post
Tin tức
969

Lập trình viên tại Nhật: Cơ hội dành cho ai?

Con đường đến với Nhật Bản

Tự nhận mình gặp nhiều may mắn trong quá trình chuẩn bị hành trang sang Nhật làm việc, diễn giả của chương trình - Huỳnh Hà Bridge Software Engineer (BrSE) tại Rikai Technology, Nhật Bản cho biết, khi có ý định đi Nhật, Hà bắt đầu học tiếng Nhật và có cơ duyên pass phỏng vấn khi có một công ty Nhật đến trường phỏng vấn sinh viên. Tuy nhiên để có được sự may mắn đó không phải ngẫu nhiên xuất hiện mà đó là cả một chặng đường chuẩn bị kỹ lưỡng của Huỳnh Hà. 

Huỳnh Hà - Diễn giả webinar "Lập trình viên tại Nhật - Cơ hội danh cho ai?"

Diễn giả: Huỳnh Hà - Bridge Software Engineer (BrSE) tại Rikai Technology, Nhật Bản. Cựu học viên tại MindX, với hơn 2 năm sống và làm việc tại Nhật Bản.

Trước khi trúng tuyển, Huỳnh Hà đã rải CV ở một số nơi và trải qua 3 lần phỏng vấn mới pass vào công ty hiện tại. Chia sẻ về quá trình phỏng vấn, Huỳnh Hà cho biết quá trình phỏng vấn gồm 3 vòng. Ở vòng 1 bạn sẽ trao đổi trực tiếp với người Nhật để kiểm tra trình độ ngoại ngữ có đáp ứng được công việc cũng như thái độ với công ty như thế nào (đây có thể coi là vòng quan trọng nhất). Với các công ty outsource, vòng 2 sẽ phỏng vấn về technical để kiểm tra năng lực chuyên môn còn với các công ty product bạn sẽ được hỏi sâu hơn về thuật toán và có các bài test chuyên môn. Vòng cuối cùng bạn sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với giám đốc để đánh giá lần cuối, tuy nhiên tùy vào từng công ty sẽ có vòng 3 hay không. 

Về kinh nghiệm phỏng vấn với các công ty Nhật, diễn giả cho biết trước tiên bạn hãy thật tự tin, tiếp theo hãy chú ý thái độ, cách ăn mặc, cử chỉ, tác phong và quan trọng là hãy chuẩn bị vốn tiếng Nhật thật tốt. Bật mí thêm một bí quyết để tăng cơ hội trúng tuyển là bạn hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng với những câu đơn giản như: "Nếu pass vào công ty, tôi sẽ được sống ở đâu, thành phố đó như thế nào? hoặc đơn giản là những câu hỏi về suy nghĩ của họ thế nào về Việt Nam"...

Hành trang trước khi sang Nhật

Ngành CNTT không bị ảnh hưởng bởi dịch, tuy nhiên tình hình kinh tế khó khăn khiến việc tuyển dụng nhân viên của các công ty Nhật cũng sẽ khó hơn kéo theo yêu câu của các công ty sẽ càng cao hơn. Vì vậy song song với việc học tiếng Nhật, bạn cần học thêm các công nghệ mới, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn.

Một điều quan trọng mà bạn cần chuẩn bị là trình độ ngoại ngữ. Bạn sẽ cần có trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N3 hoặc có khả năng giao tiếp tốt và ngoại ngữ này không thể thay thế bằng tiếng Anh bởi số lượng nhân viên được tuyển bẳng tiếng Anh chiếm tỷ lệ rất thấp và hầu như chỉ tuyển ở các nước khác, còn với các lập trình viên đến từ Việt Nam, bạn bắt buộc phải biết tiếng Nhật.

Xoay quanh những thắc mắc về vấn đề bằng cấp, khách mời cho biết tại Nhật không quan trọng bằng cấp nhưng đây là thứ tối thiểu bạn cần có. Trong trường hợp không có bằng Đại học, bạn có thể thi chứng chỉ FE (Fundamental Engineer), đây là chứng chỉ chuẩn kỹ sư CNTT của Nhật Bản và được đánh giá cao hơn cả bằng Đại học.

Một số câu hỏi từ khán giả:

1. Vị trí kỹ sư cầu nối tại Nhật thiên về làm front end hay back end?

Không quan trọng Frond end hay back end, đây chỉ là stack công nghệ để triển khai. Quan trọng là bạn cần hiểu nhiều, hiểu base system chạy như thế nào để làm việc với team của mình và khách hàng.

2. Môi trường làm việc tại Nhật khác Việt Nam như thế nào?

Khác biệt lớn nhất:

- Người Nhật rất kỷ luật. VD bạn commit thời gian hoàn thành công việc trong bao lâu thì họ sẽ tin bạn sẽ hoàn thành đúng thời gian đó.

- Văn hóa tiền bối hậu bối rất được coi trọng, điều này không liên quan đến tuổi tác mà phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn và các tiền bối sẽ nhận được sự tôn trọng rất lớn từ các hậu bối.

- Và quan trọng bạn phải thật đúng giờ.

3. Nếu đã gần 30 tuổi thì chuyển sang ngành lập trình có khó khăn không?

Chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nhưng nếu bạn thật sự muốn thì hãy chấp nhận đánh đổi, chấp nhận bắt đầu từ fresher với mức lương thấp hơn. Tuy nhà tuyển dụng sẽ dành ít sự ưu tiên cho những ứng viên fresher lớn tuổi nhưng chỉ cần bạn thể hiện sự quyết tâm, cùng trình độ tiếng Nhật N2+ hoặc N1... thì các công ty tại Nhật sẽ xem xét bạn có phải là một ứng viên tiềm năng và có thái độ phù hợp với công ty hay không.

Hi vọng với những chia sẻ của Huỳnh Hà đã giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về cuộc sống và môi trường làm việc cũng như góp phần giúp các bạn chuẩn bị hành trang chinh phục công việc tại Nhật Bản. Chúc các bạn sớm thực hiện được mục tiêu chinh phục đất nước mặt trời mọc của mình và đừng quên theo dõi các sự kiện tiếp theo tại MindX!

--------------------------------------------------

Bạn đã sẵn sàng trở thành 1 lập trình viên quốc tế hay chưa? Tham khảo thêm thông tin về chương trình Global Developer ngay nhé.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn