Áp dụng Thuyết con nhím để lựa chọn ngành nghề:
- Học những gì mà minh thích
- Theo đuổi những gì mình giỏi và có khả năng
- Làm những việc có ý nghĩa mà xã hội cần (có thể tạo ra nguồn thu nhập tốt trong tương lai)
Khi bạn có được định hướng từ sớm và tìm được điểm giao thoa của 3 yếu tố này thì dù học tập hay làm việc các bạn cũng sẽ vui vẻ. Đặc biệt trong tương lai, các con không bị rơi vào tình trạng hoang mang trước ngưỡng cửa của cuộc đời mà không biết mình sẽ học trường gì, học ngành gì trong Đại học. Và nếu sau khi rời ghế nhà trường năm 2, năm 3 vẫn còn băn khoăn liệu mình có tốt nghiệp được hay không hay mình sẽ làm trái ngành, trái nghề thì đó là mối nguy hiểm tiềm ẩn. Do đó, ta cần xây dựng cho các con tự định hướng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Chỉ sợ con không thích hoặc chưa tìm được đam mê, nếu con đang yêu thích và có tiềm năng về công nghệ thì cha mẹ nên ủng hộ và đầu tư sớm cho con.
Học lập trình cũng giúp các con phát triển được rất nhiều kỹ năng tốt như tư duy logic, tự học, thuyết trình, làm việc nhóm,... Đặc biệt là về logic, con sẽ tìm hiểu được nguyên nhân - kết quả, cách quản trị lên kế hoạch và hoàn thành mục tiêu. Từ đó, các con sẽ sớm định hình được tư duy, thế mạnh để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Một điều cần hết sức lưu ý, phụ huynh không nên quá đặt nặng về vấn đề điểm số. Phụ huynh có nghĩ rằng, mục tiêu tất cả các môn của con phải 10 phẩy hay không? Nếu như không phải 10 phẩy / 10 thì với quý phụ huynh “Bao Nhiêu Là Đủ”? Khi chúng ta chỉ tập trung vào điểm số thì vô tình chúng ta quên đi những cái khác quan trọng hơn cho cái nền móng của con sau này.
Việc dùng áp lực để tạo ra thành tích học tập là một biện pháp cực đoan. Điểm số khi đi học là cơ sở tốt cho con, tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ. Cần trang bị thêm cho con về các kỹ năng xã hội, sự đam mê, khả năng tìm tòi, học hỏi,...
Theo như anh Bill Nguyễn có chia sẻ: “Quý vị phụ huynh thay vì làm cha mẹ, trong một số trường hợp hãy suy nghĩ xem mình làm bạn với con mình được không?... Hãy mở lòng, hãy trở thành người bạn của con, để tìm cách con mở lòng với mình… hãy trao đổi với nhau như những người bạn để hiểu nhau hơn, để bản thân các em hiểu rằng đấy là việc không nên và nên dành thời gian vào việc thực tế hơn.”
Trong công ty công nghệ có rất nhiều ngành nghề:
- Nhóm nghề kỹ sư: KS phần mềm (lập trình viên), KS phần cứng, KS dữ liệu, KS trí tuệ nhân tạo, KS an toàn thông tin mạng, KS hệ thống, KS tích hợp hệ thống
- Nhóm nghề nghiên cứu & phát triển (R&D): Chuyên viên nghiên cứu, Nhà khoa học dữ liệu
- Nhóm nghề nghệ thuật & thiết kế: Hoạ sĩ game, Nhà thiết kế game, Người diễn đạt game, Nhà thiết kế giao diện & trải nghiệm phần mềm, Nhà thiết kế đa phương tiện, Quản lý nghệ thuật/ quản lý sáng tạo
- Các vị trí khác trong dự án công nghệ: Quản lý sản phẩm/ Sở hữu sản phẩm, Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, Quản lý dự án
- Các vị trí khác trong công ty công nghệ: Bán hàng, Marketing, Nhân sự, Tài chính,...
- Nhà khởi nghiệp
Ngành CNTT có nhiều hướng đi nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Vậy nên ngay từ nhỏ bố mẹ nên dựa theo tính cách và thế mạnh của con để hướng theo ngành phù hợp. Xem con có các thiên hướng về kỹ thuật hay nghệ thuật, kinh tế.
Nếu có bằng cấp thì sẽ tốt hơn không có bằng cấp, tuy nhiên có bằng cấp chỉ đúng khi chúng ta giành thời gian, sức lực, trải qua quá trình học tập và đào tạo để có lượng kiến thức đấy mới là điều quan trọng. Nếu bằng cấp các bạn dùng tiền để mua thì đến giai đoạn đi làm năng lực thật sự của bạn sẽ nói lên tất cả.
- Thứ nhất, nó phát triển như vũ bão. Những kiến thức của năm nay có thể trở nên lỗi thời vào 2 năm sau hoặc ngay năm sau.
- Thứ hai, tài nguyên dành cho học tập rất nhiều trên mạng và hoàn toàn miễn phí. Phụ huynh có thể để ý và hướng dẫn cho các con.
Kiến thức công nghệ rất rộng, ngành công nghệ không chỉ cần tư duy logic mà cũng cần kinh nghiệm rất nhiều. Người ta luôn luôn đặt ra hai khoảng lương cho những người mới vào nghề và người đã đi làm. Sự thành bại của mỗi dự án sẽ giúp chúng ta đúc kết được rất nhiều những kinh nghiệm quan trọng. Do đó, cần tiếp xúc với công nghệ từ những thứ cơ bản càng sớm càng tốt.
Chung quy, không có bằng cấp cũng được nhưng có bằng cấp thì tốt hơn và “Đừng học vì bằng cấp, hãy học vì kiến thức.”
—---------------------------------------------
Hi vọng qua những lời chia sẻ của 2 diễn giả sẽ giúp các phụ huynh có được cái nhìn tổng quan hơn về ngành CNTT, có định hướng nếu như con yêu thích và có tiềm năng với công nghệ. Đầu tư cho con sớm để giúp con phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Chúc các phụ huynh thành công trong con đường định hướng cho con. Hẹn gặp lại trong chương trình tiếp theo của MindX.