post
Tin tức
974

Định hướng sớm thời 4.0: Làm thế nào để con dẫn đầu

Phần 1: Định hướng sớm thời 4.0 

1. Định hướng sớm là làm mất tuổi thơ của con?

Xoay quanh câu chuyện định hướng sớm, có khá nhiều phụ huynh đang không đồng tình với việc này, vì cho rằng nó đồng nghĩa với việc phá hỏng tuổi thơ của con, ép con phải trưởng thành quá sớm.

Chia sẻ về quan điểm này, thạc sĩ Lê Hằng - Chuyên gia phát triển cá nhân và tham vấn nghề nghiệp. Trưởng phòng đầu tư và tư vấn nghề nghiệp của T&C Việt Nam, chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm tham vấn nghề nghiệp cho các vị phụ huynh và học sinh cho biết: 

Trong quá trình làm việc, phần lớn các bạn học sinh cấp 3 sẽ rơi vào trạng thái hoang mang và lo lắng khi sát thời điểm đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học/ Cao đẳng, các bạn đều không biết mình thích gì, chọn nghề gì phù hợp. Và khi bắt đầu lựa chọn ngành nghề, mức độ nhận biết về nghề và ngành học của học sinh vô cùng giới hạn. 

Vì vậy "Hướng nghiệp không đơn thuần là việc lựa chọn một ngành nghề mà đó là cả một hành trình gắn liền với sự phát triển của mỗi cá nhân. Trên thế giới có hàng triệu nghề nghiệp khác nhau, để học sinh có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp, các bạn cần một thời gian để tìm hiểu và trải nghiệm"

Ở các nước Mỹ, Canada, Australia… hướng nghiệp từ đầu cấp 2, học sinh lớp 8,9 đã xác định được hướng đi để cấp 3 tập trung hơn vào thế mạnh của mình. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu từ Anh Quốc chỉ ra rằng nên hướng nghiệp từ mẫu giáo, cấp 1. 

Tuy nhiên hướng nghiệp cũng cần phù hợp với từng độ tuổi, mỗi độ tuổi sẽ ứng với một hoạt động khác nhau:

Hướng nghiệp theo độ tuổi

Theo từng độ tuổi thích hợp, việc hướng nghiệp không hề nặng nề như chúng ta lầm tưởng. Điều này sẽ song song với việc học ở trường và các hoạt động thường ngày ở nhà của con. Hướng nghiệp sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ khi được thực hiện đúng cách: 

- Năng lực tự nhiên (Natural talents) được phát hiện, phát triển và nuôi dưỡng từ sớm

- Tăng sự tự tin vào năng lực bản thân (self efficacy)

- Tăng động lực trong học tập và rèn luyện bản thân 

- Mở rộng hiểu biết và phát triển nhận thức xã hội

- Các kỹ năng được rèn luyện

- Tăng khả năng thích nghichống chịu trước những thử thách, khó khăn.

Đồng ý với quan điểm của thạc sĩ Lê Hằng, anh Nguyễn Thanh Tùng - CEO của MindX School đã mang đến những câu chuyện từ chính trải nghiệm thực tế. 

Tự nhận thế hệ của mình là “lost generation” (thế hệ mất định hướng), anh và bạn bè cùng trang lứa đều không hiểu rõ đam mê của mình là gì mà sẽ chọn nghề theo lời khuyên của bố mẹ, thầy cô hoặc chọn theo bạn mà không hiểu rõ mình sẽ học gì, làm gì. Anh mất 2 năm đầu ở Đại học Bách Khoa để nhận ra môi trường và ngành học ban đầu không dành cho mình. 2 năm tiếp theo anh lựa chọn gap year để tìm con đường phù hợp, anh đã thử sức ở một số lĩnh vực và tìm thấy hứng thú ở lĩnh vực Lập trình. Anh nhận được học bổng toàn phần của Đại học FPT và làm việc tại tập đoàn cũng như các công ty công nghệ lớn tại Mỹ và Đức.

Khi có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều đồng nghiệp nước ngoài anh nhận thấy họ đã được hướng nghiệp từ rất sớm. Ngay từ những năm cấp 2, cấp 3 họ đã được tiếp xúc và tìm ra định hướng phù hợp (cụ thể là lập trình), và đi thực tập ngay từ 14,15 tuổi để trải nghiệm thực tế. Đến độ tuổi lao động, họ đã là những chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm. Họ không phải là những thần đồng hay thiên tài, mấu chốt ở đây là họ được định hướng từ sớm và được tạo điều kiện theo đuổi định hướng ấy đúng cách. 

