Ngành Công nghệ thông tin (IT) là một ngành đặc thù và có những tiêu chuẩn rất riêng dành cho nhân sự. Với vị trí lập trình viên, các HR tuyển dụng thường sẽ đánh giá ứng viên qua 5 tiêu chí sau:
Chất lượng ứng viên là điều mà nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm. Với vị trí lập trình viên, HR sẽ thường đánh giá sơ bộ chất lượng hồ sơ để sàng lọc ứng viên dựa trên những tiêu chí sau:
- Bằng đại học: Thể hiện chuyên ngành đào tạo và tổng quan kiến thức và tư duy nền tảng của ứng viên.
- Kiến thức: Đánh giá sâu hơn về chuyên môn và trình độ của lập trình viên.
- Kỹ năng/Skill: Khi lọc hồ sơ, các công ty sẽ nhìn vào skill để tìm ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Có doanh nghiệp sẽ ưu tiên developer (Dev) có kinh nghiệm về JavaScript, có bên sẽ chọn .NET.
- Design/Testing: Dù công việc chính nhất không chuyên về Design và Testing, nhưng các Dev nên biết về những lĩnh vực này để phối hợp làm việc với các bộ phận khác.
Như vậy, năng lực của một ứng viên cho vị trí lập trình không chỉ được đánh giá qua kỹ năng. Cùng với đó, tư duy, kiến thức chuyên môn nền tảng cũng rất quan trọng. Vậy nên, trước khi thực sự trở thành một Developers chuyên nghiệp, bạn hãy đầu tư cho bản thân cả về kiến thức về khoa học máy tính, tư duy lập trình bên cạnh việc rèn luyện tay nghề.
>>> Tìm hiểu thêm: Lộ trình học Computer Sciences (Khoa học máy tính)
Ngành IT là một ngành có tốc độ phát triển và thay đổi rất nhanh, Các doanh nghiệp này cũng thường nhận được vốn đầu tư hoặc có đối tác, làm dự án ở nước ngoài. Việc có vốn tiếng Anh phong phú sẽ khiến bạn được đánh giá cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, khi làm ở những công ty nước ngoài, có chi nhánh ở Việt Nam, Dev sẽ có thêm cơ hội đi nước ngoài đào tạo nhân lực và phát triển. Như vậy, nếu biết tiếng Anh, bạn sẽ sớm được trao những cơ hội phát triển sự nghiệp tốt hơn.
Tính chuyên nghiệp là điều được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực nhân sự những năm gần đây. Tính chuyên nghiệp đó được thể hiện qua từng giai đoạn phỏng vấn, từ vòng hồ sơ đến khi gặp mặt trực tiếp giữa hai bên. Khi các công ty ngày càng chuyên nghiệp hóa hơn, họ cũng yêu cầu ứng viên cũng nên chuyên nghiệp và tôn trọng. Hãy tìm hiểu nhiều hơn về cách viết CV phù hợp, cách trả lời phỏng vấn và giao tiếp với nhà tuyển dụng, bạn sẽ luôn xây dựng được hình ảnh tốt dù ứng tuyển vào công ty nào.
Định hướng nghề nghiệp của bạn thực tế không phải là tiêu chí đánh giá năng lực. Thế nhưng, về khía cạnh phát triển lâu dài đội ngũ lập trình viên, các công ty sẽ quan tâm. Điều này sẽ thường được các HR ở công ty công nghệ lớn (Big Tech) quan tâm hơn. Hiểu một cách đơn giản, họ cần những Dev có chung định hướng phát triển với doanh nghiệp, chung tư tưởng về tư duy lập trình, để có kế hoạch phát triển bền vững, lâu dài.
Tính ổn định là điều mà khá nhiều nhà tuyển dụng quan tâm, không riêng gì các công ty công nghệ. Các công ty công nghệ sẽ thường làm các dự án từ trung đến dài hạn (đặc biệt là những công ty lớn), ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng rất quan trọng. Đó là lý do khiến họ đặt kỳ vọng nhiều hơn vào những ứng viên có thể gắn bó và đồng hành lâu dài.
