Dưới đây là 5 lý do học sinh, sinh viên nên cân nhắc đến việc lựa chọn Công nghệ Thông tin là ngành du học của mình:
Du học ngành Công nghệ thông tin mở ra cho học sinh, sinh viên cơ hội tiếp cận những công nghệ và phương pháp học tập tiên tiến nhất trên thế giới. Những trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin thường có nền tảng nghiên cứu mạnh mẽ, từ trí tuệ nhân tạo (AI), lập trình Machine Learning đến phát triển ứng dụng di động và phân tích dữ liệu quy mô lớn.
Các trường sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ để cung cấp cho sinh viên truy cập vào các công cụ, phần mềm và thiết bị tiên tiến nhất. Điều này giúp sinh viên tiếp cận công nghệ mới và phát triển kỹ năng sử dụng công cụ công nghệ một cách hiệu quả.
Học viên cũng sẽ được học tập, trao đổi cùng các giáo sư và chuyên gia hàng đầu với kiến thức và kinh nghiệm phong phú. Bên cạnh đó, không chỉ học lý thuyết, học viên còn được thực hành trên các dự án thực tế, giúp nâng cao kỹ năng và sự am hiểu về công nghệ.
Tại các trường Đại học nổi tiếng về giáo dục CNTT, học viên sẽ được học tập và rèn luyện trong một môi trường chuyên nghiệp với những chương trình đào tạo chất lượng cao. Không chỉ vậy, hệ thống giáo dục CNTT ở nước ngoài thường rất linh hoạt và đa dạng, cho phép học sinh và sinh viên tùy chỉnh chương trình học theo sở thích và mục tiêu cá nhân. Điều này giúp học viên có cơ hội tiếp cận sâu hơn vào các lĩnh vực chuyên môn và phát triển những kỹ năng đặc biệt.
Tốt nghiệp từ các trường CNTT quốc tế mở ra cánh cửa việc làm trên toàn thế giới cho các học viên. Sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp có cơ hội được thực tập và làm việc tại các tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Với nhu cầu cao về chuyên môn CNTT, du học sinh dễ dàng tiếp cận các vị trí việc làm có mức thu nhập hấp dẫn và tiềm năng thăng tiến cao.
Theo thống kê của PayScale - một công ty cung cấp dữ liệu và phần mềm lương thưởng của Mỹ hồi tháng 3/2023, mức lương trung bình hàng năm của nhân viên ngành CNTT tại đây vào khoảng 105.000 USD (2,5 tỷ đồng). Còn tại Châu Á, cụ thể là Singapore, mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT cũng rất cao, vào khoảng 72.062 SGD/năm (1,2 tỷ đồng). (Nguồn: Vietnamnet)
Du học không chỉ mang lại kiến thức chuyên môn mà còn tạo ra cơ hội để học viên tương tác với du học sinh, giáo viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và mở rộng mạng lưới liên kết quốc tế - một trong những điều vô cùng quan trọng trong sự phát triển cá nhân và thăng tiến nghề nghiệp.
Việc du học ngành Công nghệ thông tin tại một quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và sinh viên nếu muốn ở lại và phát triển sự nghiệp ở đó sau khi tốt nghiệp. Nhiều quốc gia đánh giá cao sự đóng góp của các chuyên gia ngành CNTT và cung cấp các chương trình hỗ trợ định cư cho học viên xuất sắc, ví dụ như Mỹ, Úc, Canada,...
Dưới đây là những quốc gia đào tạo ngành CNTT bậc nhất trên thế giới. Bố mẹ cùng tham khảo để lựa chọn điểm đến du học sắp tới cho con nhé!
Mỹ nổi tiếng với các trường đại học hàng đầu thế giới về Công nghệ thông tin. Học sinh, sinh viên tại Mỹ được tiếp xúc với môi trường học tập sôi động, các dự án nghiên cứu thú vị và cơ hội thực tập tại các công ty công nghệ lớn. Bởi đây là nơi tập trung của nhiều “ông trùm” hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ như: Apple, Microsoft, Facebook, IBM, Dell,...
