Google được mệnh danh là nơi làm việc lý tưởng nhất thế giới. Trở thành thực tập sinh lập trình viên của Google là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ yêu công nghệ thích lập trình. Quy trình phỏng vấn của Google khá khó nhưng cũng không kém phần thú vị. Một số công ty công nghệ ở Việt Nam cũng đang học theo quy trình tuyển dụng này. Cùng xem quy trình tuyển dụng của Google để rút ra những tips hữu ích cho quá trình phỏng vấn của các bạn nhé.
Để bắt đầu quá trình xét tuyển làm thực tập sinh của Google thì việc đầu tiên phải làm đó là nộp hồ sơ online. Hồ sơ bao gồm CV (Résumé), thư xin việc (Cover letter) và trả lời 1 số câu hỏi online. Hồ sơ phải nêu được điểm số, thành tích cũng như kinh nghiệm liên quan tới vị trí thực tập. Sau khi nộp hồ sơ, ứng viên phải đợi thêm vài tuần mới biết kết quả vòng đăng kí.
Sau vòng đăng kí online, những ai vượt qua sẽ được ban nhân sự gọi điện trực tiếp để phổ biến về quy trình phỏng vấn. Họ sẽ hỏi các ứng viên thực tập sinh lập trình tương lai về điểm số GPA, SAT,... để xác nhận lại và xem liệu bạn có đủ khả năng để tiến hành phỏng vấn trực tiếp hay không.
Tại vòng phỏng vấn trực tiếp, ứng viên sẽ có thời gian là 45 phút để trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Các câu hỏi này xoay quanh những kiến thức cơ bản thậm chí ngớ ngẩn chẳng liên quan tới lập trình. Ví dụ: Một chiếc xe bus chứa được bao nhiêu quả bóng golf? Cả bang Missouri có bao nhiêu cửa hàng Starbucks? Nếu không hỏi những câu như trên thì họ sẽ đưa ra những câu hỏi khó, có tính chuyên môn và đòi hỏi tầm hiểu biết cao. Sẽ có tổng cộng 4-5 cuộc phỏng vấn trực tiếp như vậy trước khi hội đồng xét tuyển đưa ra quyết định cuối cùng.
Rohan Shah - 19 tuổi, Illinois Mỹ vừa hoàn thành kì thực tập tại Google. Cậu bạn được đánh giá là một trong những lập trình viên thực tập xuất sắc tại Google. Rohan Shah đã chia sẻ những bí quyết để lọt mắt xanh nhà tuyển dụng Google.
Trong phần đăng kí online, phần lớn sinh viên đều khoe điểm số, việc học tập cũng như những kinh nghiệm trong quá khứ đã rèn luyện được. Bản đăng kí của Shah thì không nhấn mạnh vào phần đó, mình chỉ nhắc tới việc có thể nói được 3 ngoại ngữ khác nhau, nhận được bằng khen tình nguyện, công việc trợ giảng cho trường và thậm chí là thiết kế một ứng dụng trên Android. Để đăng kí làm thực tập sinh của Google thì chắc chắn bạn phải là sinh viên giỏi trở lên nhưng cách phô trương điểm số không làm ban tuyển sinh ấn tượng. Họ ấn tượng với những gì mình đã làm được. Vì thế hãy biết khiêm tốn và chỉ khoe ra những điều khiến họ nhớ tới bạn.
Chỉ có tạo sự khác biệt thì bạn mới khiến Ban tuyển sinh ấn tượng với mình. Vòng phỏng vấn trực tiếp chính là cơ hội để bạn tạo ra sự khác biệt. Nhiều khi cuộc phỏng vấn đó sẽ có 4-5 ứng viên nữa cũng phỏng vấn cùng lúc. Bạn cần phải khác biệt so với họ. Bạn có thể làm nổi bật những kinh nghiệm của mình, cho ban tuyển sinh thấy được kiến thức vững chắc của mình hay sự hài hước khi trả lời những câu hỏi ngớ ngẩn như trên. Toàn bộ câu trả lời trong buổi phỏng vấn mình được nói nhưng mình có thể chia sẻ bí quyết của mình. Đó chính là tạo sự khác biệt cũng như làm một thứ gì đó trở nên hữu ích hơn. Ví dụ bạn nói cho họ về 1 ứng dụng bạn đã làm nhằm mục đích giúp đỡ các bác sĩ trong việc đo nhịp tim chẳng hạn. Đấy chính là điểm khác biệt của bạn so với những người khác.
Lập trình viên thực tập của Google quan trọng nhất vẫn là kiến thức. Bạn phải cực kỳ nắm chắc kiến thức cơ bản. Có cơ bản thì lúc đó bạn mới có thể sáng tạo dựa trên nền tảng đó. Thế nên hãy học tập chăm chỉ. Điều quan trọng nữa là hãy đọc thật nhiều. Google sẽ không tuyển những người chỉ giỏi mà không có kiến thức về xã hội cũng như kỹ năng mềm. Đọc sách là cách để bạn vừa có kiến thức, vừa làm giàu vốn ngôn ngữ, kiến thức xã hội của mình. Nếu bạn có khả năng thì bạn hãy tham gia các khóa học từ cơ bản đến chuyên sâu về lập trình để vừa học hỏi thêm kiến thức, vừa rèn luyện các kỹ năng cần thiết của 1 lập trình viên giỏi. Thông tin chi tiết xem tại đây. Một số bài viết cùng chủ đề Du học ngành công nghệ thông tin và cơ hội định cư