post
Giáo dục
288

Giáo dục sớm cho trẻ và những điều ba mẹ cần lưu ý

Trẻ nhỏ giống như những miếng bọt biển, có khả năng hấp thụ tất cả thông tin xung quanh và chủ động học hỏi. Do đó, mỗi trải nghiệm mới, mỗi từ ngữ các con học được, mỗi hành vi các con áp dụng đều là nền tảng cho sự phát triển trong suốt cuộc đời. Để tận dụng khả năng học tập và ghi nhớ trong những năm tháng đầu đời của trẻ, giáo dục sớm đã trở thành phương pháp được nhiều bậc ba mẹ tại Việt Nam quan tâm và áp dụng.

Định nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục sớm

Giáo dục sớm (Early Childhood Education – ECE) là một nhánh của lý thuyết giáo dục liên quan đến việc dạy trẻ em từ sơ sinh đến 8 tuổi. Tại Việt Nam, thông thường quá trình giáo dục sớm sẽ cần sự chú tâm và nỗ lực của ba mẹ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi (trước khi con vào lớp 1). 

 

Việc đầu tư giáo dục sớm cho trẻ sẽ là nền tảng cho hành trình tương lai: mọi giai đoạn giáo dục tiếp theo đều phụ thuộc vào sự thành công của nó. Giáo dục sớm cho trẻ tại Việt Nam thường được các bậc phụ huynh thực hiện theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: trong vòng 1 năm đầu đời của trẻ
  • Giai đoạn 2: trong thời gian từ 1 đến 3 tuổi
  • Giai đoạn 3: trong thời gian từ 3 đến 6 tuổi

 

dreamstime_s_171505266.jpg

Giáo dục sớm cho trẻ trong 1 năm đầu đời

Từ rất sớm, trẻ em đã có khả năng quan sát thụ động, ghi nhận vẻ ngoài của sự vật và hình thành hệ thống lý giải các kiến thức. Nhờ đó, trẻ có thể dự đoán, giải thích và suy luận về các hiện tượng, thậm chí can thiệp để thay đổi chúng. Những hiểu biết sơ khai về thế giới xung quanh, con người, sinh vật và đồ vật sẽ là nền tảng cho quá trình giáo học tập của trẻ sau này.

 

Vì sao ba mẹ nên chú tâm đến giáo dục sớm trong 1 năm đầu đời của trẻ?

Ngay từ khi sinh ra, các giác quan của trẻ đã sẵn sàng để bắt đầu học hỏi. Phần lớn việc học này diễn ra đầu tiên khi các em nhìn thế giới xung quanh. Trẻ sơ sinh dành khoảng 20% thời gian thức để khám phá bằng mắt. Khi khả năng chú ý và thể chất của trẻ phát triển, trẻ sẽ bắt đầu những cách mới để tương tác với mọi người và đồ vật trong môi trường của mình.

 

Chất lượng của sự tương tác sớm giữa ba mẹ và trẻ sơ sinh liên quan đến kỹ năng tự điều chỉnh trong tương lai của trẻ. Tự điều chỉnh là khả năng điều chỉnh cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, hành động và sự chú ý. Khả năng tự điều chỉnh của trẻ sơ sinh còn hạn chế. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ và thực hành của người lớn, các con hoàn toàn có thể phát triển các kỹ năng tự điều chỉnh.

 

Sách và đồ chơi giáo dục cho trẻ ở giai đoạn này thường khuyến khích tính tò mò, chủ động, kiên trì và sáng tạo. Bởi trẻ sơ sinh có bản chất tò mò - đặc biệt là về người khác! Điều này có nghĩa là những điều thu hút con trong năm đầu đời hơi khác một chút. 

 

Đối với trẻ sơ sinh, người lớn là “đồ chơi” hấp dẫn nhất trong phòng. Trẻ đặc biệt bị mê hoặc bởi khuôn mặt của người lớn và thích nghe những giọng nói quen thuộc. Lúc này, ba mẹ nên nuôi dưỡng trí tò mò và khả năng sáng tạo của trẻ bằng cách giới thiệu cho con những hình ảnh, âm thanh và đồ vật mới. Thông qua vui chơi, trẻ sơ sinh học về đồ vật và người khác, đồng thời xây dựng các kỹ năng trên các lĩnh vực học tập.