Canada là trụ sở của một số công ty CNTT hàng đầu thế giới, bao gồm Shopify, BlackBerry, OpenText và Hootsuite. Với Internet tốc độ cao và cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, Canada được xếp vào top 10 quốc gia theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh kỹ thuật số toàn cầu 2022.
Theo chính phủ Canada, việc làm trong ngành CNTT được dự đoán sẽ tăng 2,3% đến năm 2026, tạo ra khoảng 216.000 việc làm mới mỗi năm. (Nguồn: Vietnamnet)
Điều này mở ra rất nhiều cơ hội việc làm và định cư cho du học sinh ngành CNTT tại đất nước lá phong.
Úc cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn cho học sinh, sinh viên quan tâm đến ngành Công nghệ thông tin. Các trường đại học ở Úc thường có chương trình đào tạo đa dạng và tiên tiến.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các môi trường khởi nghiệp công nghệ sôi động đang bùng nổ ở New South Wales hoặc lựa chọn học tập tại Melbourne - trung tâm công nghệ của Úc. Trong số 20 công ty công nghệ lớn nhất nước Úc thì có hơn một nửa nằm ở đây.
Nhật Bản được biết đến là một trong những “cường quốc” về lĩnh vực công nghệ, đóng góp thị phần quan trọng trong nền kinh tế bởi hàng loạt tập đoàn nổi tiếng như Sony, Hitachi, Panasonic,... Để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, ngành CNTT tại Nhật yêu cầu một nguồn nhân lực khổng lồ, với số lượng công việc ngày càng mở rộng hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, xứ sở hoa anh đào đã không ngừng đầu tư vào giáo dục CNTT trong suốt những năm qua. Quốc gia này từng chi hơn 300 triệu USD để thúc đẩy việc học tin học ở mọi cấp độ. Các cơ sở đào tạo IT tại Nhật Bản luôn chú trọng vào cơ sở hạ tầng và chất lượng giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và sinh viên nghiên cứu, phát triển và tiếp cận những kiến thức tiên tiến nhất trên thế giới.
Singapore là một trong những trung tâm tài chính và công nghệ phát triển nhất châu Á. Học sinh, sinh viên tại Singapore sẽ có cơ hội tiếp xúc với môi trường học tập chất lượng cao và được đào tạo bởi các chuyên gia hàng đầu. Việc thực tập và tương tác với các công ty công nghệ tại đây sẽ cung cấp nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu.
Mới đây, chính phủ Singapore đã ban hành chính sách mới về cấp thị thực cho lao động nước ngoài nhằm thu hút nhân sự CNTT giỏi tại Đảo quốc sư tử. Theo đó, bắt đầu từ tháng 9/2023, các chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT sẽ đủ điều kiện nhận thẻ lưu trú dài hơn 5 năm nếu họ đáp ứng đủ các tiêu chí. (Nguồn: VnEconomy)
MIT nổi tiếng với sự tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ và khoa học. Với môi trường học tập sôi động, giảng viên xuất sắc và cơ sở vật chất hiện đại, MIT là một trung tâm đào tạo hàng đầu cho các sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin.
Khoa Khoa học máy tính của trường bao gồm các chuyên ngành về lập trình xây dựng phần mềm và AI. Viện MIT cũng là một đối tác nghiên cứu quốc phòng quan trọng của chính phủ Mỹ, đặc biệt trong các dự án về hạt nhân, khoa học không gian, khoa học máy tính và công nghệ nano.
Stanford có một trong những phòng lab công nghệ và nghiên cứu hàng đầu thế giới. Với các chương trình đào tạo đa dạng và môi trường học tập sôi động, đây là một trường đại học hấp dẫn cho sinh viên muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin. Trường có khu nghiên cứu nằm ngay trong khuôn viên trường học, hỗ trợ cho sinh viên các ngành như điện tử, công nghệ thông tin có thể học tập và phát triển tốt.
Khoa Khoa học máy tính và CNTT tại Đại học Oxford là một trong những khoa kỹ thuật có định hướng nghiên cứu uy tín nhất trên thế giới. Sinh viên tại đây được tiếp cận với kiến thức chuyên sâu và môi trường nghiên cứu đa dạng. Điểm đặc biệt của Đại học Oxford nằm ở việc dạy kèm 1:1 mỗi tuần, tức là các sinh viên sẽ có một giờ được học với một chuyên gia trong cùng lĩnh vực.
