post
Công nghệ
Giáo dục
6356

Các trò chơi STEM cho trẻ em: +24 hoạt động sáng tạo vui nhộn

Các trò chơi STEM không chỉ hỗ trợ quá trình học tập hiệu quả hơn mà còn kích thích tinh thần học tập của trẻ. Nội dung bài viết ngày hôm nay của MindX sẽ giới thiệu đến các bạn các trò chơi STEM thông dụng và đơn giản nhất được các khóa học, chương trình giảng dạy STEM áp dụng.

1. Thẻ hình côn trùng

Trò chơi thẻ hình côn trùng

 

Đây là trò chơi đơn giản nhất, bạn cần chuẩn bị các thẻ số và thẻ hình côn trùng. Mục đích của trò chơi này là để trẻ nhận dạng và thực hành đếm số. Trò chơi thẻ hình côn trùng có thể tổ chức thành 3 dạng:

  • Thứ nhất, sắp xếp các thẻ hình côn trùng theo số thứ tự từ 1 đến 9 và cho trẻ thực hành so sánh, đếm số côn trùng trên thẻ hình.
  • Thứ hai, bạn chuẩn bị các thẻ số có kèm hình dấu chấm tương ứng với số trên thẻ. Đặt các hình côn trùng bên dưới các thẻ số, bạn thực hành cho trẻ nhận dạng mặt số bằng cách cho trẻ sắp xếp lại các thẻ hình côn trùng theo số của thẻ ở hàng trên.
  • Thứ ba, cách tổ chức trò chơi thẻ côn trùng này sẽ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ. Bạn lật tấm thẻ hình côn trùng và đặt ở giữa 6 tấm thẻ số xung quanh. Cho trẻ rèn luyện trí nhớ bằng cách lật các thẻ số đang úp sao cho tìm được chữ số tương ứng với số con côn trùng trên thẻ hình côn trùng.

2. Săn bọ trong thùng đậu đen

Trò chơi săn bọ trong thùng đậu đen

 

Trò chơi này sẽ giúp trẻ nhận biết một số loài côn trùng quen thuộc và kích thích thị giác của trẻ. Bạn cần chuẩn bị một thùng đậu đen nhỏ, mô hình các loài côn trùng bằng nhựa. Bạn có thể yêu cầu trẻ tìm tất cả các loài côn trùng có trong thùng hoặc tìm côn trùng theo tên. Sau khi tìm được con côn trùng đó, bạn yêu cầu trẻ đọc tên, đánh vần và viết tên của loài côn trùng đó lên bảng.

3. Trò chơi màu sắc cho trẻ em: Bug Bingo

Trò chơi màu sắc cho trẻ em: Bug Bingo

 

Bug Bingo là một trò chơi STEM dành cho trẻ em mầm non cực kỳ đơn giản. Để tiến hành trò chơi, bạn cần chuẩn bị một số mô hình côn trùng bằng nhựa, một bảng màu bingo và một quân xúc sắc. Khi bắt đầu trò chơi, bạn đặt các con côn trùng ở ô giữa, sau đó cho trẻ tung xúc xắc, nếu xúc xắc ra màu gì thì trẻ sẽ chọn đúng con côn trùng màu màu đó và đặt chúng lên bảng màu tương ứng. Trò chơi này sẽ giúp trẻ luyện tập thị giác và cảm thấy hứng thú với các màu sắc trên bảng màu.

4. Trò chơi đếm côn trùng

Trò chơi đếm côn trùng

 

Để tiến hành trò chơi STEM này, các bạn cần in hình một chiếc bình, cắt hình ảnh các con côn trùng thành nhiều hình nhỏ và chuẩn bị thêm 1 viên xúc xắc. Bạn cho trẻ tung xúc xắc sau đó lấy ra khỏi bình những con côn trùng cùng màu tương ứng với số chấm trên xúc xắc.

