Layout được xem là “xương sống" của website, giữ vai trò tổ chức nội dung mạch lạc, dễ hiểu và trực quan, từ đó định hình cách người dùng tiếp cận thông tin trên trang. Một layout website chuẩn cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Dễ hiểu, dễ sử dụng: Người dùng có thể nhanh chóng nắm bắt nội dung chính, không bị rối mắt hoặc mất phương hướng.
- Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX): Layout đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân người dùng và thúc đẩy hành động như mua hàng, đăng ký, để lại thông tin.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Một giao diện đẹp, mạch lạc sẽ làm tăng sự tin tưởng và dẫn dắt người dùng tới hành vi mong muốn.
Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi xây dựng website bố cục, bao gồm tính dễ đọc và dễ hiểu; điều hướng rõ ràng; hình ảnh và đồ họa hợp lý; tương thích với mọi thiết bị; có tính thẩm mỹ. Cụ thể:
Một website có nội dung hay nhưng bố cục rối rắm, font chữ khó đọc hoặc khoảng cách dòng không hợp lý sẽ khiến người dùng nhanh chóng rời đi. Do đó, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Font chữ rõ ràng: Ưu tiên các font sans-serif như Roboto, Open Sans, Lato… vì dễ đọc trên màn hình.
- Kích thước chữ hợp lý: Đảm bảo kích thước tiêu đề 18-24px, nội dung 14-16px để người dễ dàng tương tác, tránh tình trạng mỏi mắt khi đọc chữ.
- Khoảng cách dòng và chữ (line-height & letter-spacing): Nên để line-height từ 1.5 - 1.75 để tạo độ thoáng, tránh chữ sát nhau gây rối mắt.
- Bố cục nội dung: Phân tách thông tin thành các đoạn ngắn và sử dụng tiêu đề phụ (H2, H3), bullet point, blockquote…
- Sử dụng các yếu tố đánh vào thị giác: Dùng màu sắc, dấu in đậm, in nghiêng, gạch chân hoặc hoặc icon để làm nổi bật thông tin quan trọng.
Hệ thống điều hướng rõ ràng là chiếc "bản đồ" thông minh, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy điểm đến mà không bị lạc lối trong "mê cung" nội dung. Cụ thể:
- Menu dễ nhìn và dễ hiểu: Thường được đặt ở vị trí dễ thấy trên đầu trang và sử dụng từ ngữ phổ thông, dễ hiểu, tránh thuật ngữ chuyên ngành gây khó khăn cho người mới.
- Sử dụng thanh điều hướng phụ (breadcrumb): Hiển thị rõ ràng vị trí hiện tại của người dùng trong cấu trúc website, đồng thời cung cấp các liên kết để họ dễ dàng quay lại các trang hoặc danh mục trước đó. Ví dụ: Trang chủ > Sản phẩm > Điện thoại > iPhone.
- Call-to-action (CTA) rõ ràng: Các nút CTA như "Đăng ký", "Mua ngay", "Tìm hiểu thêm" cần được thiết kế bắt mắt, dễ nhận diện với màu sắc tương phản và vị trí thuận tiện để người dùng dễ dàng thực hiện hành động mong muốn.
- Hạn chế số bước thao tác: Thiết kế đường dẫn thông tin một cách logic và ngắn gọn, giúp người dùng tiếp cận nội dung chỉ với 2-3 lần nhấp chuột. Từ đó tiết kiệm nội dung và tăng tính hiệu quả.
Hình ảnh và đồ họa không chỉ tạo tính thẩm mỹ mà còn đóng vai trò truyền tải thông tin nhanh chóng, trực quan. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hợp lý, chúng sẽ phản tác dụng:
- Chọn hình ảnh liên quan nội dung: Hình ảnh cần minh họa cho chủ đề, sản phẩm hoặc cảm xúc mà bạn muốn truyền tải.
- Tối ưu dung lượng hình ảnh: Sử dụng định dạng WebP, nén ảnh bằng công cụ như TinyPNG hoặc sử dụng lazy load để cải thiện tốc độ tải.
- Đồ họa hỗ trợ, không gây nhiễu: Icon, infographic, biểu tượng cần rõ ràng, phù hợp với tone màu và phong cách chung.
- Giữ sự cân bằng giữa hình ảnh và văn bản: Tránh lạm dụng hình ảnh khiến bố cục bị rối hoặc làm người dùng mất tập trung.
Trong thời đại thiết bị di động chiếm ưu thế, một layout không responsive chẳng khác gì “cửa hàng bị khóa ngoài giờ cao điểm”.
