post
Tin tức
188

Định Hướng sớm thời 4.0: Học kinh tế có làm việc được trong khối ngành công nghệ?

Định Hướng sớm thời 4.0: Học kinh tế có làm việc được trong khối ngành công nghệ?

Tiếp nối chương trình Định hướng sớm thời 4.0: Làm thế nào để con vượt trội, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ hội làm việc trong lĩnh vực công nghệ đối với những người học khối ngành kinh tế, nghệ thuật, bên cạnh chị Hằng đã xuất hiện tại phần định hướng chung các ngành nghề thời 4.0, chúng ta sẽ có thêm một diễn giả góp mặt trong buổi trò chuyện là chị Vân Thiên

- Quản lý dự án tại Integro Technologies (Singapore)

- Thủ khoa 30 điểm Đại học kinh tế quốc dân

- Tốt nghiệp thủ khoa ngành Tài chính, University of Exeter (United Kingdom)

- 8 năm kinh nghiệm Business Analyst trong các lĩnh vực ngân hàng tại Singapore, Việt Nam và Thái Lan

>>> Xem lại bản ghi phòng định hướng khối ngành Kinh tế tại đây

>>> Xem lại bản ghi phòng định hướng khối ngành Kỹ thuật tại đây

>>> Xem lại phần định hướng chung của sự kiện tại đây

1. Học kinh tế có thể làm việc trong lĩnh vực công nghệ?

Trước khi làm rõ vấn đề này, mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu các vị trí trong một dự án phần mềm gồm các là gì.

Nếu coi dự án phần mềm là việc xây một ngôi nhà thì hiểu đơn giản BA (Business Analyst) là người nắm bắt yêu cầu của chủ nhà (xây nhà gì, mấy tầng, màu sắc, tính năng của ngôi nhà…), sau đó sẽ làm việc với kiến trúc sư của ngôi nhà (Kiến trúc sư phần mềm) để chuyển yêu cầu của người dùng thành tài liệu kỹ thuật. UI/UX là thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng (VD ngôi nhà màu gì, cửa hướng nào…). Lập trình viên sẽ là người dựa vào tài liệu của BA, kiến trúc sư, UI/UX để xây nhà (tạo ra sản phẩm). Tester là người kiểm thử phần mềm (ngôi nhà) xem đã đạt chất lượng chưa, có gặp vấn đề gì không. Project Manager (quản lý dự án) là người quản lý tiến độ và chi phí rủi ro đảm bảo ngôi nhà được xây theo đúng tiêu chí, thời gian và yêu cầu đã đề ra. 

Trong số đó, có các vị trí không cần học công nghệ: UI/UX, PM, BA, Tester nghĩa là các bạn chỉ cần có hiểu biết cơ bản về công nghệ đều có cơ hội tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực này. 

Các kỹ năng cần thiết với từng vị trí:

PM: Kỹ năng quản lý, kỹ năng mềm.

UI/UX: Khả năng đồ họa và phân tích tâm lý

BA: Phân tích, quản lý thời gian/công việc, kỹ năng mềm

Tester: Cẩn thận, tỉ mỉ 

2. Ngành công nghệ không chỉ dành cho nam giới

Trước đây có rất nhiều ý kiến cho rằng công nghệ là lĩnh vực dành cho nam giới nhưng đi sâu vào phân tích, chúng ta sẽ thấy phần lớn các vị trí trong lĩnh vực công nghệ cần sự tỉ mỉ, khéo léo, khả năng giao tiếp, và đó chính là thế mạnh của nữ giới.

Học kinh tế có thể làm trong lĩnh vực công nghệ

Như đã nhắc đến ở phần trước, có các vị trí trong lĩnh vực công nghệ không yêu cầu bạn phải  học nhóm ngành CNTT hay quá chuyên sâu về CNTT mà chỉ cần biết kiến thức cơ bản, kết hợp với kiến thức của các ngành nghề khác, bạn hoàn toàn có thể làm tốt, với cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mức lương cao. 

3. Nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành CNTT

Việc ứng dụng CNTT, đưa số hóa vào doanh nghiệp đang hiện nay đang là xu hướng toàn cầu, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, nhu cầu nhân lực ngành CNTT còn tăng cao. Mức thu nhập trung bình với vị trí BA dao động từ 2000$ - 4000$ tại Hà Nội, và cao hơn 1,5 lần tại TP.HCM.

Ngoài ra bạn có rất nhiều cơ hội làm việc onsite tại nước ngoài, trong thời gian dịch có thể làm remote (ở Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài bằng hình thức online), sau khi hết dịch bạn có thể sang nước ngoài làm việc với mức lương rất cao. 

Mức lương trung bình các nghề thuộc nhóm ngành CNTT được thống kê từ Careerbuilder:

Testet: 11,5 tr

(thấp nhất 4, cao nhất 33.8tr)

UI/UX: 11,9 tr

(Thấp nhất: 5tr, cao nhất 33.8tr)

4. Cách khơi dậy và nuôi dưỡng sở thích của con

Đầu tiên bố mẹ hãy gọi tên một số mối quan tâm của các bạn. Nếu bạn thích chơi thể thao có thể thích những công việc vận động như điều khiển máy móc, vận động viên… hoặc hỏi con yêu thích cuốn truyện nào, yêu thích nhân vật như thế nào?…

Sau khi quan sát, xâu chuỗi, tìm điểm chung của các hành vi lặp đi lặp lại để phân tích, bố mẹ sẽ gọi tên mối quan tâm để tìm được nghề nghiệp phù hợp với mối quan tâm của con. 

Tiếp đến bố mẹ hãy cùng con phân tích những cơ hội gì, có gì con thích, thuận lợi, khó khăn gì, con có chấp nhận những khó khăn thử thách không, những kỹ năng và thế mạnh của mình có trùng với ngành nghề đó không. Sau đó bố mẹ Trải nghiệm thực tế, học sớm, hoặc đi thăm cơ quan của bố mẹ, người quen và tìm cơ hội thực tập.

Nếu con trải nghiệm mà cảm thấy không thích, không phù hợp thì đó cũng là một điều may mắn bởi con đã loại bỏ được một lựa chọn. Nếu con lỡ chọn mà không có kiểm chứng, sau này học và làm con cảm thấy không hạnh phúc thì sớm muộn cũng bỏ và lúc đó con lại hoang mang tìm kiếm lĩnh vực mình thích, sẽ mất thời gian hơn… 

Tìm nghề phù hợp vs từng tiêu chí: phù hợp với năng lực học tập, với lối sống, mối quan tâm sở thích, phù hợp vs kỹ năng thế mạnh của con, giá trị nghề nghiệp mà con quan tâm (môi trường làm việc đa dạng, thích được làm nhiều việc, ưa thử thách, công việc ổn định, không phải thay đổi quá nhiều) đối chiếu so sánh

Nếu con nay thích này mai thích kia, bố mẹ có thể giúp các con tìm kiếm thông tin, tìm gặp các chuyên gia trong lĩnh vực đó, để con tự do tò mò phát triển và trải nghiệm. Bố mẹ hãy chia sẻ với con về quá trình chọn ngành như thế nào để con biết cần suy nghĩ nghiêm túc, tính toán dựa trên các tiêu chí một cách cẩn thận. 

*Đăng ký tham dự Workshop: Định hướng nghề CNTT tại Việt Nam cho con - “Hiểu đúng nghề - Chọn trúng ngành”:  http://ldp.to/dinh_huong_hoc_CNTT_tai_VN

Thông tin workshop: https://mindx.edu.vn/blog/workshop-dinh-huong-nghe-cntt-tai-viet-nam-cho-con-hieu-dung-nghe-chon-trung-nganh  

Thời gian: 9 - 11h ngày 27/11/2022

Hình thức: Online trên nền tảng Zoom

Đối tượng: Phụ huynh học sinh của MindX, đang quan tâm tới việc định hướng cho con học ở VN

Link đăng ký sự kiện: http://ldp.to/dinh_huong_hoc_CNTT_tai_VN 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