Harvard là một trong những trường đại học hàng đầu thế giới và cũng có các chương trình Công nghệ thông tin xuất sắc. Với một môi trường học tập đa ngành và các nguồn tài nguyên nghiên cứu vượt trội, Harvard thu hút các sinh viên có khao khát học hỏi sâu rộng ở các chuyên ngành CNTT như Khoa học Máy tính dành cho Chuyên gia Kinh doanh, An ninh mạng, Lập trình với Python,...
Carnegie Mellon luôn được xếp hạng là ngôi trường danh tiếng nhất ở Mỹ, cũng là đại học số 1 về CNTT với chuyên ngành Khoa học máy tính và hệ thống thông tin. Với sự kết hợp giữa giáo dục và nghiên cứu, trường tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển sự hiểu biết sâu về Công nghệ thông tin.
Thành phố Cambridge được công nhận là trung tâm công nghệ hàng đầu nước Anh. Trong đó, Đại học Cambridge là ngôi trường tiên phong trong lĩnh vực đào tạo khoa học máy tính và công nghệ thông tin, cung cấp các chương trình học phong phú và có môi trường học tập đa dạng. Tại đây, sinh viên có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu và thực tập tại các công ty công nghệ hàng đầu, từ đó áp dụng và phát triển kiến thức học thuật.
UCB là một phần của hệ thống Đại học California và được xem là một trong những trường Công nghệ thông tin hàng đầu ở Mỹ. Những ngành về máy tính, kỹ sư, toán học tại Đại học California (UCB) được đánh giá là có thể sánh ngang với các trường cùng khối Ivy League.Với một cộng đồng nghiên cứu sôi nổi và các cơ sở vật chất hiện đại, UCB thu hút các sinh viên quốc tế.
Đại học Washington là một trong những trường ĐH nghiên cứu công lập hàng đầu ở Mỹ, đào tạo nhiều chuyên ngành Tin học, bao gồm khoa học dữ liệu, an ninh mạng, tương tác giữa con người và máy tính,...Học viên trong chương trình sẽ được học các khóa học về phương pháp nghiên cứu, cơ sở dữ liệu và mô hình hóa dữ liệu, và phương pháp thiết kế, ngoài việc hoàn thành dự án capstone.
NUS là một trường đại học hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Với các chương trình đào tạo Công nghệ thông tin đa dạng và môi trường học tập đẳng cấp, NUS thu hút sinh viên từ khắp nơi. Đại học Quốc gia Singapore. Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc khi theo học tại đây còn có cơ hội nhận học bổng du học Singapore toàn phần, học phí và sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập cũng sẽ được miễn toàn bộ.
ETH Zurich là một trong những trường công nghệ hàng đầu thế giới, với sự tập trung vào nghiên cứu và đào tạo Công nghệ thông tin vượt trội. EHT Zurich cung cấp nhiều chương trình đào tạo trong lĩnh vực CNTT, từ cử nhân đến tiến sĩ. Khi du học tại đây, sinh viên có thể tùy chọn chương trình học tập phù hợp với sở thích và mục tiêu cá nhân.
Du học ngành Công nghệ thông tin là một cơ hội vô cùng hấp dẫn, nhưng cũng đòi hỏi một số điều kiện cần thiết để đảm bảo rằng học viên có thể tận dụng tối đa trải nghiệm học tập tại nước ngoài. Dưới đây là ba điều kiện quan trọng mà bạn cần xem xét trước khi quyết định du học ngành CNTT.
Trước khi bước chân vào hành trình du học, học viên cần đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn. Điều này thường bao gồm việc hoàn thành bậc học trung học và có kết quả học tập tốt, đặc biệt trong các môn Toán, Lý và Tin học. Nếu học viên định hướng vào các trường đại học danh tiếng, yêu cầu về trình độ học vấn cũng sẽ cao hơn.
Ví dụ đối với chương trình đại học tại Mỹ, tùy vào từng trường sẽ có quy định khác nhau về điểm số. Thông thường thì mức điểm quy định cho GPA từ 7.0 trở lên, điểm thi SAT phải đạt từ 1000 điểm, GRE trung bình 300 điểm hoặc GMAT đạt 700 điểm trở lên. Đây không phải là một mức điểm dễ để thực hiện nên học viên phải rất nỗ lực trong suốt quá trình học tập.