 

Trò chơi đếm côn trùng rất tốt cho việc dạy các phép tính ban đầu và kích thích thị giác trẻ nhỏ. Đây cũng là trò chơi giúp trực quan hóa các phép tính đơn giản, biểu thị các con số qua số chấm trên xúc xắc và hiểu được bản chất của con số thông qua số côn trùng được lấy ra.

5. Khớp màu côn trùng

Trò chơi khớp màu côn trùng

 

Trò chơi khớp màu côn trùng rất hiệu quả để trẻ em có thể nhận biết và phân biệt các màu sắc với nhau. Để tiến hành trò chơi, bạn cần chuẩn bị hình ảnh các con côn trùng đảm bảo chúng có màu sắc khác nhau và hình ảnh các chiếc lá có cùng màu với côn trùng.

 

Cắt thành các mẩu nhỏ và để trẻ em sắp xếp các con côn trùng vào đúng chiếc lá có cùng màu sắc. Bạn có thể yêu cầu trẻ đọc tên màu sắc đó sau khi đã sắp xếp đúng vị trí của côn trùng vào chiếc lá cùng màu.

6. Tìm hiểu và thực hành tìm kiếm côn trùng

Đây là một trò chơi thực tế khá thú vị vì trẻ sẽ được tìm kiếm và tiếp xúc trực tiếp với các loài côn trùng xung quanh môi trường sống. Trước tiên, bạn cần tìm kiếm thông tin về loài côn trùng và giới thiệu đến trẻ về loài côn trùng đó kèm theo hình ảnh thực tế.

 

Sau khi cho trẻ tìm hiểu về côn trùng, bạn cần cho trẻ ra ngoài và tìm kiếm chính xác loài côn trùng đó ngoài đời thực. Lưu ý rằng bạn chỉ nên cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các loài côn trùng an toàn, không có độc và không gây hại đến da.

7. Hoạt động đối sánh bảng chữ cái hình côn trùng

Hoạt động đối sánh bảng chữ cái hình côn trùng

 

Để tiến hành trò chơi này, bạn cần in hình các con bọ cánh cam và để khuyết các đốm đen bằng các chữ cái, sau đó đưa trẻ những mảnh giấy dán có đánh các chữ cái. Trẻ cần lựa chọn chữ cái tương ứng với chữ cái bị khuyết trên con bọ cánh cam.

 

Bạn có thể dạy cho trẻ đó là chữ cái gì và cho trẻ đọc to chữ cái đó. Trò chơi đối sánh bảng chữ cái hình côn trùng sẽ giúp trẻ làm quen với bảng chữ cái, nhớ được mặt chữ dễ dàng hơn.

8. Thiết kế côn trùng bằng băng cá nhân

Thiết kế côn trùng bằng băng cá nhân

 

Thiết kế côn trùng bằng băng cá nhân là một hoạt động kích thích và rèn luyện sự sáng tạo của trẻ. Bạn cần chuẩn bị một số loại băng keo cá nhân với các màu sắc khác nhau và một số loại bút màu, keo dán.

 

Trẻ sẽ tiến hành cắt, dán các mẩu băng keo lại để tạo thành hình côn trùng. Ví dụ, bạn dùng băng keo cá nhân màu nâu làm thân côn trùng, sử dụng hai băng keo cá nhân màu vàng dán chéo nhau làm cánh, sử dụng bút màu để vẽ mắt và râu.

9. Thực hành cộng số

Để tiến hành trò chơi, bạn cần chuẩn bị một bảng với các ô đánh số từ 2 đến 12, hạt đậu hai màu xanh và đỏ và hai quân xúc sắc 6 mặt. Trẻ em sẽ tung xúc xắc và cộng số chấm trên hai quân xúc sắc đó lại. Nếu trẻ cộng đúng thì sẽ đặt viên đậu xanh vào ô kết quả, nếu trả lời sai thì đặt viên đậu màu đỏ vào kết quả sai. Trò chơi này sẽ giúp cho trẻ làm quen với các phép tính cộng đơn giản và những chữ số cơ bản.

