Trẻ nhút nhát thường có những biểu hiện rõ ràng trong giao tiếp và hành động hàng ngày. Các dấu hiệu thường thấy có thể kế đến như:
Việc hiểu và nhận biết những biểu hiện trên của trẻ nhút nhát sẽ giúp ba mẹ có thể thấu hiểu con, từ đó hỗ trợ con phát triển kỹ năng giao tiếp và tự tin hơn trong môi trường xã hội, giúp con hòa nhập và sống một cuộc đời tích cực, vui vẻ, có ý nghĩa.
Nguồn: Internet
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nhút nhát hoặc ngại tiếp xúc với người lạ. Một số trẻ nhút nhát thiếu tự tin có thể là do di truyền từ ba mẹ, số khác có thể do môi trường gia đình căng thẳng, thiếu sự khuyến khích hoặc do ba mẹ quá bảo bọc cũng có thể làm trẻ trở nên rụt rè và ít nói. Hiểu được cặn kẽ nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát sẽ giúp ba mẹ tìm ra những phương pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến từ phía gia đình, từ chính bản thân trẻ & những lý do khác từ môi trường xung quanh.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Việc hiểu rõ những nguyên nhân này là bước tiền đề quan trọng để có thể hỗ trợ con phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng sự tự tin. Trong trường hợp nếu trẻ không được can thiệp sớm và có giải pháp hỗ trợ phù hợp có thể khiến trẻ mắc các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn phát triển. Do vậy, ba mẹ có thể tham khảo ngay 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn mà MindX gợi ý dưới đây nhé!
Nhiều ba mẹ có thói quen so sánh con với những đứa trẻ khác, mục đích là để con thấy xấu hổ mà biết cố gắng hơn. Nhưng sự thật là, cách làm này chỉ càng làm cho trẻ thêm tự ti và càng thu mình lại hơn, trẻ mặc định mình là người kém cỏi, mình không có khả năng bằng người khác.
Ví dụ, khi ba mẹ nói: “Con không học giỏi bằng bạn A” thì trẻ sẽ nghĩ là mình không có khả năng học được như A. Từ đó, trẻ luôn cảm thấy tự ti mỗi khi đi học.
Thay vào đó, ba mẹ có thể:
Giao tiếp là chìa khóa để ba mẹ hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của con mình. Bởi bất kì đứa trẻ nào cũng có nhu cầu được nói lên ý kiến, được lắng nghe. Vì vậy, điều quan trọng nhất là ba mẹ luôn tạo không gian để trẻ thoải mái bày tỏ và chia sẻ về những điều trẻ gặp phải. Ví dụ, thay vì chỉ hỏi thăm vài câu sau khi con về nhà từ trường, ba mẹ có thể hỏi con hôm nay cảm thấy như thế nào? Ở trường con có vui không? Có điều gì con thấy thú vị trên đường đi học về không?
Đặc biệt, khi ba mẹ thể hiện sự lắng nghe một cách chân thành, không phán xét và có sự đồng cảm, trẻ sẽ cảm nhận được sự tin tưởng và sẵn sàng hỗ trợ từ ba mẹ. Điều này sẽ giúp con cảm thấy an toàn, thoải mái, mạnh dạn trong giao tiếp hơn khi đi ra ngoài.
Nguồn: Internet
Ai cũng thích được khen và trẻ con cũng vậy. Mỗi lời khen ngợi đúng lúc sẽ là động lực giúp trẻ nhận ra giá trị của mình. Ba mẹ đừng quên khen ngợi ngay cả khi con chỉ đạt được những thành quả nhỏ, vì đó là bước đầu giúp con tự tin hơn vào khả năng của bản thân.
Ba mẹ cũng nên tránh đưa ra những lời tâng bốc như “con quá giỏi, con là thiên tài” vì có thể khiến trẻ tự cao, tự mãn. Thay vào đó hãy đưa ra lời khen càng chi tiết, càng chân thực càng tốt. Lời khen không nên chung chung, sáo rỗng như: “Con giỏi quá”, “Con là nhất”.
Ví dụ, nếu trẻ tô được một bức tranh đẹp, ba mẹ hãy khen rằng "Ba/mẹ thấy con vẽ bức tranh này rất sáng tạo, ba/mẹ rất thích cách con chọn màu sắc."
Trong trường hợp nếu trẻ bị điểm kém, thay vì tức giận và trách móc con, hãy nhẹ nhàng cùng con tìm hiểu nguyên nhân, phần nào con chưa làm tốt và cùng con cải thiện điểm số và năng lực. "Không sao đâu, phần này con nên chú ý thêm bài giảng của cô, hoặc ba/mẹ có thể giúp con, lần sau cố gắng hơn nữa nhé", đó cũng là lời động viên để con cảm thấy an tâm hơn khi vấn đề đang được giải quyết, thêm động lực chuẩn bị những bài thi kế tiếp.
Việc giúp trẻ nhận thức đúng đắn về giá trị bản thân là bước quan trọng trong hành trình xây dựng sự tự tin. Theo Jean Piaget - nhà tâm lý học nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển, trẻ thường chưa thể suy nghĩ ở cấp độ trừu tượng và dễ dàng phản ánh về bản thân như người trưởng thành. Do đó, trẻ thường không nhận ra những điểm mạnh nội tại của mình, đặc biệt là những khả năng không dễ thấy hoặc không được khen ngợi rõ ràng. Vì vậy, ba mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, giúp trẻ khám phá và hiểu rõ về giá trị của bản thân.
