John Dewey, một triết gia và nhà tâm lý học người Mỹ, đã đưa ra thuật ngữ “tư duy phản biện” để mô tả mục tiêu giáo dục hướng tới rèn luyện tư duy một cách khoa học. Dewey định nghĩa tư duy phản biện là sự kiểm tra tích cực, kiên trì và cẩn thận về một niềm tin hoặc dạng kiến thức thay vì chấp nhận chúng một cách thụ động. Một người có khả năng tư duy phản biện sẽ đặt những câu hỏi phù hợp để có được nhiều thông tin nhất có thể, thay vì hài lòng với câu trả lời mình nhận được. Một đứa trẻ có khả năng này sẽ có thể phân tích mọi thứ một cách hợp lý.
Kỹ năng tư duy phản biện không phải là một kỹ năng bẩm sinh. Kỹ năng này cần được học tập và rèn luyện với nỗ lực lâu dài. Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho con từ sớm sẽ giúp em bé của ba mẹ hình thành quan điểm và ý tưởng riêng, con sẽ hiểu mọi người hơn và nhận thức được những người mà con tiếp xúc có thể trở thành bạn tốt hay không.
Có thể nói tư duy phản biện có hai phần chính gồm phần 1 là tập hợp các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. Phần 2 là sử dụng trí tuệ, thông tin để hướng dẫn hành vi tiếp theo. Cụ thể, ba mẹ có thể quan sát cách con tương tác với một món đồ chơi mới. Việc con quan sát, lật ngược món đồ chơi là cách trẻ thu thập thông tin và sau đó chính là thử nghiệm những cách chơi đúng. Việc con tự tìm ra cách chiến thắng hoặc hoàn thành một trò chơi mới như các miếng gỗ xếp hình chính là minh chứng cho kỹ năng tư duy phản biện kết hợp với giải quyết vấn đề của con.
Một biểu hiện dễ nhận thấy hơn nữa chính là việc bạn nhỏ của ba mẹ thường xuyên đặt câu hỏi “vì sao”. Đây là dạng câu hỏi phổ biến của trẻ em để liên kết kiến thức từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ đó hình thành tuy duy phản biện trước những vấn đề, kiến thức mới.
1. California Critical Thinking Skills Test (CCTST)
Đây là dạng bài kiểm tra được sử dụng rộng rãi nhất, bao gồm một nhóm các bài kiểm tra với các phiên bản khác nhau được điều chỉnh theo lứa tuổi, trình độ học vấn và lĩnh vực chuyên môn. Bài kiểm tra này được xây dựng dựa trên nghiên cứu và được coi là thước đo đáng tin cậy, khách quan về các kỹ năng tư duy cốt lõi. Nó cho phép người làm bài thể hiện các kỹ năng tư duy phản biện cần thiết để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định thành công.
Nó yêu cầu người tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm - có độ khó và độ phức tạp khác nhau - về các tình huống hàng ngày phù hợp với nhóm đó. Kết quả kiểm tra được cung cấp trên thang đo mô tả điểm mạnh và điểm yếu trong các lĩnh vực kỹ năng tư duy phản biện khác nhau, chẳng hạn như kỹ năng lý luận tổng thể, phân tích, đánh giá và suy luận.
2. The Watson Glaser Critical Thinking Appraisal
Bài kiểm tra này được thiết kế để giúp các tổ chức đưa ra quyết định về nhân sự và phát triển. Nó được hoàn thành trực tuyến, với các câu hỏi kiểm tra được lấy từ một ngân hàng câu hỏi đồ sộ.
Nó được sử dụng rộng rãi để lựa chọn ứng viên cho các công việc sau đại học, chuyên môn và quản lý. Bài kiểm tra này có năm hạng mục phụ đo lường khả năng tư duy phản biện, khả năng sử dụng bằng chứng để đưa ra kết luận và cách người làm bài kiểm tra sử dụng logic để phân biệt giữa suy luận, trừu tượng hóa và khái quát hóa.
3. The Cornell Critical Thinking Tests
Đây là bài kiểm tra dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 12+. Cùng với việc kiểm tra kỹ năng tư duy phản biện của học sinh, bài kiểm tra này đôi khi cũng được sử dụng để dạy tư duy phản biện hoặc sử dụng trong tuyển sinh đại học, chọn nghề, tuyển dụng nhân viên và nghiên cứu.
Chúng có hai cấp độ, X và Z. Cấp độ X là bài kiểm tra trắc nghiệm gồm 71 câu dành cho học sinh từ lớp 5-12+. Nó đánh giá quy nạp, suy luận, độ tin cậy và xác định các giả định. Cấp độ Z là bài kiểm tra trắc nghiệm gồm 52 câu dành cho học sinh trung học phổ thông và năng khiếu, sinh viên đại học, sinh viên sau đại học và người lớn. Nó đánh giá các thuộc tính tương tự như Cấp X, cộng thêm ngữ nghĩa, định nghĩa và dự đoán trong các thí nghiệm lập kế hoạch.
