tranh. Cùng bắt đầu với các bước dạy bé vẽ con cá cực kỳ đơn giản dưới đây:

 

Bước 1: Vẽ phần thân cá

Bé có thể vẽ phần thân cá giống như hình chiếc lá, đây là hình phổ biến của các loại cá. Tiếp theo là vẽ một vòng tròn bên trong làm mắt cá, vẽ thêm dấu mũi tên nhọn hướng vào mắt để tạo thành miệng cá.

 

Bước 2: Vẽ các phần vảy cá

Đầu tiên, bé sẽ vẽ một đường cong trong phần thân để chia phần đầu và phần đuôi cá ra, lưu ý là tỉ lệ phần đầu sẽ nhỏ hơn phần đuôi. Bé vẽ tiếp một hình tam giác phía trên phần thân để làm vảy cá, có thể uốn lượn để vảy cá đặc sắc hơn. Vẽ thêm một vảy cá dạng hình bầu dục sát với phần dưới thân cá.

 

Bước 3: Vẽ đuôi cá

Đuôi cá có nhiều kiểu vẽ, nếu muốn vẽ đơn giản, bé có thể vẽ đuôi theo hình cánh cung hoặc hình tròn cắt đôi. Còn cầu kỳ hơn, bé sẽ vẽ tương tự như vảy cá, nhưng thêm một mặt bên dưới với kích thước nhỏ hơn. Cuối cùng, hãy tô màu cho con cá để hoàn thành bức vẽ.

 

Dạy bé vẽ con cá

6. Dạy bé vẽ con rắn

Có thể đây không phải là con vật mà các bé yêu thích, nhưng trong một số trường hợp, biết vẽ thêm một con vật sẽ giúp các bé tăng khả năng sáng tạo, phát triển đa dạng các nét vẽ, làm cho các tác phẩm trở nên thú vị hơn. Dạy bé vẽ con rắn với các bước như sau:

 

Bước 1: Vẽ phần đầu con rắn

Vẫn như các con vật khác, đầu rắn cũng nên vẽ theo dạng hình tròn để các bé làm quen và sáng tạo phù hợp hơn. Vẽ mắt rắn với hai vòng tròn rồi đến phần miệng rắn với một nét cong. Đừng quên vẽ chiếc lưỡi dài đặc biệt của loài rắn với một dấu mũi tên cho hai bên.

 

Bước 2: Vẽ phần thân con rắn

Bé sẽ bắt đầu với một đường thẳng từ trên phần đầu xuống dưới, sau đó là thêm một đoạn thẳng cũng nối từ phần đầu xuống dưới nối vào đoạn thẳng đã vẽ trước đó để tạo thành điểm nhọn. Thêm một đoạn thẳng nhỏ ở bên trong với độ dài đến phần giữa thân rắn, gạch cái lằn ngang để tạo hiệu ứng hình vẽ thêm đặc sắc.

 

Dạy bé vẽ con rắn chỉ vỏn vẹn 2 bước đơn giản, nhưng các bé cần phải tỉ mỉ trong từng nét vẽ vì con rắn cần độ chi tiết nhiều, nhất là ở phần thân. Đừng quên tô màu cho con rắn để hoàn thiện bức tranh.

 

Dạy bé vẽ con rắn

7. Dạy bé vẽ con chim

Thông thường, khi bé học vẽ con vật, đặc biệt là con chim thường chỉ sử dụng cách vẽ đơn giản là hai đường cong nhỏ, giống hình chữ M. Tuy nhiên khi hướng dẫn bé vẽ chi tiết con chim cần phải thực hiện các bước sau đây.

 

Bước 1: Bắt đầu với phần đầu và thân chim

Khi vẽ thân chim, bé sẽ vẽ hình tròn theo dạng tự do hơn, nghĩa là phần đầu và phần thân nối liền nhau, nhưng có sự khác biệt về mặt kích thước, khi vẽ xuống phần thân cần phình ra to hơn so với phần đầu một tí.

 

Bước 2: Vẽ mặt con chim

Mặt chim vẽ cũng khá đơn giản với hai điểm tròn làm cặp mắt. Phần mỏ chim thì bé có thể vẽ một hình tam giác nhọn hoặc vẽ nét kết giữa hình tròn và hình tam giác để bức tranh mềm mại, không bị thô.

 

Bước 3: Vẽ phần đuôi và cánh chim

Đuôi và cánh chim sử dụng cách vẽ tương tự nhau, vẽ hai điểm nối theo dạng hình bầu dục kết hợp với khuôn nhọn cho phần cánh chim. Phần đuôi chim cũng tương tự nhưng sử dụng hai nét, nét vẽ sẽ nhọn hơn phần cánh. Cuối cùng, hãy tô màu cho con chim để hoàn thiện bức tranh.