>>> Xem thêm: Tips chinh phục 3 vòng phỏng vấn lập trình viên tại BigTech.
Có thể thấy rằng, ngoài trình độ chuyên môn và tư duy lập trình, nhà tuyển dụng quan tâm đến cả những yếu tố xung quanh công việc và nội tại bên trong ứng viên. Vậy làm sao để profile của bạn trở nên thật nổi bật, có thể gây ấn tượng ngay vòng lọc CV?
Bằng cấp và các chứng chỉ là yếu tố đầu tiên mà HR sẽ nhìn vào khi đánh giá hồ sơ một ứng viên. Bằng cấp là tiêu chí đánh giá nền tảng của một ứng viên, còn các chứng chỉ sẽ đánh giá được tổng quan kỹ năng, tay nghề. Cả hai sẽ làm nổi bật trình độ chuyên môn của bạn. Vậy nên, muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn sẽ cần một số chứng chỉ chuyên ngành đáng tin cậy, được đánh giá cao, ngoài những tấm bằng và chứng chỉ cơ bản.
Các dự án là cơ sở thực tế nhất để HR đánh giá ứng viên. Rất nhiều lập trình viên ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng bằng hình thức này. Tuy nhiên, dự án thực tế thường khó có thể bổ sung vào CV, đối với những lập trình viên mới vào nghề. Lý do có thể là vì không có dự án hoặc dự án quy mô nhỏ, không công khai. Vậy liệu có cách nào để có dự án thêm vào CV hay không?
Dưới đây sẽ là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Các chương trình, cuộc thi từ quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia.
- Các cuộc thi lớn về công nghệ thông tin.
- Bạn cũng có thể tự làm hoặc lập nhóm thực hiện dự án và tự truyền thông ra cộng đồng. Khi dự án phát triển đến một quy mô nhất định, bạn có thể thêm vào CV của mình.
- Đối với những cá nhân học lập trình tại các trường học chuyên nghề như MindX, bạn sẽ được làm dự án thực tế trên Github. Đây là những dự án hoàn toàn có thể đưa vào CV, profile cá nhân.
>>> Tìm hiểu thêm về khóa học lập trình cam kết việc làm của MindX tại: https://bit.ly/3AlSrMz
Trong thời đại truyền thông phát triển mạnh mẽ, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu là rất quan trọng. “Làm đẹp CV” cũng đồng nghĩa với việc xây dựng hình ảnh của bạn trong nghề. Để làm được điều đó, có rất nhiều phương án hiệu quả như:
- Tham gia phát triển những dự án trong cộng đồng IT hoặc những dự án xã hội.
- Hãy trở thành một “phóng viên” bằng việc cập nhật tin tức về ngành nghề thường xuyên trên trang cá nhân.
- Viết các bài blog trên nền tảng mạng xã hội để cùng cộng đồng chia sẻ, trao đổi quan điểm về nghề.
- Chia sẻ dự án trên mạng xã hội khi đã hoàn thiện.
- Tham dự các sự kiện Hackathon nếu có cơ hội.
- Tích cực trên các diễn đàn công nghệ, trở thành tài khoản quen thuộc với cộng đồng.
Tóm lại, để chinh phục nhà tuyển dụng, đặc biệt là những công ty lớn, bạn cần chuẩn bị cho bản thân cả về kiến thức, kỹ năng và những “điểm sáng” giúp bạn nổi bật hơn giữa hàng ngàn CV lập trình viên ngoài kia. Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu nhân lực lập trình viên đang cao nhưng số người biết làm lập trình cũng ngày càng mở rộng. Tính cạnh tranh sẽ ngày càng tăng cao trong tuyển dụng ngành IT. Đó thực sự là một điều đáng suy nghĩ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng trong việc phát triển sự nghiệp cho bản thân!