4. Bài kiểm tra Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện MIỄN PHÍ từ MindX
Nếu các bài kiểm tra trên còn hạn chế vì chưa có phiên bản tiếng Việt phù hợp thì ba mẹ có thể tham khảo ngay bài kiểm tra Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện từ MindX. Đây là bài kiểm tra được xây dựng dựa trên chương trình học của MindX với bộ câu hỏi gần gũi với trẻ em tại Việt Nam. Số lượng câu hỏi được phân bổ phù hợp để ba mẹ có thể cùng con nhanh chóng hoàn thiện. Đặc biệt, bài kiểm tra này được MindX gửi tặng miễn phí qua email cho ba mẹ đăng ký nhận bài test TẠI ĐÂY. Ba mẹ hãy cùng MindX tìm hiểu và bồi đắp khả năng tư duy phản biện cho bé từ sớm nhé.
Tư duy phản biện không chỉ là một kỹ năng có giá trị; nó là công cụ cơ bản để thành công trong cả học tập và cuộc sống. Tại một thế giới tràn ngập thông tin và thách thức, kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp ích cho sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên như:
Thông thường, kỹ năng tư duy phản biện thường được cho là một trong những kỹ năng quan trọng mà người lớn và sinh viên đại học cần có. Nhưng thực tế cho thấy việc rèn luyện kỹ năng này cho trẻ em và thanh thiếu niên từ sớm lại giúp các em dễ dàng đạt được nhiều thành công trong tương lai, và ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Ví dụ như học tập, giao tiếp hay khi phải đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. Phần đông ba mẹ lựa chọn bắt đầu cho trẻ học về tư duy phản biện khi con đến tuổi tới trường (6 tuổi). Tuy nhiên, việc rèn luyện tư duy phản biện hoàn toàn có thể bắt đầu từ những năm tháng mẫu giáo qua các trò chơi trí tuệ. Bên cạnh đó, độ tuổi từ 12 đến 13 tuổi (giai đoạn dậy thì) là mốc thời gian quan trọng để bồi đắp tư duy phản biện, giúp con tự chủ hơn và trình bày ý kiến cá nhân tốt hơn.
Phản biện không phải là cho phép trẻ tranh cãi, cãi lại người lớn, luôn khư khư bảo vệ ý kiến của bản thân mà là trẻ phải đưa ra lập luận phản biện rõ ràng, logic, nhằm làm sáng tỏ vấn đề và khẳng định tính chính xác của thông tin.
Tư duy phản biện không phải đi tìm lỗi sai. Bản chất của tư duy phản biện là sự cầu thị, ham học hỏi, muốn phân tích sự việc đa chiều. Vấn đề nào cũng có nhiều mặt. Rèn luyện tư duy phản biện sẽ giúp trẻ tôn trọng góc nhìn của người khác, và nhận lại sự tôn trọng cho ý kiến của mình. Bên cạnh đó, con sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc cá nhân khi đưa ý kiến phản biện và có ứng xử khéo léo hơn khi giao tiếp.
Kỹ năng tư duy phản biện nên được rèn luyện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Ba mẹ hoàn toàn có thể cùng con bồi đắp kỹ năng này qua các hoạt động tại nhà phù hợp với lứa tuổi như sau.
Trò chơi logic và trí tuệ: Các trò chơi như Sudoku, cờ vua và câu đố logic thử thách trí óc của trẻ bằng cách yêu cầu trẻ suy nghĩ một cách chiến lược, lên kế hoạch trước và tìm ra giải pháp hợp lý. Những trò chơi này là một cách thú vị và lành mạnh để trau dồi kỹ năng tư duy phản biện.
Richard Herrnstein và các đồng nghiệp của ông đã hướng dẫn cho hơn 400 học sinh lớp 7 về tư duy phản biện qua một chương trình học được xây dựng hoàn chỉnh.
Sau 60 bài học kéo dài 45 phút, bọn trẻ được kiểm tra nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm các bài kiểm tra Bài kiểm tra năng lực của trường Otis-Lennon và Ma trận tiến bộ Raven (cả hai đều được sử dụng để đo chỉ số IQ). Chương trình học đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.
So với những học sinh trong nhóm đối chứng, những đứa trẻ được học các bài học về tư duy phản biện có những cải thiện đáng kể về khả năng hiểu ngôn ngữ, tư duy sáng tạo và thậm chí cả chỉ số IQ. Điều đó cho thấy dạy tư duy phản biện có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo và nâng cao chỉ số IQ.
Tại MindX, đội ngũ chuyên gia và giảng viên đã nghiên cứu và xây dựng các chương trình học thú vị, tập trung giúp trẻ ở độ tuổi 6 đến 17 rèn luyện và phát huy tư duy phản biện.
Với hơn 40 cơ sở trên khắp đất nước và hàng ngàn học viên nhí, các lớp học của MindX đã góp phần giúp trẻ có môi trường rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng trong học tập và cuộc sống. Từ đây, MindX đang nỗ lực mang tới những cơ hội làm việc toàn cầu cho thế hệ tương lai, cùng ba mẹ nuôi dưỡng ước mơ vươn ra thế giới của con.
Ba mẹ hãy luôn tự tin rằng kỹ năng tư duy phản biện hoàn toàn có thể học tập và rèn luyện được từ sớm với tất cả các bạn nhỏ. Ba mẹ hãy cho con cơ hội được học tập, trải nghiệm và xây dựng kỹ năng cần thiết để tạo dựng nền móng tư duy về lâu dài cho quá trình học tập và tương lai của con.
Ba mẹ quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho con đừng bỏ lỡ bài kiểm tra kỹ năng MIỄN PHÍ MindX TẠI ĐÂY nhé.