 

Dạy bé vẽ con chim

8. Dạy bé vẽ con trâu

Con trâu chỉ xuất hiện nhiều ở đồng quê nên phần lớn nhiều bé vẫn chưa được nhìn thấy tận mắt. Nhưng với cách vẽ này, bé có thể áp dụng cho cả trâu và bò. Chi tiết cách thực hiện như sau:

 

Bước 1: Vẽ phần thân và đầu con trâu

Vẽ một vòng tròn to làm đầu trâu, sau đó vẽ hình bầu dục nối vào làm phần thân trâu. Về cơ bản, đầu trâu không thể nào lớn hơn thân trâu, nhưng với cách vẽ này sẽ giúp bé có kỹ năng đa dạng hơn về cách vẽ, kích thích sự sáng tạo của bé khi áp dụng cho các con vật tiếp theo.

 

Bước 2: Vẽ chi tiết cho phần đầu con trâu

Bé sẽ bắt đầu với hai chiếc sừng, đối với con trâu thì bé sẽ vẽ chiếc sừng dài hơn, với độ cong nhiều hơn con bò. Vẽ thêm phần tai phía bên hình bầu dục nhỏ ở dưới hai chiếc sừng. Kế tiếp là mặt, vẽ hai hình tròn hoặc hình bầu dục làm đôi mắt, sau đó vẽ một đường cong chia phần trên và phần dưới mặt trâu. Phần dưới tỉ lệ nhỏ hơn sẽ tượng trưng cho khuôn miệng trâu, thêm hai lỗ tròn nhỏ để tạo thành mũi trâu.

Bước 3: Vẽ chân và đuôi con trâu

Thường thì con trâu bé sẽ vẽ 4 chân, nhưng với phần thân nhỏ này thì bé chỉ nên vẽ hai chân để cân đối, tuy nhiên phần chân này cũng sẽ được vẽ to hơn chân bình thường một chút để tạo sự kết cặp. Đuôi trâu bé có thể vẽ một đường thẳng nhỏ và vẽ thêm một chóp nhỏ như chiếc lá thể hiện sự đặc trưng của đuôi trâu. Sau đó, hãy tô màu cho con trâu của mình để hoàn thiện bức vẽ.

 

Dạy bé vẽ con trâu

9. Dạy bé vẽ con sâu

Cùng một ngôn ngữ họ hình, nếu bé đã vẽ được con rắn thì cũng có thể vẽ được con sâu và ngược lại. Giữa con sâu và con rắn khi vẽ sẽ khác nhau và giống nhau những điểm nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong các bước vẽ dưới đây:

 

Bước 1: Vẽ cặp mắt sâu

Vẽ con sâu sẽ bắt đầu với cặp mắt trước, bé sẽ vẽ một hình tròn to ở phía trước và một hình tròn nhỏ ở phía sau để tạo sự hóm hỉnh cho con sâu.

 

Bước 2: Vẽ phần thân sâu

Tương tự như cách vẽ phần thân rắn, nhưng thân con sâu sẽ ít có những đường cong uốn lượn hơn. Bắt đầu vẽ một đường thẳng có hình chữ S từ con mắt to xuống, thêm một đường thẳng có hình chữ S từ con mắt nhỏ xuống. Lưu ý, khi nối hai điểm phần đuôi của con sâu sẽ khác với con rắn, đuôi con sâu sẽ có độ bo tròn nhiều hơn.

 

Bước 3: Vẽ thêm chi tiết trên phần thân sâu

Đây có thể hiểu là một phần trang trí cho con sâu, về cơ bản, bé có thể gạch các đường ngang bắt đầu từ cổ xuống tới đuôi sâu. Nếu muốn con sâu thú vị hơn, bé có thể sáng tạo bằng nhiều họa tiết khác. Cuối cùng, hãy tô màu sắc phù hợp để bức tranh thêm sinh động nhé!

 

Dạy bé vẽ con sâu

Bài viết đã tổng hợp về các hướng dẫn dạy bé vẽ con vật đơn giản, dễ thực hiện. Việc để bé tiếp xúc với mỹ thuật sẽ giúp kích thích khả năng tư duy sáng tạo và khơi gợi niềm đam mê từ nhỏ cho con. Ngoài ra, để hỗ trợ con học vẽ tốt hơn, ba mẹ cũng có thể tham khảo khóa học Mỹ thuật số tại Trường học Công nghệ MindX. 

 

Tại MindX, các em sẽ được tiếp cận với các khóa học chuyên sâu về digital art, bao gồm hướng dẫn vẽ tranh sống động, tạo hiệu ứng đặc biệt và thiết kế đồ họa. Trung tâm áp dụng phương pháp dạy hiện đại và sử dụng các công cụ công nghệ tiên tiến để truyền đạt kiến thức một cách sinh động và thú vị.

 

Với sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và khả năng sáng tạo, học Digital Art tại MindX Technology School sẽ giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện và thể hiện bản thân qua những tác phẩm nghệ thuật số tuyệt vời. 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