 

Bai 6 anh 1.png

 

Các hoạt động giáo dục sớm ba mẹ nên áp dụng lúc này

Ba mẹ là người thầy quan trọng nhất của trẻ. Ba mẹ có thể thử áp dụng các hoạt động dưới đây trong quá trình dạy con. Đừng áp lực khi bạn không đủ thời gian để thực hiện tất cả, chỉ cần một hoạt động và kiên trì thực hiện, ba mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra tiến bộ từ con.

  • Học cách đọc và phản hồi các tín hiệu của trẻ sơ sinh. Đưa ra những gợi ý như sử dụng giọng nói nhỏ nhẹ, đung đưa hoặc di chuyển đến một không gian yên tĩnh để giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc và hành vi.
  • Thiết lập các hoạt động và thói quen có thể dự đoán được. Ba mẹ có thể muốn thử đọc sách trước khi đi ngủ hoặc đếm ngón chân của bé trước khi đi tất.
  • Sử dụng giọng nói nhẹ nhàng để giải thích về cảm xúc của trẻ, ngay cả khi bạn cho rằng con mình còn quá nhỏ để hiểu. Trẻ sơ sinh sẽ phản ứng với giọng nói và cảm giác bình tĩnh của chúng ta.
  • Làm mẫu một tư duy tò mò qua việc sử dụng các câu nói “Vì sao lại thế nhỉ?”, “Nếu mình làm như này thì sao nhỉ?”. Kế tiếp, ba mẹ hãy đưa ra lý do tại sao việc đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra lại quan trọng và điều đó khiến ba mẹ cảm thấy thế nào.
  • Khuyến khích trẻ tự thử mọi thứ - khi trẻ mới tập bò chỉ vào một món đồ chơi ngoài tầm với, ba mẹ hãy để trẻ có cơ hội tự tìm ra giải pháp.
  • Làm gương về sự bình tĩnh, đặc biệt khi trẻ sơ sinh đang phải trải qua những cảm xúc lớn (khi con cáu giận, khóc,...). Ba mẹ hãy giải thích về cách con đang phản ứng và cảm nhận từ ba mẹ trước cảm xúc của con. Đây chính là cách gợi mở cho con về quản lý cảm xúc.
  • Hãy làm theo sự dẫn dắt của trẻ sơ sinh bằng việc dành không gian và thời gian cho trẻ khám phá đồ chơi theo cách riêng của mình - ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải xem trẻ lặp đi lặp lại một hành động. Đây là cách các em bé của ba mẹ đang học hỏi.

Giáo dục sớm cho trẻ từ 1-3 tuổi

Nếu ba mẹ chưa có điều kiện và thời gian để áp dụng giáo dục sớm cho con từ năm đầu đời thì ba mẹ vẫn có thể yên tâm giúp con phát triển tốt hơn trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi.

 

Thời kỳ này, em bé của ba mẹ có nhiều cột mốc phát triển quan trọng được thể hiện qua việc hoàn thiện các kỹ năng như: thể hiện tính độc lập cao hơn, nhận ra bản thân trong ảnh hoặc gương, ghép các từ lại với nhau, nói thành câu hoàn chỉnh, khám phá những đồ vật và con người xung quanh. Đây đều là những điều mà hầu hết trẻ em thường làm được ở một độ tuổi nhất định.

 

Ba mẹ nên hướng tới mục tiêu nào trong giai đoạn này?

80% bộ não của con phát triển trước ba tuổi. Trong những năm này, bộ não của con bắt đầu phát triển các kỹ năng về trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy và lý luận. Con sẽ học bằng cách bắt chước hành vi của người khác, đặc biệt là người lớn và trẻ lớn. Đó cũng có thể là khoảng thời gian đầy thử thách khi trẻ bắt đầu thể hiện hành vi thách thức và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh.

