post
Tin tức
373

Trắc nghiệm hướng nghiệp 4.0: Bạn phù hợp với nhóm ngành quản lý/kinh doanh?

Trắc nghiệm hướng nghiệp 4.0: Bạn phù hợp với nhóm ngành quản lý/kinh doanh?

Nhóm ngành quản lý/kinh doanh là ngành nghề làm việc thiên nhiều về hướng kinh tế, vị trí có thể tiến xa hơn trong bộ máy một công ty. Các vị trí này vừa cần các kỹ năng công nghệ, vừa cần kỹ năng quản lý và quản trị kinh doanh.

Quản lý dự án công nghệ

Quản lý dự án công nghệ (Project Management) được hiểu là các hoạt động về hoạch định, theo dõi và kiểm soát các vấn đề công nghệ liên quan đến toàn bộ dự án. Vị trí này đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vì nhờ có đội ngũ nhân lực này mà nhà quản lý có thể theo dõi được tiến độ công việc, hoạch định và kiểm soát tốt được các ngân sách, hoàn thành được các yêu cầu đã định ra từ trước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công nghệ.

Bởi đây là một ngành còn khá mới nên các công ty luôn trong tình trạng khát nhân lực. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mức lương sẽ rơi vào khoảng 7 triệu đồng/tháng. Nhưng khi dần tích lũy kinh nghiệm và đầy đủ kỹ năng, mức lương sẽ tăng nhanh chóng lên mức 15-20 triệu/tháng. Cấp bậc càng lên cao thì mức lương càng cao, đặc biệt các công ty chuyên về phần mềm sẽ rơi vào khoảng 1500-2500 USD/tháng. Ngoài cơ hội việc làm trong nước, nhu cầu tuyển dụng ở nước ngoài cũng đang tăng lên nhanh chóng, đem lại cơ hội rộng mở.

 

Nghiên cứu dữ liệu

Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) là người thực hiện các phân tích sâu dữ liệu ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu và báo cáo; sau đó sử dụng các dữ liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Về bản chất, phân tích hay nghiên cứu dữ liệu có thể hiểu theo 2 hướng:

  • Hướng 1: Là một nghề cố định với các vị trí thường thấy là Business Analyst và Data Analyst (thiên hướng kinh doanh) - Data Science (những người nghiên cứu) - Data Engineer (Các kỹ sư dữ liệu, họ cần kỹ năng lập trình rất tốt).

  • Hướng 2: Là một kỹ năng không thể thiếu mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần, đặc biệt là kinh doanh, marketing, tiếp thị… Tùy vào ngành nghề mà cần sự hiểu biết và nghiên cứu về dữ liệu ở mức độ nhất định.

Như vậy có thể thấy, đây vừa là một ngành nghề có mức lương cao (thường khởi điểm là 12 triệu đồng/tháng) vừa là một kỹ năng cực kỳ cần thiết trong thời đại 4.0 giúp cho sự phát triển và thằng tiến trong sự nghiệp tốt hơn.

 

Quản lý chất lượng (Tester)

Đây là vị trí kiểm soát và kiểm tra chất lượng của phần mềm bằng cách chạy thử trước khi tung ra thị trường chính thức, giảm thiểu lỗi, rủi ro cho người sử dụng. Để thực hiện được công việc này, các tester phải nắm vững kiến thức cơ bản về các công cụ, kỹ thuật phát triển phần mềm để có thể tham gia vào giai đoạn lập kế hoạch thử nghiệm và chuẩn bị thử nghiệm, thiết lập môi trường thử nghiệm, tự động hóa các bài kiểm tra, giám sát quá trình kiểm thử, thu thập các lỗi xảy ra và chuyển chúng cho bộ phận chuyên trách. 

Mức lương của tester tại Việt Nam hiện nay ở mức từ 10 triệu đồng/người với các bạn mới từ 2 năm kinh nghiệm trở xuống. Mức lương có thể từ 20 triệu trở lên nếu bạn có kinh nghiệm hoặc có chứng chỉ, bằng cấp cao.

 

Quản lý sản phẩm công nghệ (Product Management)

Quản lý sản phẩm - Product Management là vị trí quản lý và xây dựng sản phẩm bằng công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu/trải nghiệm người dùng và đem lại giá trị tối ưu cho doanh nghiệp.