Ba mẹ hãy để con tự do khám phá, trải nghiệm các hoạt động từ học tập, thể thao, nghệ thuật cho đến các hoạt động ngoại khóa. Trong quá trình này, con sẽ dần phát hiện ra những kỹ năng mình giỏi và những lĩnh vực mình yêu thích. Khi con nhận thấy mình có khả năng ở một mảng nào đó, con sẽ trở nên tự tin hơn vào khả năng của mình.
Nhiều ba mẹ muốn con mình tự tin hơn nên đăng ký cho tham gia nhiều khóa học và các chương trình ngoại khóa. Thật ra cách làm này không sai. Tuy nhiên, trước khi đặt trẻ vào môi trường đông đúc, ba mẹ cần biết con muốn gì, con có thích học và muốn tham gia không? .
Bản chất của sự tự tin là hiểu rõ năng lực, điểm mạnh và cả điểm yếu của bản thân. Do vậy khi con có năng khiếu hay thích một bộ môn nào đó, ba mẹ hãy tạo điều kiện cho con tham gia các sân chơi/ ngày hội hay các lớp học thử để con được bộc lộ màu sắc cá nhân một cách sâu sắc.
Ví dụ, nếu con có năng khiếu vẽ tranh, thích sáng tạo, thích vẽ các nhân vật hoạt hình,.. ba mẹ có thể cho con tham gia buổi Test năng khiếu và Trải nghiệm Học thử lớp học Mỹ thuật số Miễn phí.
Nếu con nhanh nhạy với các thiết bị điện tử, tò mò với công nghệ, ba mẹ có thể cho con tham gia làm bài đánh giá năng lực công nghệ và học thử lớp học lập trình cho trẻ 9-17 tuổi.
Hay nếu con yêu thích lắp ráp các mô hình, thích dùng các câu lệnh để điều khiển mô hình thực hiện các nhiệm vụ, khoá học lắp ráp và lập trình Robotics sẽ là nơi dành cho con.
Bên cạnh đó, khi tham gia các lớp học trải nghiệm này, con còn có thêm nhiều bạn bè và thầy cô mới có chung sở thích, rèn luyện thêm kỹ năng & tư duy, bồi đắp trong con những tố chất riêng vốn có. Ngoài ra, ba mẹ cũng dễ dàng đưa ra định hướng phát triển phù hợp nhất cho con dựa trên điểm mạnh/ yếu đó.
Thất bại là một phần của cuộc sống. Ba mẹ hãy dạy trẻ hiểu rằng thất bại không đáng sợ, mà là cơ hội để học hỏi. Ba mẹ có thể cùng con phân tích những lần thất bại và tìm cách khắc phục, tuyệt đối không được chỉ trích, xoáy sâu vào thất bại đó của trẻ. Bởi điều này có thể khiến con cảm thấy khó chịu, từ đó sinh ra tâm lý phản kháng, đổ lỗi. Thay vào đó, ba mẹ có thể:
Giải pháp từ môi trường xung quanh
Tham gia vào các hoạt động tình nguyện hoặc công tác xã hội là một cách tuyệt vời để trẻ phát triển sự tự tin, học cách quan tâm đến cộng đồng và rèn luyện các kỹ năng xã hội. Khi con được tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau và thấy mình có thể đóng góp tích cực cho xã hội, con sẽ nhận ra giá trị của bản thân và dần trở nên mạnh dạn, tự tin hơn.
Nguồn: Internet
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động tình nguyện như thăm viện dưỡng lão, tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường hoặc giúp đỡ người khó khăn, con còn được tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Qua đó học được cách thấu hiểu và chia sẻ với người khác, từ đó phát triển lòng nhân ái và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.
Rèn luyện sự tự lập giúp trẻ không chỉ có khả năng xử lý tình huống mà còn trở nên tự tin hơn khi biết mình có thể tự làm chủ bản thân trong nhiều hoàn cảnh. Khi trẻ tự lập, trẻ sẽ hiểu rằng mình có thể đối mặt với các thử thách trong học tập và cuộc sống mà không cần quá phụ thuộc vào ba mẹ hay người khác.
Ví dụ ba mẹ có thể để con tự lập kế hoạch học tập, tự quản lý thời gian làm bài tập và chuẩn bị cho các kỳ thi. Thay vì nhắc nhở con hàng ngày về việc làm bài, ba mẹ có thể hướng dẫn con ghi chú vào lịch học của mình. Hoặc ba mẹ có thể giao cho con những công việc phù hợp với lứa tuổi, chẳng hạn như dọn dẹp phòng, tự chuẩn bị bữa ăn đơn giản, hoặc chuẩn bị đồ dùng cho một ngày học ở trường.
Các cụ xưa có câu: “Con cái là tấm gương phản chiếu của ba mẹ”. Trẻ thường học hỏi từ người lớn, đặc biệt là từ ba mẹ. Do vậy, song song với việc rèn luyện sự tự tin cho trẻ, ba mẹ cũng nên làm mẫu để trẻ noi theo
Ba mẹ muốn dạy con chăm chút ngoại hình? Ba mẹ cũng nên chỉn chu trong ăn mặc. Ba mẹ muốn trẻ dạn dĩ, hào hứng thử sức với những điều mới lạ? Ba mẹ cũng phải là người tiên phong. Ba mẹ muốn rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp cho trẻ? Ba mẹ cũng cần thể hiện mình là người có chính kiến, có quan điểm, tin tưởng vào bản thân và sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ.
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ tự tin về bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp và các kỹ năng mềm mỗi ngày. Hy vọng rằng, với 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin mà MindX gợi ý trên cho ba mẹ sẽ giúp trẻ từng bước vượt qua được sự nhút nhát và phát triển toàn diện hơn trong cuộc sống.