10. Côn trùng đất sét

Trò chơi côn trùng đất sét

 

Côn trùng đất sét là một trò chơi STEM cơ bản để trẻ làm quen dần với cấu trúc hình học. Bạn cần chuẩn bị mô hình các con côn trùng bằng nhựa cứng và đất nặn. Trẻ sẽ nặn đất sét thành các hình tròn và ấn mỏng viên đất sét đó. Sau đó trẻ sẽ ấn các mô hình côn trùng lên viên đất sét để chúng in hình lại.

11. Vượt chướng ngại vật

Trò chơi vượt chướng ngại vật

 

Trò chơi vượt chướng ngại vật sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng kết hợp linh hoạt các bộ phận trên cơ thể và phù hợp với trẻ từ 3 - 6 tuổi. Ngoài ra, trò chơi này còn có thể giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát, sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng. Để tiến hành trò chơi, bạn cần chuẩn bị cho trẻ các vòng tròn nhựa, ghế và thùng carton. Chia các bé thành hai nhóm nhỏ và để các bé vượt qua chướng ngại vật bằng cách nhảy lò cò.

12. Đá bóng trúng đích

Trò chơi đá bóng trúng đích

 

Với trò chơi này, bạn cần chuẩn bị một quả bóng nhỏ, 4 đến 5 chiếc cốc và có đánh các ký tự là các chữ cái bất kỳ. Bạn sẽ yêu cầu bé sút bóng trúng chiếc cốc có ký tự chữ cái được chỉ định. Sau đó, nếu trẻ sút bóng trúng chiếc cốc được chỉ định, bạn hướng dẫn trẻ đọc chữ cái ghi trên cốc. Trò chơi này sẽ giúp trẻ làm quen với bảng chữ cái, nhận diện được mặt chữ và nhớ chữ cái dễ dàng.

13. Trò chơi kéo co

Trò chơi kéo co là một trò chơi đơn giản và quen thuộc với trẻ. Bạn chỉ cần chuẩn bị một đoạn dây thừng và chia các bạn nhỏ thành 2 nhóm với số lượng thành viên mỗi nhóm bằng nhau. Buộc một sợi dây đỏ trên chính giữa đoạn dây thừng, ngay sau khi tiếng còi của trọng tài cất lên thì sẽ cho các bé thực hiện trò chơi.

14. Vận động theo hiệu lệnh tiếng Anh

Vận động theo hiệu lệnh tiếng Anh

 

Trò chơi vận động theo hiệu lệnh tiếng Anh tương tự với trò chơi vượt chướng ngại vật. Tuy nhiên, trẻ sẽ vượt qua các chướng ngại vật theo hiệu lệnh bằng tiếng Anh. Bạn cần chuẩn bị các phễu giấy nhỏ làm chướng ngại vật. Trẻ sẽ thực hiện các hành động như jump, walk, spin, clap... và vượt qua chướng ngại vật. Trò chơi này sẽ giúp trẻ vận động, rèn luyện phản xạ và luyện tập nghe tiếng Anh.

15. Ghế âm nhạc

Trò chơi ghế âm nhạc

 

Trò chơi ghế âm nhạc cũng là một trò chơi quen thuộc và phù hợp với mọi lứa tuổi. Ghế âm nhạc rất phù hợp để chơi vào các buổi sáng sẽ giúp trẻ tỉnh táo và khởi động trước khi bắt đầu một ngày mới. Bạn cần chuẩn bị số ghế ít hơn so với số thành viên tham gia trò chơi. 

