Diễn giải dữ liệu là quá tình phân tích, lý giải dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích cho người dùng, giúp bạn hiểu rõ về các xu hướng và mối quan hệ ẩn chứa trong hệ thống dữ liệu. Dựa trên dữ liệu được diễn giải, bạn có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hoặc chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả.
Diễn giải dữ liệu nằm ở bước gần cuối trong pipeline phân tích dữ liệu, đóng vai trò như cầu nối giữa dữ liệu và hành động thực tiễn. Vị trí này cho thấy tầm quan trọng của việc biến những con số và biểu đồ thành những thông tin hữu ích. Pipeline phân tích dữ liệu thông gồm các bước sau: Thu thập dữ liệu → Làm sạch → Phân tích → Diễn giải → Hành động. Trong đó:
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi nếu không diễn giải dữ liệu tốt, chuyện gì sẽ xảy ra? Dưới đây là hai hậu quả thường gặp nhất nếu không làm tốt công tác này:
Hiện nay có 4 phương pháp diễn giải dữ liệu phổ biến là kể chuyện bằng dữ liệu (Data Storytelling; trực quan hóa dữ liệu để hỗ trợ diễn giải; so sánh, tương quan và xu hướng; kết nối dữ liệu với mục tiêu kinh doanh cụ thể. Chi tiết như sau:
Kể chuyện bằng dữ liệu (Data Storytelling) là cách kết hợp dữ liệu với ngữ cảnh và trực quan hóa để tạo ra câu chuyện hấp dẫn, dễ hiểu. Bởi một báo cáo, chiến lược tốt không chỉ cung cấp đầy đủ dữ liệu cần thiết mà còn phải có câu chuyện rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được những thông tin quan trọng. Ví dụ, thay vì chỉ báo cáo "Tỷ lệ chuyển đổi tăng 15% trong tháng qua", có thể thêm thông tin về nguyên nhân: "Tỷ lệ chuyển đổi tăng 15% trong tháng qua do chiến dịch marketing nhắm vào khách hàng mới, đặc biệt là qua kênh email marketing."
Trực quan hóa dữ liệu là cách biến những con số phức tạp thành hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Các công cụ phổ biến giúp trực quan hóa dữ liệu gồm:
Khi diễn giải dữ liệu, bạn không chỉ hiển thị số mà cần chỉ ra được sự thay đổi, điểm bất thường và insight tiềm ẩn của dữ liệu, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn, có lợi cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
Phân tích dữ liệu có giá trị cần phải liên kết với các mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Ví dụ: Nếu doanh thu tăng, cần xác định nguyên nhân là do số lượng khách hàng tăng hay do giá trị đơn hàng trung bình tăng. Nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp, có thể do quá trình thanh toán phức tạp hoặc do trải nghiệm người dùng kém trên website.
Diễn giải dữ liệu là một bước quan trọng trong quá trình phân tích dữ liệu, do vậy bạn cần nắm rõ những lỗi thường gặp và lưu ý khi thực hiện để tránh những sai sót không đáng có.
Để tránh những lỗi này, bạn cần lưu ý:
Bài viết trên đây cung cấp những thông tin liên quan đến diễn giải dữ liệu như khái niệm, vai trò, phương pháp, ví dụ thực tế và những lỗi thường gặp cũng như lưu ý. Nếu bạn muốn tìm kiếm khóa học phân tích dữ liệu hiệu quả thì có thể tham khảo KHÓA HỌC DATA ANALYST của MindX.
>>> Tham khảo LỘ TRÌNH HỌC TẬP chi tiết TẠI ĐÂY.