Vị trí này yêu cầu bạn phải biết về lập trình, tốt về mặt giao tiếp vì cần là cầu nối giữa khách hàng với các bộ phận nội bộ để quản lý sản phẩm tối ưu nhất, tạo ra giá trị tốt nhất cho công ty. Ngoài ra, vị trí này cũng yêu cầu một tư duy logic tốt, đặt ra những câu hỏi chính xác nhất để sản phẩm của mình luôn tốt nhất, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Vị trí Quản lý sản phẩm hiện nay có cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập từ 10 triệu/tháng trở lên đối với cấp quản lý  thấp và có thể lên tới 60 triệu đồng/tháng với cấp cao (Giám đốc).

 

Lập trình viên (phát triển theo hướng quản lý)

Lập trình là việc sử dụng các công cụ chuyên môn (gồm cú pháp, thuật toán, ngôn ngữ khác nhau) để xây dựng, phát hiện hay sửa lỗi một phần mềm, chương trình nào đó.

Do đó, lập trình viên chính là người thiết kế, xây dựng hay bảo trì các chương trình, phần mềm. Họ sẽ sử dụng các kiến thức chuyên môn của mình để tạo ra các chương trình mới, nâng cấp chương trình cũ hay sửa một chương trình bị lỗi. Có thể nói, lập trình viên sẽ là người làm việc chủ yếu trên máy tính. 

Ngoài ra, vì vị trí này phát triển thiên hướng theo quản lý, vì thế ngoài việc nắm rõ các kỹ năng lập trình một cách thuần thục, những ứng viên cho vị trí này cần có kỹ năng quản lý và quản trị kinh doanh tốt. Những kỹ năng này có thể học thêm các chứng chỉ ngoài để bổ sung. Vì ở vị trí quản lý, nên thường ứng viên sẽ cần phấn đấu từ lập trình viên bình thường. Đến được vị trí quản lý, mức lương cực kỳ hấp dẫn như sau:

  • Leader Developer ($1500 – $2000): có 7 – 10 năm kinh nghiệm, ở cấp độ này, bạn đã có các kỹ năng của một senior developer và có thể làm việc như một kỹ sư độc lập hoặc lãnh đạo một nhóm các lập trình viên.

  • Mid-level Manager – Quản lý cấp trung ($1500 – $2500): là người quản lý các lập trình viên, và làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao, ở một số tổ chức họ có quyền thuê và sa thải nhân viên của mình. Các chức danh ở cấp độ này là Product Manager, Project Manager,…

  • Senior Leader – Quản lý cấp cao (trên $2000): lãnh đạo các quản lý cấp dưới của mình và báo cáo lên Ban Giám đốc công ty. Các chức danh ở cấp độ này có thể là: VP, CTP hoặc CEO.

 

Kinh doanh phần mềm

Thời đại công nghệ bùng nổ khiến cho từng giây từng phút đều có hàng trăm ngàn ý tưởng sáng tạo ra đời với mục đích đem đến tiện nghi tốt nhất cho cuộc sống con người. Công nghệ đã và đang thành một phần không thể thiếu từ những đồ dùng cá nhân cho đến công cụ phục vụ công việc. Chính vì sự quan trọng ấy mà công nghệ đã trở thành thị trường mà nhiều người hướng đến khi khởi nghiệp kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh phần mềm.

Để có thể tạo ra một phần mềm và đem nó kinh doanh được, chắc chắn cần đến kỹ năng lập trình và học chúng bài bản. Tuy nhiên cần có thêm các kiến thức về kinh doanh và quản trị để đánh giá đúng giá trị phần mềm mình đem lại. Nếu có thể, thậm chí bạn có thể tự mở công ty và kinh doanh phần mềm của mình để tạo ra giá trị thay vì bán đứt nó cho các công ty cần. Cơ hội của công việc này không hạn chế nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Tuy nhiên nếu có ý tưởng thì ngại gì không thử sức phải không?

 

Có thể thấy các vị trí quản lý/kinh doanh ngoài yêu cầu khả năng lập trình thì sẽ cần thêm tư duy quản trị, kinh doanh và các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng mềm khác. Cơ hội và mức thu nhập luôn sẵn sàng cho các ứng viên phù hợp, đặc biệt khi thời đại công nghệ đang hiện hữu ngày nay. Nếu hứng thú với các vị trí công việc này, hãy học lập trình từ sớm để có tư duy logic, dễ dàng học thêm các kiến thức về kinh tế khác nhé!

👉 Làm trắc nghiệm để khám phá mình thuộc nhóm nghề nghiệp nào tại: https://bit.ly/trac_nghiem_nghe_nghiep_MindX

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