Cấu trúc dữ liệu (Data Structure) là cách lập trình để lưu trữ dữ liệu để dữ liệu có thể được sử dụng một cách hiệu quả. Hầu hết mọi ứng dụng doanh nghiệp đều sử dụng nhiều kiểu cấu trúc dữ liệu khác nhau theo cách này hay cách khác, vì nó mang lại nhiều lợi ích rất lớn không chỉ cho việc lưu trữ dữ liệu.
Thuật toán (Algorithms) là một thủ tục từng bước, xác định một tập hợp các lệnh được thực hiện theo mội thứ tự nhất định để có được đầu ra mong muốn. Các thuật toán thường được tạo độc lập với các ngôn ngữ cơ bản, tức là một thuật toán có thể được triển khai bằng nhiều ngôn ngữ lập trình (C/C++, Java, Python, PHP,...).
Cấu trúc dữ liệu & giải thuật (Data Structure & Algorithms) là sự kết hợp và áp dụng một hoặc nhiều cấu trúc dữ liệu nào đó vào một hoặc nhiều thuật toán nào đó để có được đầu ra mong muốn một cách tối ưu và tốt nhất khi dữ liệu có số lượng cực lớn.
Tại sao kiến thức về cấu trúc dữ liệu & giải thuật lại quan trọng?
Có những lý do chính sau đây:
Là tiêu chí được coi trọng trong khung đánh giá năng lực ngành CNTT
Trong thang bậc chuỗi giá trị của ngành phần mềm, việc viết mã thuộc nhóm có giá trị tương đối thấp, mức cao hơn là các công việc liên quan đến phân tích, thiết kế, tối ưu hóa sản phẩm; cao hơn nữa là năng lực nghiên cứu, xây dựng giải pháp. Các công ty phần mềm Việt không thể mãi viết mã gia công theo đơn hàng, nhưng sự thiếu hụt về năng lực giải thuật là rào cản ngăn họ chuyển dịch lên bậc cao hơn trong chuỗi. Nhận thức được điều này, đa phần các công ty công nghệ thông tin hiện nay (cả outsource và product) đã dần thay đổi khung năng lực ứng viên, với persona chuyển từ tuyển coder - programmer (lập trình viên) sang đối tượng nhà phát triển (developer), chú trọng về khả năng thuật toán và tư duy giải quyết vấn đề.
CTDL & GT giúp bạn hình thành được tư duy giải quyết vấn đề, biết tối ưu code và phát triển các tính năng phục vụ hàng triệu người dùng.
Tuy duy giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng quốc tế yêu cầu đối với mỗi ứng viên. Bởi việc tạo ra các sản phẩm phần mềm, website, mobile app,.. với mục đích chính là để giải quyết các vấn đề của người dùng. Yêu cầu của người dùng càng cao thì vấn đề cần giải quyết càng khó và đòi hỏi người thực hiện phải có tính sáng tạo.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo AI có thể dịch các ngôn ngữ lập trình khác nhau (từ Java sang Python, từ Python sang C++) nghĩa là đã làm được các công việc của một coder. Điều đó cho thấy, lập trình viên không chỉ cần biết code mà cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra những giải pháp phù hợp và chuyển giải pháp đó thành phần mềm trên máy tính.
Nếu có kiến thức về CTDL & GT, bạn có thể học được bất kỳ ngôn ngữ lập trình mới nào một cách nhanh chóng, không lo tụt hậu.
Cần nhắc lại, cấu trúc dữ liệu và giải thuật là các kiến thức liên quan đến cách tổ chức giữa dữ liệu và các giải thuật trên từng tổ chức dữ liệu đó. Nó là chung cho các ngôn ngữ lập trình.
Tất cả những tính năng công nghệ xưa và nay đều được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức của khoa học máy tính, chỉ là phát triển theo 1 cách mới. Bên cạnh đó, có một thực tế rằng, khi bạn apply vào bigtech hoặc các công ty công nghệ nước ngoài, thường các lập trình viên sẽ phải học mới ngôn ngữ lập trình để phù hợp với công nghệ mà doanh nghiệp đó đang sử dụng thay vì sử dụng tech stack mình đang có. Ngôn ngữ có thể thay đổi, nhưng cái sẽ theo bạn mãi là cấu trúc dữ liệu và thuật toán.
99% bigtech như Google, Amazon, Facebook,… đều ưu tiên tuyển lập trình viên chắc nền tảng về thuật toán & cấu trúc dữ liệu.
Các doanh nghiệp lớn như Google, Amazon, Facebook, Tiktok,... đều đang sở hữu sản phẩm phục vụ hàng trăm triệu người dùng, nên yêu cầu lập trình viên phải sử dụng thuật toán để thiết kế mọi thứ tối ưu nhằm tiết kiệm tài nguyên cho doanh nghiệp (máy chủ, sức mạnh tính toán, v.v.).
Nếu bạn đang thiếu những kiến thức quan trọng nhất của nghề lập trình viên, hãy bổ sung ngay với Khóa học Computer Science Master Class của MindX chỉ trong 4 tháng, sẽ giúp bạn:
Tham khảo chi tiết khóa học Computer Science Master Class tại đây.