 

Để tận dụng khả năng “bắt chước” nhanh chóng của con, ba mẹ có thể thực hiện các hoạt động giáo dục sớm sau

  • Hãy dịch cử chỉ của con thành từ và những từ đơn lẻ thành câu. (“Con có muốn thêm nước trái cây vào cốc của mình không?”) Hãy bình luận về bất cứ điều gì con đang làm, nhìn thấy và cảm nhận. Trẻ mới biết đi học từ mới suốt cả ngày.
  • Cùng con nhảy, vỗ tay và gõ theo nhịp nhạc! Con bạn đang học cách phối hợp các chuyển động của mình. Bé cũng học bằng cách quan sát và bắt chước ba mẹ.
  • Khuyến khích con bạn khám phá đồ chơi theo nhiều cách khác nhau – chạm, đập, xếp chồng. Chơi các trò chơi theo lượt đơn giản, như giấu gấu bông. Cát và nước là những vật liệu thú vị, an toàn để trẻ khám phá khi vui chơi ngoài trời! Chúng sẽ giúp con học về nguyên nhân và kết quả - điều gì khiến mọi việc xảy ra!
  • Chọn những cuốn sách có hình ảnh lớn về những thứ mà con quan tâm – côn trùng, động vật, con người và máy móc. Ba mẹ hãy nói về những bức tranh, đặt những câu hỏi đơn giản (“Con sâu bướm ở đâu?”). Lúc này con sẽ nỗ lực học cách cầm một cuốn sách và cách tự mình nhìn vào cuốn sách.
  • Hãy hỏi con những câu hỏi khiến trẻ phải suy nghĩ: “Chúng ta cần làm gì để lau sạch vết thức ăn này?”. Ba mẹ hãy sử dụng những từ giúp con gọi tên và hiểu được cảm xúc của mình, đồng thời giới thiệu từ vựng mới. Những em bé hai tuổi sẽ hào hứng bởi con đang học cách sử dụng ngôn ngữ cho nhiều mục đích.
  • Các bài hát có vần điệu đơn giản cũng là một cách dạy con hiệu quả. Ba mẹ hãy hát những bài hát về việc di chuyển các bộ phận cơ thể khác nhau. (“Giơ hai tay lên trời, giơ cao lên!”) bởi các bé hai tuổi rất thích học qua âm nhạc.
  • Chơi các trò chơi giả vờ đơn giản với trẻ hai tuổi, như búp bê, tiệc trà hoặc thú nhồi bông sẽ giúp con bạn xây đường bằng các khối hoặc giải câu đố. Ba mẹ hãy cung cấp những vật liệu mà con có thể sử dụng để sáng tạo hoặc khám phá, như bút màu, đất nặn hoặc sơn ngón tay. Hãy để em bé hai tuổi giúp ba mẹ những công việc đơn giản trong nhà như quét nhà, cất đồ chơi hoặc rửa đồ. Trí tưởng tượng và kỹ năng tự giúp đỡ của con sẽ phát triển qua những hoạt động này.
  • Trong độ tuổi này, em bé của ba mẹ đã sẵn sàng đọc những cuốn truyện có cốt truyện đơn giản. Bé sẽ thích thú với những câu chuyện có từ hoặc cụm từ lặp đi lặp lại mà bé có thể nói khi ba mẹ chỉ vào các từ đó. Ba mẹ hãy hỏi con về những gì đã xảy ra trong câu chuyện: “Lúc đó con chó đã làm gì? Nó trốn ở đâu?” và khuyến khích con chọn cuốn sách để đọc trước giờ ngủ. Đây chính là thời điểm con học tập và xây dựng niềm yêu thích với những cuốn sách.

Bai 6 anh 3.png

Giáo dục sớm cho trẻ từ 3-6 tuổi

Giai đoạn này thường được biết đến là giai đoạn tiền tiểu học. Nhiều ba mẹ có thể nghĩ rằng giáo viên mầm non sẽ là người dẫn dắt chính ở thời kỳ này. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần kết hợp với nhà trường qua các hoạt động giáo dục sớm tại nhà để giúp con chuẩn bị tốt hơn cho quá trình học tập ở trường tiểu học sau này.