- Hiển thị tốt trên mọi thiết bị: Website cần tự động thích ứng với các kích thước màn hình khác nhau (mobile, tablet, desktop…).
- Thiết kế mobile-first: Bắt đầu thiết kế từ giao diện di động để đảm bảo trải nghiệm tối ưu trên thiết bị phổ biến nhất.
- Kiểm tra tính tương thích thường xuyên: Sử dụng các công cụ như Chrome DevTools, BrowserStack để kiểm tra giao diện trên nhiều loại thiết bị và trình duyệt.
Một bố cục đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, font chữ, khoảng trắng và phong cách thiết kế. Đây là yếu tố tạo cảm xúc và ấn tượng ban đầu với người dùng:
- Màu sắc đồng bộ và nhất quán: Lựa chọn màu chủ đạo và phụ phù hợp với thương hiệu. Tránh lạm dụng quá nhiều màu gây rối mắt.
- Font chữ tối giản, hiện đại: Dùng tối đa 2–3 loại font. Kết hợp font tiêu đề và nội dung sao cho hài hòa.
- Sử dụng khoảng trắng hợp lý (white space): Khoảng trắng giúp bố cục thoáng đãng, làm nổi bật nội dung chính.
- Phong cách thiết kế rõ ràng: Flat design, material design, hoặc minimalism – dù là phong cách nào, hãy đảm bảo sự nhất quán trên toàn bộ trang.
Khi bắt đầu thiết kế giao diện trang web, việc lựa chọn kiểu bố cục phù hợp với mục tiêu và đối tượng người dùng là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là 5 kiểu bố cục trang web phổ biến được các nhà thiết kế và nhà phát triển sử dụng rộng rãi:
Grid layout là kiểu bố cục sử dụng hệ thống lưới (grid system) để sắp xếp nội dung một cách cân đối và có quy tắc.
Đặc điểm:
- Sử dụng các hàng (row) và cột (column) để phân chia nội dung.
- Tạo cảm giác gọn gàng, dễ theo dõi.
- Phù hợp cho các trang web nhiều danh mục hoặc nội dung đa dạng.
Single column layout là bố cục mà toàn bộ nội dung được trình bày trên một cột dọc, thường theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Đặc điểm:
- Tập trung toàn bộ nội dung vào một dòng chảy liền mạch.
- Được ưu tiên trong thiết kế mobile-first.
Multi-column layout là kiểu bố cục chia trang web thành nhiều cột song song, giúp hiển thị nhiều nội dung đồng thời.
Đặc điểm:
- Từ 2 đến 4 cột: mỗi cột có thể chứa nội dung riêng như bài viết, hình ảnh, menu phụ...
- Thường kết hợp với sidebar (cột bên).
Hero image layout sử dụng một hình ảnh lớn ở đầu trang (thường là full-width) để tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Đặc điểm:
- Hình ảnh thường được sử dụng ở trang ngang.
- Kết quả cùng tiêu đề lớn, CTA nổi bật hoặc lời kêu gọi hành động.
Custom layout là bố cục được thiết kế riêng biệt, không tuân theo khuôn mẫu sẵn có. Phù hợp với những website cần thể hiện sự sáng tạo hoặc có mục tiêu đặc biệt.
Đặc điểm:
- Thiết kế “đo ni đóng giày” cho từng thương hiệu.
- Đòi hỏi cao về UX/UI, kỹ thuật và tính sáng tạo.
Dưới đây là 5 bước thiết kế layout website đẹp, mời bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết bên dưới:
Trước khi bắt tay vào thiết kế, bạn cần hiểu rõ ai sẽ sử dụng website và mục tiêu của họ là gì, từ đó định hướng toàn bộ layout và giao diện sau này. Do vậy, bạn cần:
- Xác định chân dung người dùng (User Persona): Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, hành vi online…
- Phân tích hành vi và nhu cầu: Người dùng cần gì khi truy cập website? Họ tìm kiếm thông tin, mua hàng hay đăng ký dịch vụ?
- Xác định mục tiêu kinh doanh: Website hướng đến tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng hay bán hàng trực tiếp?
Khi đã có hiểu biết rõ ràng về người dùng và mục tiêu, bước tiếp theo là lên kế hoạch bố cục tổng thể và phác thảo wireframe. Wireframe là bản vẽ sơ bộ giúp bạn hình dung vị trí các thành phần như header, menu, nội dung chính, CTA, footer… Một wireframe tốt cần thể hiện được mối liên kết logic giữa các phần, đảm bảo nội dung được dẫn dắt mạch lạc. Bạn có thể vẽ tay hoặc sử dụng các công cụ như Figma, Adobe XD để xây dựng wireframe.
