post
Giáo dục
1813

Lời khuyên cho người bị áp lực học tập: +6 biện pháp giải quyết

Áp lực học tập là một vấn đề xảy ra phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Nếu không được giải tỏa kịp thời, nó có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người học. Trong bài viết hôm nay, MindX sẽ đưa ra một số lời khuyên cho người bị áp lực học tập. Các em học sinh cùng tham khảo các phương pháp đối diện và giảm thiểu những áp lực từ thành tích, điểm số nhé!

Thực trạng áp lực học tập hiện nay nghiêm trọng như thế nào?

Theo TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng khoa Sức khoẻ vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh nào đều phải đối mặt đặc biệt là vào thời điểm chuyển cấp. Trong năm 2022, Khoa Sức khỏe Vị thành niên của bệnh viện đã tiến hành nghiên cứu về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường THCS ở Hà Nội cho thấy 38% trẻ được nghiên cứu có các biểu hiện lo âu, 33% bị stress và trầm cảm là 26,1% (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam).

 

Những con số trên đã phản ánh tình trạng đáng báo động của vấn đề áp lực học tập đang diễn ra ở phần lớn học sinh trong bối cảnh xã hội hiện đại cạnh tranh gay gắt. Vậy học sinh cần làm gì để giảm thiểu tình trạng này, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu suất học tập cũng như sức khỏe tâm lý của bản thân?

Lời khuyên 1: Tự thưởng cho bản thân khi đạt các mục tiêu

Khi bạn đạt được một mục tiêu học tập, hãy tự thưởng cho mình một món quà nhỏ. Đây là một cách tuyệt vời để động viên bản thân, giúp bạn cảm thấy vui vẻ, tự tin và có động lực học tập hơn. Bạn có thể tự thưởng cho mình một món ăn ngon, một bộ quần áo mới hoặc một buổi đi chơi cùng bạn bè. Việc tự thưởng cho bản thân sẽ giúp bạn có động lực để tiếp tục học tập và đạt được những mục tiêu tiếp theo.

 

Ví dụ, bạn đặt mục tiêu học thuộc 10 từ tiếng Anh mới mỗi ngày. Khi đạt được mục tiêu này, bạn có thể tự thưởng cho bản thân một chiếc bánh ngọt.

 

tu-thuong-cho-ban-than.png
Nên làm gì khi bị áp lực học tập?

Lời khuyên 2: Tham gia các hoạt động ngoài trời

Tham gia các hoạt động ngoài trời như thể dục thể thao, đi dạo, cắm trại,... sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần và cải thiện sức khỏe thể chất. Lời khuyên cho người bị áp lực học tập là hãy tranh thủ thời gian rảnh rỗi để hòa mình vào thiên nhiên, hít thở không khí trong lành và vận động cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm lo lắng và cải thiện tâm trạng.

 

Ví dụ, khi cảm thấy căng thẳng khi có quá nhiều bài tập cần làm, bạn có thể dành ra một chút thời gian tham gia một buổi đạp xe với bạn bè. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và có tinh thần hơn để thực hiện tiếp các công việc dang dở.

 

tham-gia-cac-hoat-dong-ngoai-troi.jpg
Làm thế nào để không bị áp lực học tập?

Lời khuyên 3: Ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh

Ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh là hai yếu tố quan trọng giúp bạn có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ được nghỉ ngơi và phục hồi, giúp bạn có tinh thần minh mẫn và tập trung học tập tốt hơn. Còn khi ăn uống lành mạnh, cơ thể bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp bạn có sức khỏe tốt và có năng lượng để học tập.

 

Ví dụ, bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu tập trung khi học tập, vậy hãy đi ngủ sớm hơn và ăn nhiều những thực phẩm tốt cho não bộ và sức khỏe như trứng gà, nấm, đậu phụ, các loại hạt, cá béo, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây, sữa,…

 

an-uong-lanh-manh.jpg
Biện pháp giúp bớt áp lực học tập?

Lời khuyên 4: Tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình

Nếu bạn gặp khó khăn trong học tập, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô và gia đình. Giáo viên có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc trong bài học, còn ba mẹ và những người thân trong gia đình có thể động viên, khích lệ bạn học tập tốt hơn.

 

Ví dụ, khi cần lập kế hoạch học tập hiệu quả, bạn có thể nhờ thầy cô giáo của mình tư vấn về cách sắp xếp thời gian học từng môn như thế nào cho hiệu quả. Bạn cũng có thể chia sẻ vấn đề này với ba mẹ, anh chị trong nhà để xin lời khuyên từ những người đi trước.

 

tro-chuyen-voi-gia-dinh.png

Lời khuyên 5: Không so sánh mình với người khác

Mỗi người đều có điểm mạnh và yếu riêng. Đừng so sánh mình với người khác vì điều đó chỉ khiến bạn cảm thấy tự ti và chán nản hơn. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc phát triển bản thân để tăng cường sự tự tin và cải thiện khả năng học tập của mình.

 

Ví dụ, bạn thấy bạn bè của mình có kết quả học tập tốt hơn, luôn đạt điểm 9,10 trong các kỳ thi khiến bạn cảm thấy vô cùng tự ti và áp lực. Thay vì so sánh bản thân với bạn bè, bạn nên tập trung vào những môn mình học chưa tốt, đề ra những mục tiêu ngắn hạn như từ điểm 5,6 lên 7,8 rồi dần dần tiến lên mức điểm giỏi.

 

khong-so-sanh-minh-voi-nguoi-khac.jpg

Lời khuyên 6: Tìm kiếm niềm vui trong việc học

Học tập không chỉ là việc tiếp thu kiến thức, mà còn là quá trình khám phá và phát triển bản thân. Để tránh tình trạng bị quá tải do việc học tập, bạn hãy tìm cách để quá trình này trở nên thú vị và bổ ích hơn.

 

Ví dụ, ngoài việc hoàn thành các bài tập thông thường được giao, bạn có thể thử thách bản thân bằng cách giải các bài tập khó khăn hoặc tham gia vào các nhóm học tập. Khi giải các bài tập khó, bạn sẽ phải suy nghĩ và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.

 

Còn khi học nhóm, bạn có thể trao đổi kiến thức, cùng nhau giải bài tập và chia sẻ những khó khăn, tâm tư của mình. Học nhóm giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn, đồng thời giải tỏa căng thẳng và tạo cảm giác thoải mái khi học tập.

 

tim-kiem-niem-vui-trong-hoc-tap.jpg
Làm sao để vượt qua áp lực học tập?

 

Trên đây là một số lời khuyên cho người bị áp lực học tập từ MindX. Các bạn học sinh nếu đang trong trạng thái căng thẳng, stress vì điểm số, hãy thử áp dụng những giải pháp này để vượt qua áp lực học tập và đạt được thành tích cao. Cảm ơn các bạn học sinh đã đón đọc bài viết và hãy điền email đăng ký nhận bản tin từ MindX để trang bị cho mình các kiến thức học tập, kỹ năng rèn luyện bản thân tốt hơn trong thời đại công nghệ 4.0 nhé!

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Lời khuyên cho người bị áp lực học tập
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