Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst - BA) là cầu nối giữa bộ phận kinh doanh và công nghệ trong một tổ chức. Họ chịu trách nhiệm phân tích các quy trình kinh doanh, thu thập yêu cầu từ các bên liên quan và chuyển đổi các yêu cầu đó thành giải pháp công nghệ hoặc quy trình để cải thiện hiệu quả hoạt động và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Cụ thể vai trò của Business Analyst bao gồm:
Chuyên viên phân tích kinh doanh chịu trách nhiệm thu thập thông tin và yêu cầu từ các phòng ban, khách hàng, hoặc quản lý cấp cao để xác định các vấn đề và nhu cầu kinh doanh. Quá trình này bao gồm tổ chức các buổi phỏng vấn, khảo sát và workshop để thu thập thông tin chính xác, đầy đủ. Sau đó, BA tiến hành phân tích dữ liệu và quy trình hiện tại nhằm xác định các điểm nghẽn, rủi ro và cơ hội tối ưu hóa.
Sau khi phân tích dữ liệu và xác định nhu cầu cải thiện quy trình, BA sẽ đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Quá trình này bao gồm đánh giá chi phí, lợi ích và tính khả thi của từng giải pháp để đảm bảo chúng phù hợp với mục tiêu chiến lược của tổ chức.
BA xây dựng các tài liệu chi tiết như Tài liệu yêu cầu nghiệp vụ (BRD) và Tài liệu đặc tả chức năng (FSD) để hướng dẫn đội ngũ kỹ thuật thực hiện giải pháp. Ngoài ra, BA còn thực hiện phân tích khoảng cách (Gap Analysis) để so sánh giữa trạng thái hiện tại và mong muốn, từ đó đề xuất các thay đổi cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất.
Chuyên viên phân tích kinh doanh đóng vai trò cầu nối giữa đội ngũ kỹ thuật và ban lãnh đạo cấp cao, đảm bảo thông tin được truyền đạt chính xác và đầy đủ. Họ chuyển đổi các yêu cầu kinh doanh thành ngôn ngữ kỹ thuật cho đội ngũ phát triển, đồng thời giải thích các thuật ngữ kỹ thuật phức tạp cho quản lý cấp cao dễ dàng hiểu.
Trong suốt quá trình phát triển dự án, họ sẽ tổ chức các buổi kick-off, review, demo để đảm bảo tất cả các bên liên quan đều nắm rõ tiến độ và kết quả mong đợi. Ngoài ra, BA còn tham gia kiểm thử User Acceptance Testing (UAT) và hướng dẫn người dùng cuối để đảm bảo giải pháp đáp ứng đúng yêu cầu kinh doanh.
IT Business Analyst là cầu nối giữa các bộ phận kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật (IT), đảm bảo các giải pháp công nghệ được phát triển phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Họ có nhiệm vụ:
Business Process Analyst tập trung vào việc phân tích, tối ưu và tái thiết kế quy trình kinh doanh nhằm cải thiện hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp. Business Process Analyst có những nhiệm vụ chính gồm:
Product Owner (PO) hoặc Business Analyst Agile là người chịu trách nhiệm định hình tầm nhìn, quản lý backlog và đảm bảo rằng các giải pháp được phát triển đúng với nhu cầu khách hàng. Product Owner/BA Agile có nhiệm vụ chính
Để trở thành một chuyên gia phân tích kinh doanh giỏi, bạn cần trang bị những kỹ năng quan trọng sau:
Đây là nền tảng cơ bản giúp bạn bóc tách vấn đề, phân tích chính xác nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp đánh giá phù hợp. Để có được tư duy phân tích logic, bạn cần rèn luyện khả năng phân tích vấn đề phức tạp, xác định nguyên nhân gốc rễ và biết cách tư duy, phản biện vấn đề. Cụ thể, khi đối mặt với một vấn đề phức tạp, bạn tạo thói quen chia thành các phần nhỏ hơn và giải quyết lần lượt, cách làm này giúp bạn tập trung vào từng khía cạnh của vấn đề cũng như hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa chúng.