 

Khi bắt đầu trò chơi, bạn mở một đoạn nhạc bất kỳ và cho các bé đi vòng quanh khu vực ghế đã được xếp sắn. Khi tiếng nhạc kết thúc, bé nào chưa giành được ghế ngồi sẽ bị loại khỏi trò chơi. Sau mỗi lần như vậy sẽ rút đi 1 chiếc ghế. Thực hiện luân phiên cho đến khi chỉ còn lại 1 người chiến thắng.

16. Trò chơi đập bóng

Trò chơi đập bóng

 

Để chuẩn bị cho trò chơi, bạn cần treo bóng ở độ cao vừa phải đảm bảo cho các bé đều có thể chạm tới. Chia các bạn nhỏ thành nhiều nhóm với số thành viên như nhau. Khi bắt đầu trò chơi, bạn đầu tiên sẽ chạy nhanh về vị trí treo bóng và làm mọi cách để chạm tay vào bóng sau đó chạy nhanh về hàng và đập tay vào bạn kế tiếp. Đội nào hoàn thành xong sớm nhất là đội thắng cuộc.

17. Trời nắng, trời mưa

Trò chơi trời nắng trời mưa

 

Trò chơi trời nắng, trời mưa tương tự với trò chơi ghế âm nhạc. Bạn cần chuẩn bị các vòng tròn (nơi trú mưa) và đảm bảo số vòng tròn ít hơn số thành viên tham gia trò chơi. Các bạn nhỏ sẽ xếp thành hàng và đi vòng quanh các vòng tròn này, vừa đi vừa hát theo nhạc. Khi có hiệu lệnh “trời mưa” thì mỗi bạn sẽ tìm cho mình một vòng tròn để trú mưa. Nếu bạn nào không kịp tìm cho mình một vòng tròn trú mưa thì sẽ bị loại khỏi trò chơi.

18. Trò chơi xếp hình

Đối với trò chơi xếp hình, bạn cần chuẩn bị bộ đồ chơi xếp hình hoặc tranh xếp hình. Ngoài ra, bạn chuẩn bị thêm một hình mẫu để yêu cầu người người chơi xếp theo đúng hình mẫu được đưa ra. Trò chơi xếp hình bước đầu sẽ giúp trẻ phân biệt các hình dạng và màu sắc. Bên cạnh đó, trẻ sẽ được rèn luyện thêm kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua hoạt động lắp ráp theo hình mẫu, rèn luyện tư duy hình ảnh nếu sử dụng tranh xếp hình.

19. Chế tạo máy lọc nước mini

Chế tạo máy lọc nước mini cho trẻ em

 

Các bạn cần chuẩn bị chai nhựa, bông, cát, sỏi và than hoạt tính. Đầu tiên các bạn cắt chai nhựa và đánh các mức 3 cm và 5 cm. Đầu tiên, các bạn lót lớp bông đến vạch 5 cm, tiếp sau đó đổ lớp cát trắng lên trên đến vạch 3 cm, cuối cùng là xếp các viên sỏi to lên trên cùng. Đặt phần lọc nước bên trên và sử dụng nước bẩn từ từ vào máy lọc nước mini. Quan sát quá trình thẩm thấu qua từng lớp cho đến thành phẩm là nước trong ở phần chai nhựa còn lại.

20. Bé tạo đất nặn từ bột mì

Để thực hiện trò chơi này, bạn cần chuẩn bị bột mì, nước, màu nước, muối trắng, dầu ăn và các dụng cụ nhà bếp như bát, thìa. Bạn cho 3 thìa bột mì vào bát sau đó thêm 3 thìa nước lọc, một thìa muối vào bát khác và khuấy đều cho đến khi muối tan hết. 

 

Tiếp sau đó, lấy thìa múc một chút màu nước và khuấy đều hỗn hợp trên, sau đó đổ vào bột mì. Dùng thìa khuấy đều nước và bột để nước và bột mì hòa quyện vào nhau. Sau khi khuấy đều, bột mì có độ dẻo thì cho 1 thìa đồ ăn để khi nhào bột bằng tay không bị dính. Khi bột đã quyện đều thì dùng tay để nhào bột cho đến khi bột dẻo và đều màu.