Theo quan điểm của anh Tùng: "Việc phát triển kinh tế, xã hội cần phải đi kèm với phát triển giáo dục và định hướng sớm cho các bạn trẻ"

Ở thế giới chúng ta có Bill Gates, Mark Zuckerberg là những nhân tài trong lĩnh vực công nghệ và thành công từ khi còn rất trẻ. Tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ thấy những gì đến với họ không phải là ngẫu nhiên. Họ đã có cơ hội tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ, được định hướng và phát hiện thế mạnh từ sớm. Chính sự may mắn và tài năng đã tạo nên những tỷ phú công nghệ như ngày hôm nay. 

2. Lợi ích của định hướng công nghệ sớm với trẻ

Trong một xã hội thay đổi từng ngày nhờ công nghệ như hiện nay nhu cầu nghề nghiệp cũng thay đổi nhiều và có những ngành nghề chúng ta chưa từng biết xuất hiện. Nếu trước đây suy nghĩ “con trai học kỹ thuật, con gái học kinh tế” được mọi người biết đến rộng rãi thì ở thời đại 4.0, quan điểm này đã không còn đúng. 

Anh Tùng chia sẻ: “Bất kỳ giới tính nào cũng có thể học công nghệ và làm tốt trong lĩnh vực này. Đối với các ngành nghề khác, những hiểu biết về công nghệ, lập trình sẽ là lợi thế lớn giúp con cạnh tranh trong thị trường lao động. VD với các ngành như sale, marketing sẽ rất khó cạnh tranh nếu con làm việc ở nước ngoài bởi con không phải là người bản địa, không hiểu văn hóa địa phương. Trong khi ngôn ngữ lập trình được sử dụng chung trên toàn thế giới, nắm bắt được kỹ năng này, con sẽ có lợi thế dù làm ở bất kỳ ngành nghề nào”

Định hướng công nghệ có thể bắt đầu từ sớm bởi trẻ có khả năng học nhanh hơn so với người lớn. Việc học công nghệ với trẻ cũng cần chia theo độ tuổi thích hợp để trẻ tiếp cận tự nhiên và dễ dàng hơn. 

Làm trong lĩnh vực không liên quan đến công nghệ, chị Hằng từng có suy nghĩ học lập trình phù hợp với các bạn nam hơn, tuy nhiên khi công nghệ ngày càng đi sâu vào cuộc sống, con người không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với máy móc, trí tuệ nhân tạo (AI)... Trong quá trình tham vấn với nhiều học sinh cũng như phụ huynh, chị thường chia sẻ với các thí sinh khi lựa chọn nghề nghiệp cần cân nhắc theo nhu cầu xã hội bởi lúc đó ta sẽ “bán chất xám, kỹ cho thị trường lao động thì mình cần bán thứ người ta cần”. Chắc chắn kiến thức về công nghệ là những kỹ năng thiếu yếu và sớm muộn cần đưa vào chương trình học ở các trường.

Các bạn trẻ hiện nay được gọi là Digital Native (người bản địa kỹ thuật số), họ không chỉ chơi game, lướt web mà biết sử dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. 

Chị chia sẻ thêm về 5 thông điệp hướng nghiệp cho trẻ hiện nay:

5 thông điệp định hướng

Thuyết con nhím - giúp bố mẹ định hướng nghề nghiệp phù hợp với con.

Thuyết con nhím giúp bố mẹ định hướng nghề nghiệp phù hợp với con

Vậy làm sao để nuôi dưỡng thế mạnh và sở thích cá nhân của con? Bố mẹ có thể thử bằng cách giao cho con những công việc hằng ngày VD: nếu con rửa bát xong có thể sắp xếp rất gọn gàng thì bố mẹ có thể giao thêm nhiệm vụ cho con tự trang trí bàn học hoặc phòng học… vì rất có thể trẻ có thiên hướng về nghệ thuật, từ đó bố mẹ sẽ dễ dàng giúp trẻ phát hiện khả năng và phát huy thế mạnh đó của mình.

*Đăng ký tham dự Workshop: Định hướng nghề CNTT tại Việt Nam cho con - “Hiểu đúng nghề - Chọn trúng ngành”:  http://ldp.to/dinh_huong_hoc_CNTT_tai_VN

Thông tin workshop: https://mindx.edu.vn/blog/workshop-dinh-huong-nghe-cntt-tai-viet-nam-cho-con-hieu-dung-nghe-chon-trung-nganh  

Thời gian: 9 - 11h ngày 27/11/2022

Hình thức: Online trên nền tảng Zoom

Đối tượng: Phụ huynh học sinh của MindX, đang quan tâm tới việc định hướng cho con học ở VN

Link đăng ký sự kiện: http://ldp.to/dinh_huong_hoc_CNTT_tai_VN 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