post
Tin tức
59

Tổng kết sự kiện Career Techtalk 01: Dấn thân vào công ty lớn, liệu có dễ dàng?

1. Nhu cầu tuyển dụng IT tại Việt Nam hiện nay: 

Ngành CNTT tại VN đang chứng kiến 1 sự thiếu hụt cung-cầu rất lớn: năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam (tính đến Q1 / 2021) là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí đang thiếu hụt. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh.

Đến năm 2025, Việt Nam dự kiến có 70.000 công ty công nghệ số với 1,2 triệu nhân lực làm việc trong lĩnh vực này: Như vậy các bạn có thể thấy với tốc độ tăng trưởng nhân sự, đào tạo nhân lực IT và skill gap lớn từ đào tạo ra tới thực tiễn như hiện nay, sự thiếu hụt từ giờ tới 2025 sẽ vẫn là 1 vấn đề lớn thách thức sự phát triển của IT VN nhất là với chủ trương chuyển đổi số toàn diện mà Chính phủ đề ra

2. Mức lương của lập trình viên tại Việt Nam hiện nay.

- Mức lương trong ngành CNTT đúng là cao hơn so với mặt bằng chung các ngành nghề khác, tuy nhiên cần lưu ý rằng mức lương có sự biến động rất lớn tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực. Lý do của việc mức lương cao này là do sự thiếu hụt nhân sự nên nhìn chung mức lương bị đẩy lên cao
- Xu hướng “trả lương theo kỹ năng”: Việc chuyển đổi từ trả lương theo vị trí qua trả lương theo kỹ năng đã dần được áp dụng trong các công ty IT.
- Còn việc theo đuổi CNTT với lý do là mức lương tốt, mình nghĩ chỉ nên là 1 phần (phần nhỏ) động lực trong lựa chọn nghề nghiệp của các bạn. Việc lựa chọn nên được cân nhắc theo sở thích, thế mạnh, ko chỉ nên theo "Trào lưu" hay xu hướng, vì cũng như ngành kế toán, kiểm toán hay ngân hàng 1 vài năm trước đây nở rộ. Cân nhắc một ngành nghề để bạn sống cả đời với nó, 1 công ty để bạn gia nhập, nên là tổng hòa của nhiều yếu tố khác ngoài mức lương
- Theo thống kê Vietnam IT Market Report 2021 của TopDev, trong khoảng 5 năm làm việc đầu tiên sau khi ra trường, mức lương của lập trình viên sẽ dao động trong mức 342$/tháng (fresher) đến dưới 1.161$/tháng với vị trí Senior
- Top việc làm mức lương cao: An ninh mạng - cyber security, công nghệ cao liên quan đến xu hướng AI / ML/Cloud Computing, Fintech và IT Outsourcing 

3.  Những điều được - mất khi làm việc tại công ty lớn.

Theo chia sẻ của diễn giả Phạm Hoàng Tín thì những điều được - mất là:
- Được
1.Mức lương tương xứng với thị trường (Không thấp hơn thị trường)
2. Được thêm các đãi ngộ đi kèm (bảo hiểm, du lịch, thưởng,...)
3. Cty lớn được nhiều người biết nên đỡ phải giải thích cho người quen khi giới thiệu công việc
4. Ổn định, cty khó bị phá sản -> đặc biệt mùa covid vẫn duy trì được thu nhập, khó bị nợ lương
5. Đông người -> được tiếp xúc nhiều người giỏi học hỏi được nhiều
6. Được training bài bản
7. Được làm các dự án có mức đầu tư cao
8. Được làm sâu vào chuyên môn
9. Quy trình chặt chẽ, mọi thứ rõ ràng, những thứ này rất có ích cho các bạn mới

- Mất
1. Bản thân là một chi tiết nhỏ trong cổ máy to, không được thể hiện bản thân nhiều
2. Có nhiều người giỏi nên việc để thăng tiến tuy có quy trình rõ ràng nhưng nhìn chung vẫn chậm phải đi qua step by step chứ không lên nhanh
3. Phải theo plan từ các cấp trên đưa xuống
4. Đôi khi công việc là “maintance” những cái cũ, sẽ có ít sự thay đổi, dẫn đến chán nản.

4.  Cần chuẩn bị những gì để ứng tuyển vào các công ty công nghệ lớn

Diễn giả Hoàng Tín chia sẻ:

Những kiến thức ở trường là yếu tố nền tảng cần nắm chắc. Những kiến thức ấy khi đi ra thực tế sẽ áp dụng rất nhiều nhưng không phải y chang như sách giáo trình mà sẽ muôn hình vạn trạng, nếu có cơ bản sẽ thích ứng nhanh. Vì mục đích của giáo dục là giúp con người thích nghi được với các điều kiện khác nhau, cách giải quyết vấn đề
Thầy cô trên đại học là những chuyên gia về lĩnh vực học nghiên cứu nhưng bạn phải biết cách khai thác biết cách đặt câu hỏi
Bên cạnh đó là cần tích lũy kinh nghiệm thực tế càng nhiều càng tốt, vd build các project nhỏ như 1 trang web, 1 app,..
Nâng cao kiến thức bản thân thông qua các kênh khác bên ngoài trường như các cộng đồng, các group công nghệ, medium, facebook, github,...
Tìm kiếm cơ hội thực tế vì hiện tại thị trường cũng rất open cho các vị trí thực tập, trang bị sẵn tinh thần học hỏi là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn đầu
Trong khoảng thời gian 1, 2 năm đầu có thể chưa có mục tiêu rõ ràng nhưng năm 3,4 cần phải xác định rõ, càng sớm càng tốt khi có mục tiêu thì mới biết mình cần học gì, học ra sao

5. Cách viết CV để "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng

Các yêu cầu về CV
- Ngắn gọn rõ ràng, format dễ nhìn, nêu bật được education background, kinh nghiệm dự án từ gần nhất --> xa nhất, điểm mạnh trong kỹ năng, ngôn ngữ và techstack thế mạnh, chứng chỉ hay award nếu có, career objective
- Đúng chính tả
- Email đầy đủ nội dung

Với ngành IT hiện tại đa phần có chỉ từ 1-2 vòng phỏng vấn, rất ít công ty có 3 vòng, quy trình phỏng vấn hầu hết được tối giản hóa, có thể áp dụng 1 số bài test sàng lọc đầu vào (test kỹ thuật, test TA)

Với các bạn trẻ, có 2 điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất: Trình độ và Thái độ
- Trình độ: Kiến thức (kỹ thuật) và kỹ năng mềm
+ Kiến thức: các bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng bỏ qua những dự án tại trường, kinh nghiệm thực tập, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể đánh giá được bạn nắm chắc kiến thức nền đến đâu qua các dự án đó, đóng góp gì cho dự án, hay học hỏi được gì từ dự án
- Thái độ: khả năng học hỏi, tinh thần cầu tiến, kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn