post
Giáo dục
Sự nghiệp
Thông tin hữu ích
6617

Business Analyst học ngành gì & Trường nào tốt cho công việc?

Business Analyst (BA) đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ thông tin. Công việc của một BA là phân tích, đánh giá và hiểu rõ về các hoạt động kinh doanh của một tổ chức, sau đó áp dụng kiến thức về công nghệ và phân tích dữ liệu để đưa ra các giải pháp cải tiến và tối ưu hóa hoạt động. Vậy bạn có đang thắc mắc rằng để trở thành một BA thì nên học ngành gì? Học ở đâu? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!

Làm Business Analyst thì học ngành gì?

Hiện nay, vai trò của Business analyst đang ngày càng phát triển và các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều chuyên gia BA. Nhiều người quan tâm đến công việc này thường không biết bắt đầu từ đâu và nên học ngành nào trong trường đại học. Một phần lý do cũng vì các trường học ở Việt Nam chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về Business analyst. Nhưng bạn vẫn có thể tham khảo những ngành học sau đây để làm công việc này:

1. Hệ thống thông tin quản lý

Để trở thành một Business Analyst, một lựa chọn phổ biến là học ngành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems). Học ngành Hệ thống thông tin quản lý mang lại lợi thế kết hợp kiến thức về kinh doanh và công nghệ thông tin. Điều này rất hữu ích cho vai trò của một Business Analyst, vì bạn cần giao tiếp và làm việc với nhiều bên liên quan trong dự án. Hiểu biết về kinh doanh và công nghệ thông tin giúp Business Analyst phân tích yêu cầu và đưa ra giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp. Và trong ngành này cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc phân tích, thiết kế và quản lý hệ thống thông tin trong doanh nghiệp:

  • Kinh tế: Bạn sẽ cần học về kinh tế học vi mô và vĩ mô, bao gồm cung cầu, giá cả, thị trường và hành vi tiêu dùng. Hay các kiến thức về kế toán, tài chính và marketing cũng rất cần thiết để hiểu về quy trình kinh doanh và quản trị dự án, quản lý trong môi trường doanh nghiệp.
  • Hệ thống thông tin - công nghệ thông tin: Ban sẽ cần thêm các kiến thức về tin học cơ sở, kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các phương pháp quản lý hệ thống thông tin để áp dụng vào thực tế. Sau đó, bạn cần nắm những kiến thức chuyên sâu về hệ thống thông tin kinh doanh, thiết kế và lập trình web kinh doanh, hay tích hợp quy trình kinh doanh vào hệ thống ERP,... để phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu.

2. Công nghệ thông tin

Học công nghệ thông tin để làm Business Analyst

Business Analyst (BA) là một vị trí trong lĩnh vực phân tích hệ thống và quản lý dự án, hơn nữa, với thời đại công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay thì Công Nghệ Thông Tin (CNTT) nhanh chóng trở thành ngành “hot”. Sinh viên học CNTT sẽ được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin và phát triển phần mềm, điều này có lợi khi làm việc trong vai trò BA.

Để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp, bạn cần bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh và phân tích hệ thống. Điều này có thể được đạt được bằng cách tự học hoặc tham gia các khóa đào tạo, chứ không nhất thiết phải học một ngành khác. Các kiến thức về quản lý dự án, quy trình kinh doanh, phân tích yêu cầu, mô hình hóa hệ thống và kỹ năng giao tiếp sẽ rất hữu ích cho một BA.

Ngoài ra, kỹ năng mềm cốt lõi như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề cũng là yếu tố quan trọng trong vai trò BA. Việc phối hợp và làm việc với các bộ phận kỹ thuật và kinh doanh yêu cầu một sự hiểu biết và giao tiếp hiệu quả. Một số chuyên ngành mà bạn có thể tham khảo:

  • Khoa học máy tính.
  • Kỹ thuật phần mềm.
  • Kỹ thuật máy tính.
  • An toàn thông tin.

3. Kinh tế

Để làm Business Analyst, không yêu cầu một ngành học cụ thể, nhưng một số chuyên ngành trong nhóm ngành kinh tế có liên quan đến vai trò BA và cung cấp kiến thức phù hợp. Dưới đây là phân tích chi tiết về các chuyên ngành này:

  • Nhóm ngành quản trị: Các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương, marketing,... cung cấp kiến thức rộng về quản trị và phát triển kỹ năng để trở thành nhà quản trị trong tương lai.
  • Nhóm ngành tài chính: Học các chuyên ngành này sẽ cung cấp kiến thức về tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm.
  • Nhóm kế toán và kiểm toán: Mặc dù có thể có sự tách biệt trong việc học tại các trường, công việc sau này của hai ngành này có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều làm việc với sổ sách và các con số, tuy nhiên, kiểm toán là quá trình kiểm tra công việc của người làm kế toán.