 

Đích đến của hoạt động giáo dục sớm với các em bé trong độ tuổi mầm non

 

Từ 3 đến 6 tuổi, con đang trải qua quá trình phát triển vượt bậc về nhận thức, thể chất và xã hội ở độ tuổi này. Các con tò mò, khao khát kiến thức và sẵn sàng học tập. Trường mầm non bao gồm nhiều hoạt động giảng dạy khác nhau sẽ giúp con phát triển khả năng nhận thức và vận động, chẳng hạn như kể chuyện, ca hát, vẽ và chơi. Mục tiêu hướng tới việc học tập và phát triển của trẻ em trong năm lĩnh vực: sức khỏe, ngôn ngữ và khả năng đọc viết sớm, phát triển xã hội, khoa học và toán học, và nghệ thuật.

 

Nếu ba mẹ đã bỏ lỡ 2 giai đoạn giáo dục khi con sơ sinh và con ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi thì liệu có ảnh hưởng đến kết quả giáo dục sớm? Chưa có một thống kê chính thức về kết quả phát triển ở trẻ được tham gia giáo dục sớm trong các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, đúng như tên gọi của phương pháp này, việc ba mẹ bắt kịp thời điểm giáo dục cho con chắc chắn sẽ mang lại những kết quả tích cực.

  • Phương pháp giáo dục con sẽ được trải nghiệm ở các trường mầm non
  • Phương pháp giáo dục sớm Montessori – Phương pháp giúp trẻ phát triển cá nhân
  • Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman - Phương pháp giúp kích thích trí thông minh của trẻ 
  • Phương pháp giáo dục Shichida - Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
  • Phương pháp HighScope - Phương pháp giúp con chủ động hơn trong mọi hoạt động và học tập 
  • Phương pháp giáo dục sớm STEAM 

Bai 6 anh 2.png

Phương pháp giáo dục STEAM dành cho ba mẹ Việt

STEAM là một thuật ngữ được viết tắt từ STEM và ART (Nghệ thuật). Trong đó STEM bao gồm Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kĩ thuật và Math – Toán học. Đây được coi là một phát minh vô cùng sáng tạo của Trường Thiết kế Rhode Island (Mỹ) và hiện đang được áp dụng bởi nhiều nhà giáo dục cũng như các trường học tại nhiều nước trên thế giới.

 

STEAM là hình thức giáo dục kiểu mới mà ở đó, các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học được sử dụng đồng thời trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. Nó là phương pháp lý tưởng để thay thế cho phương pháp giáo dục truyền thống, chuyển đổi từ việc đánh giá dựa trên tiêu chuẩn điểm số sang coi trọng quá trình học tập và kết quả cuối cùng như nhau.

 

Trên thế giới không có quy định về độ tuổi “phù hợp” để bắt đầu học STEAM. Trong một nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Phát triển Trẻ em của Đại học John Hopkins, cả trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi cũng có thể hứng thú với hiện tượng vật lý về trọng lực qua việc liên tục thả ô tô đồ chơi rơi khỏi mép bàn. Đối với trẻ ở mẫu giáo và tiểu học, trí tò mò khiến con có nhiều hứng thú với các môn học STEM.

 

Hiện nay, ba mẹ tại Việt Nam có thể dễ dàng tham khảo và cho con tham gia các khóa học STEM tại những đơn vị đào tạo chất lượng như MindX.

 

Khóa học STEM Robotics tại MindX là một chương trình giáo dục đặc biệt được thiết kế dành cho các bé từ 6 - 15 tuổi có hứng thú, đam mê với robot. Tham gia khóa học, các bé sẽ có những kiến thức về lắp ráp và lập trình robot từ những khái niệm cơ bản đến những kỹ thuật nâng cao, đồng thời rèn luyện tư duy và kỹ năng như:

  • Tư duy sáng tạo
  • Tư duy logic
  • Phát triển kỹ năng công nghệ
  • Phát triển các kỹ năng mềm về giao tiếp và làm việc nhóm, tự lập và giải quyết vấn đề

Một điểm đáng chú ý là trong khóa học STEM Robotics, MindX sử dụng hoàn toàn bộ VEX GO và VEX IQ từ thương hiệu VEX Robotics - một trong những bộ đào tạo Robotics hiện đại nhất trên thế giới để giảng dạy. Điều này đảm bảo rằng các em sẽ được tiếp cận với công nghệ và thiết bị mới nhất, từ đó học hỏi và phát triển tối đa khả năng của mình.

 

photo_61072795779413918181_y.jpg

 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Phương pháp giáo dục sớm
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