21. Khám phá mực tàng hình

Khám phá mực tàng hình

 

Các bạn cần chuẩn bị giấy trắng, chanh, tăm bông, dụng cụ vắt nước cam, máy sấy tóc và một bức tranh có vẽ sẵn hình. Sau khi chuẩn bị đủ các dụng cụ trên, bổ quả chanh làm đôi và vắt lấy nước. Nhúng một đầu tăm bông vào nước chanh và vẽ lên giấy đã chuẩn bị và dùng máy sấy tóc sấy trực tiếp để nước chanh khô. Sau đó hơ trên ngọn lửa để phần vẽ trước đó dần dần hiện lên.

22. Những đóa hoa rực rỡ

Các bạn cần chuẩn bị giấy lọc cà phê, hộp màu dạ, nước, bình xịt nước, que xiên tre và dây. Đặt giấy lọc cà phê lên bàn, dùng bút dạ màu để vẽ lên giấy những hoạ tiết yêu thích. Sau khi vẽ xong dùng bình xịt lên bề mặt vừa vẽ.

 

Hiện tượng loang màu đã hòa trộn các màu sắc với nhau tạo nên những hình ảnh bắt mắt, bạn chỉ cần chờ giấy khô là đã có được những sản phẩm đẹp mắt. Gấp đôi giấy vẽ và dùng tay miết nhẹ, dùng que xiên đặt ở mép gấp và quấn tròn để tạo thành hình bông hoa. Lưu ý, vừa cuốn vừa giữ chặt tay, dùng dây buộc để buộc cố định ở gốc cuốn giấy.

23. Trò chơi Simon nói

Trò chơi Simon nói

Trò chơi Simon nói hay còn có tên khác là Simon Says, là một trò chơi rèn luyện khả năng tập trung của trẻ. Cách chơi trò này khá đơn giản và bạn không cần chuẩn bị bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Bạn chỉ cần đọc các câu lệnh và kèm theo từ “Simon nói...” ở đầu câu để các bé thực hiện theo. Mục đích của trò chơi này là để bé tập trung hơn vào hành động đang ước yêu cầu. Bởi trong trường hợp không tập trung thì bé sẽ không nghe câu lệnh và làm những hành động khác với các bạn còn lại.

24. Trò chơi đèn đỏ, đèn xanh

Trò chơi đèn xanh đèn đỏ cũng là một trò chơi quen thuộc đã từng xuất hiện trong các hoạt động trò chơi dân gian và gần đây nhất là bộ phim nổi tiếng “Squid Game”. 

 

Để tổ chức trò chơi, cần có một người đóng vai trò là "đèn tín hiệu" quay lưng về phía người chơi. Người chơi cần di chuyển làm sao để khi quản trò quay lại phải giữ nguyên vị trí, không được động đậy. Trong thời gian quy định, các bạn nhỏ cần nhanh chóng tiến về đích và đập tay lên vai của quản trò thì mới được tính là giành chiến thắng.

 

Trên đây là các trò chơi STEM đơn giản và phù hợp với các bạn nhỏ từ 3 - 6 tuổi. Trong chương trình giảng dạy STEM cho trẻ em, bạn nên tích hợp tối đa các trò chơi giải trí mang tính giáo dục và rèn luyện kỹ năng để kích thích sự sáng tạo, trí thông minh của trẻ. 

 

Để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic và trải nghiệm nhiều hơn về phương pháp giáo dục STEM, phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia các khóa học công nghệ tại MindX dành cho trẻ từ 6-17 tuổi. Không chỉ sở hữu đội ngũ giảng viên chất lượng, MindX còn là trường học công nghệ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Tham gia học tại đây, các con sẽ được tham gia chương trình thực tập công nghệ sớm. Ba mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