Một Business Analyst cần nắm rõ kỹ thuật thuật trình bày, biến dữ liệu thành câu chuyện dễ hiểu với biểu đồ, bảng điều khiển và báo cáo trực quan để dễ dàng truyền đạt cho các bên liên quan. Cụ thể, trong quá trình phân tích kinh doanh, bạn thực hiện các thao tác như: xác định đối tượng mục tiêu, điều chỉnh cách trình bày thông tin cho phù hợp; xác định thông điệp chính và xây dựng câu chuyện có cấu trúc rõ ràng; ứng dụng các dạng biểu đồ, bản đồ phổ biến như cột, đường, tròn,... vào quá trình trực quan hóa dữ liệu.
Một trong những kỹ năng cần có của một chuyên viên phân tích kinh doanh chuyên nghiệp là thành thạo những công cụ xử lý dữ liệu. Cụ thể:
Mỗi ngành nghề (ngân hàng, bán lẻ, logistics...) đều có quy trình vận hành riêng. Do đó, việc hiểu đúng bản chất nghiệp vụ là yếu tố quan trọng giúp đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi và mang lại hiệu quả thực tiễn.
Để rèn luyện kỹ năng này bạn cần tìm đọc các sách, báo cáo, tạp chí chuyên ngành để cập nhật kiến thức và xu hướng mới nhất; tham gia khóa học liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm (ví dụ: tài chính ngân hàng, quản trị chuỗi cung ứng, marketing); nghiên cứu các mô hình kinh doanh phổ biến như SWOT, PESTEL, 5 Forces của Porter để ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp.
Sau khi học phân tích kinh doanh, bạn có thể bắt đầu từ vị trí nhân viên phân tích và phát triển dần thành chuyên gia, trưởng nhóm/phó phòng hoặc chuyên gia cao cấp. Cụ thể:
Ngoài ra, bạn cũng có thể mở rộng sự nghiệp sang các vai trò liên quan như:
Mặc dù cả chuyên viên phân tích thị trường và chuyên viên phân tích kinh doanh đều làm việc với dữ liệu để hỗ trợ các quyết định kinh doanh nhưng tính chất công việc có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:
Tập trung phân tích hành vi tiêu dùng, nghiên cứu xu hướng ngành; theo dõi các thay đổi và phát triển trong thị trường để dự đoán cơ hội và rủi ro; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh; chủ yếu phân tích các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh bên ngoài như kinh tế, xã hội, chính trị và công nghệ ảnh hưởng đến thị trường.
Dữ liệu chủ yếu đến từ khảo sát thị trường (thu thập dữ liệu từ khách hàng thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và nhóm tập trung; báo cáo ngành (báo cáo từ các công ty nghiên cứu thị trường và tổ chức ngành); Social listening (theo dõi các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội để hiểu cảm nhận của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm).
Tập trung phân tích dữ liệu từ các bộ phận khác nhau của công ty, chẳng hạn như bán hàng, tài chính và hoạt động; đánh giá và cải thiện các quy trình nội bộ để tăng hiệu quả và giảm chi phí; đo lường và theo dõi hiệu suất của các hoạt động kinh doanh để xác định các lĩnh vực cần cải thiện; phân tích dữ liệu tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý rủi ro phù hợp.
Nguồn dữ liệu thường đến từ quá trình phân tích hệ thống bán hàng của công ty (xác định các sản phẩm bán chạy nhất và các mô hình mua hàng); báo cáo tài chính (đánh giá hiệu suất của công ty và xác định các cơ hội tiết kiệm chi phí); dữ liệu hoạt động sản xuất; dữ liệu khách hàng CRM.
Có nhiều nơi để học phân tích kinh doanh, tùy thuộc vào nhu cầu, ngân sách và phương pháp học mà bạn mong muốn. Dưới đây là một số lựa chọn phổ biến:
>>> Xem LỘ TRÌNH HỌC TẬP chi tiết TẠI ĐÂY.
👉 Như vậy, bài viết trên đã cung cấp “tất tần tật” những thông tin liên quan đến ngành nghề chuyên viên phân tích kinh doanh. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu và có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong lĩnh vực này thì đừng quên đăng ký khóa học của MindX để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!