Mặc dù vậy, những nhóm ngành kinh tế thường thiếu kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin (CNTT), dẫn đến khó khăn trong việc lấy yêu cầu, phân tích và đưa ra các giải pháp chuyên sâu về kỹ thuật. Trong quá trình làm BA, bạn có thể tự học và bổ sung kiến thức về CNTT hoặc tham gia các khóa học chuyên sâu về BA.

Dù học bất cứ ngành nào, bạn cũng không cần lo lắng bởi các công ty hiện nay không yêu cầu bắt buộc bạn phải học các ngành này để trở thành Business Analyst chuyên nghiệp. Những ngành và kỹ năng trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết trong vai trò Business Analyst. Quan trọng nhất là bạn nắm vững kiến thức về phân tích kinh doanh, hiểu về quy trình kinh doanh và có khả năng tương tác và giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan trong dự án.

Danh sách các trường đại học có ngành học liên quan đến Business Analyst

Danh sách các trường đại học có ngành học liên quan đến Business Analyst

1. Các trường đại học có các ngành Công nghệ

  • Trường đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (UIT): Đây là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực Công nghệ thông tin. UIT có các chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin như Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Thương mại điện tử,...
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Đây là một trong những trường đại học công lập hàng đầu có chất lượng giảng dạy cũng như điểm đầu vào thuộc top đầu tại Việt Nam. Trường được thành lập vào năm 1956 và có các ngành đào tạo về Khoa học máy tính, Kỹ thuật điện tử, Toán ứng dụng,... Các ngành này sẽ giúp sinh viên có kiến thức về công nghệ thông tin và cách áp dụng nó trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
  • Trường Đại học FPT: Đây là một trường đại học tư thục đầu tiên do một doanh nghiệp đứng ra thành lập với 100% vốn đầu tư từ Tập đoàn FPT. Một số ngành tại đây mà bạn có thể tham khảo như Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo (AI),...
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT): Xuất phát điểm từ Trường Đại học Bưu điện 1953 trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, PTIT đã trở thành một trong những trường đi đầu trong việc đào tạo công nghệ thông tin. Một số ngành về công nghệ bạn có thể tham khảo như Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, An toàn thông tin, Mạng máy tính và Truyền thông, Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ tài chính (Fintech),...

2. Các trường đại học có các ngành Kinh tế

  • Trường đại học Ngoại thương (FTU): FTU là một trường đại học công lập của Việt Nam,có trụ sở chính tại số 91 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Có thể nói đây là một trong những trường có chất lượng giảng dạy cũng như trình độ sinh viên hàng đầu Việt Nam. Một số ngành kinh tế nổi bật tại đây có thể kể đến như Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng,...
  • Trường đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Trường được thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Với định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, NEU nhanh chóng trở thành trường đại học top đầu. Một số ngành bạn có thể tham khảo như Kinh tế Chính trị, Kinh tế Quốc tế, Kinh tế Phát triển, Kinh tế học, Quản trị kinh doanh,...
  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH): UEH được thành lập vào năm 1976 và hiện nay có 8 khoa và 1 viện bao gồm Khoa Kinh tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Khoa Luật, Khoa Ngoại thương, Khoa Công nghệ thông tin,...
  • Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL): Đây là trường đại học đào tạo và nghiên cứu khối ngành kinh tế, kinh doanh quản lý và luật hàng đầu Việt Nam nói chung và tại khu vực phía Nam nói riêng. UEL có các ngành kinh tế như Kinh tế học, Kinh tế và Quản lý Công, Kinh doanh Quốc tế, Kinh doanh và Quản lý, Quản trị kinh doanh,

Ngoài ra còn một số các trường khác mà bạn có thể cân nhắc như Học viện Ngân Hàng, Học viện Tài chính, Trường đại học Thương Mại, Trường đại học Công Nghệ, Đại học Khoa học Tự nhiên,...

Và trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan với những ngành học cũng như các trường đại học giảng dạy các kiến thức liên quan tới Business Analyst. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành phù hợp. Bạn cũng có thể tham khảo KHÓA HỌC BUSINESS ANALYST (IT) của MindX - Thời gian học chỉ 8 tháng có giới thiệu việc làm lâu dài sau khóa học.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