Giao diện cần thể hiện phong cách thương hiệu thông qua màu sắc, font chữ, hình ảnh và các yếu tố đồ họa. Bạn nên sử dụng tông màu chủ đạo nhất quán, chọn font chữ dễ đọc và hiện đại như Roboto hoặc Lato, kết hợp hình ảnh chất lượng cao và sử dụng khoảng trắng hợp lý để tạo bố cục thoáng đãng.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu để thiết kế giao diện tương thích với nhiều loại thiết bị, hoặc muốn hiểu sâu hơn về tư duy UX và UI hiện đại, thì khóa học UX UI Design chuyên nghiệp của MindX sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Trong thời đại số, người dùng truy cập website bằng rất nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính bảng, laptop… Vì vậy, layout website cần được thiết kế responsive - tức là có khả năng tự động thích ứng với mọi màn hình. Ở bước này, bạn nên áp dụng phương pháp mobile-first, thiết kế trước cho phiên bản di động rồi mới mở rộng sang các thiết bị lớn hơn. Đồng thời, bạn có thể sử dụng hệ thống lưới linh hoạt (flexbox, CSS grid) và kiểm tra thường xuyên trên các công cụ như Chrome DevTools hoặc BrowserStack để đảm bảo mọi giao diện đều hiển thị chuẩn chỉnh.
Ở bước này, bạn tập trung vào việc tối ưu tốc độ tải trang bằng cách nén hình ảnh, loại bỏ mã thừa và dùng lazy load. Tiếp đến, bạn cần đảm bảo website chuẩn SEO với cấu trúc HTML hợp lý, tiêu đề rõ ràng, hình ảnh có thẻ alt và liên kết thân thiện. Cuối cùng, hãy kiểm tra trải nghiệm người dùng qua các thử nghiệm thực tế hoặc sử dụng A/B Testing để đánh giá hiệu quả của các phiên bản layout khác nhau, từ đó chọn ra phương án tốt nhất.
Tốc độ tải trang là yếu tố đầu tiên quyết định người dùng sẽ tiếp tục ở lại hay rời đi. Một layout đẹp nhưng mất quá nhiều thời gian để hiển thị sẽ khiến người dùng mất kiên nhẫn. Bạn cần:
- Tối ưu hình ảnh bằng cách nén dung lượng và sử dụng định dạng nhẹ như WebP.
- Tối ưu mã nguồn (HTML, CSS, JS), loại bỏ các đoạn mã không cần thiết.
- Sử dụng hệ thống lưu đệm (caching) và CDN để giảm tải cho máy chủ, giúp website tải nhanh hơn ở mọi vị trí địa lý.
Layout không nên chỉ đẹp mà còn phải "mời gọi" người dùng tương tác. Những điểm cần chú trọng gồm:
- Thiết kế CTA rõ ràng và nổi bật, dẫn dắt hành vi người dùng như mua hàng, đăng ký, chia sẻ...
- Tương tác vi mô (micro-interaction): Hiệu ứng hover, chuyển động nhẹ khi cuộn, nhấn nút… giúp website trở nên sinh động, thú vị và hiện đại hơn.
- Tối ưu luồng di chuyển (user flow) để người dùng dễ dàng thực hiện hành động mong muốn với ít thao tác nhất.
Một layout website lý tưởng là khi người dùng gần như không cần suy nghĩ quá nhiều khi sử dụng. Điều này có được nhờ:
- Tổ chức thông tin hợp lý, chia thành các khối nội dung rõ ràng, dễ định hướng.
- Giữ giao diện đồng nhất xuyên suốt toàn bộ website, cả về màu sắc, font chữ, biểu tượng và cấu trúc.
- Thích ứng linh hoạt trên mọi thiết bị, không bị vỡ bố cục khi chuyển đổi kích thước màn hình.
Nếu bạn muốn thực sự hiểu rõ cách tối ưu trải nghiệm người dùng từ layout đến hành vi tương tác, đừng bỏ qua khóa học UX UI Design tại MindX. Khóa học UX UI Design tại MindX được xây dựng dành cho cả người mới bắt đầu lẫn designer đang muốn nâng cao kỹ năng. Bạn sẽ được học từ cách nghiên cứu người dùng, xây dựng wireframe, thiết kế bố cục chuẩn responsive, đến việc sử dụng các công cụ như Figma, Adobe XD… Đồng thời, khóa học còn lồng ghép nhiều case study thực tế để bạn dễ dàng ứng dụng ngay sau khi học xong. Để biết thêm chi tiết, đừng quên để lại thông tin để MindX tư vấn giúp bạn nhé!