Một yếu tố quan trọng khác là trình độ ngoại ngữ. Đa số các khóa học ngành CNTT tại các trường đại học nước ngoài được giảng dạy bằng tiếng Anh. Do đó, học viên cần có khả năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh tốt. Thường thì các trường sẽ yêu cầu bằng chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL hoặc IELTS với điểm số tương ứng.
Mỗi trường sẽ có những hình thức tuyển sinh khác nhau nên yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cũng sẽ có sự khác biệt. Nhìn chung, học viên sẽ được yêu cầu phải có các chứng chỉ từ IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL 92 điểm trở lên. Với một số nước mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ chủ đạo như Nhật Bản hay Hàn Quốc thì học viên cũng cần có thêm chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nhật hay tiếng Hàn.
Hoạch định kế hoạch tài chính là một phần vô cùng quan trọng khi quyết định đi du học. Các khoản chi phí cơ bản bao gồm học phí, sinh hoạt phí, chi phí ăn ở và các chi phí khác. Tùy thuộc vào bậc học từ Trung học phổ thông, Đại học hay sau Đại học mà học phí mỗi trường Đại học sẽ có sự khác biệt.
Ngoài ra, học viên cũng cần dự phòng một phần kinh phí riêng để đảm bảo an toàn tài chính trong suốt thời gian học tập tại nước ngoài.
Quy trình chuẩn bị và đăng ký du học ngành Công nghệ thông tin yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là một số hướng dẫn tổng quan mà bố mẹ có thể chuẩn bị cùng con:
Trước khi bắt đầu quá trình du học, học sinh, sinh viên cần xác định rõ về năng lực hiện tại, mục tiêu ngành nghề cũng như sở thích cá nhân. Điều này giúp lựa chọn trường và chương trình đào tạo phù hợp hơn với ước mơ và khả năng của bản thân.
Tiếp đến, phụ huynh hãy cùng con tìm hiểu các trường Đại học nổi tiếng về Công nghệ thông tin trên thế giới và các chương trình đào tạo mà trường cung cấp. Các thông tin bao gồm học bổng, điều kiện xét tuyển, thời gian học, học phí,... Đồng thời xem xét các yếu tố như sự phù hợp với mục tiêu cá nhân, môi trường học tập cũng như cơ hội việc làm, cơ hội định cư sau khi học xong.
Quá trình chuẩn bị hồ sơ du học là bước quan trọng để đảm bảo sự thành công khi đăng ký du học. Học viên cần tập trung vào việc thu thập các tài liệu quan trọng như hồ sơ học bạ, bằng cấp và chứng chỉ tiếng Anh. Các tài liệu này cần đảm bảo đã được sao y và dịch chuẩn nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, việc viết thư xin học bổng (nếu có) và bài luận tại trường (nếu yêu cầu) cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong quá trình viết, học sinh, sinh viên nên tập trung vào việc phác thảo ý, truyền đạt mục tiêu và giải thích tại sao bạn là ứng viên phù hợp.
Sau khi được nhận vào trường, việc xin visa và chuẩn bị các thủ tục lưu trú là bước quan trọng tiếp theo. Học viên cần kiểm tra yêu cầu và quy trình xin visa của quốc gia mà mình sẽ du học, đảm bảo rằng bạn có đủ hồ sơ và thông tin cần thiết để xin visa một cách thuận lợi.
Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin về lịch trình lưu trú và cung cấp các thông tin yêu cầu cho cơ quan chức năng cũng là một phần không thể thiếu. Điều này đảm bảo rằng học viên sẽ có một trải nghiệm lưu trú suôn sẻ và không gặp trở ngại về các thủ tục hành chính.
Trong thời đại số hiện nay, du học ngành Công nghệ thông tin là một chìa khóa mở ra cánh cửa hội nhập toàn cầu cho sự phát triển vượt bậc của thế hệ trẻ. Để có sự định hướng tốt nhất cho con, phụ huynh và các bạn học sinh hãy đăng ký email để nhận những tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ từ MindX nhé!