post
Tin tức
Câu chuyện
762

Hoàng Ngọc Diệp - Hành trình chuyển ngành trở thành UI Designer ở tuổi 26

Làm trái ngành trái nghề nhưng luôn đam mê hết mình với công việc của mình. Cùng theo dõi hành trình của cô bạn Ngọc Diệp với UI UX Design trong bài viết sau.

Đi một vòng lớn từ ngành Giáo dục đến với UI Design

Chào Diệp, Diệp có thể giới thiệu một chút về bản thân được không?

Chào bạn, mình tên Hoàng Ngọc Diệp, sinh năm 1996, học viên khóa UDX02. Hiện tại mình mới chuyển sang ngành UI/UX designer và đang làm việc tại một công ty công nghệ chuyên về các sản phẩm app mobile.

Mình làm việc với vai trò UI/UX designer nhưng sẽ thiên về UI design nhiều hơn. Vị trí của mình sẽ làm việc chủ yếu với BA và Dev. Thường thì mình sẽ nhận yêu cầu hoặc Wireframe từ BA chuyển sang. Sau khi làm xong UI sẽ chốt UI với BA. Nếu trong quá trình làm việc có gặp vấn đề gì về giao diện thì mình sẽ lại trao đổi với Dev để chỉnh sửa lại sản phẩm.

Điều mà mình thích ở công việc hiện tại cũng chính là lý do mình chuyển sang ngành này. Đó là khi mình tạo ra sp và những sp đó mang lại giá trị cho người dùng.

UI/UX Designer

Cơ duyên nào mà bạn biết đến ngành UI/UX Design?

Xuất phát điểm của mình là học trường ĐH Sư phạm Hà Nội, có bằng chính quy rồi. Mình cũng đi dạy một thời gian nhưng thấy không hợp nên mình chuyển sang một ngành nghề khác là Video editor. Từ năm 2 đại học thì mình có trải nghiệm hoạt động trong CLB Truyền thông của trường và có làm công việc đó. Mình thấy mình có khả năng làm nghề này, nó được sáng tạo hơn nên đã quyết định chuyển sang làm Fulltime Video Editor.

Nhưng mà nghề Video Editor, như bạn biết, thì rất là ít nữ làm, vì bản chất của nó khá là vất vả. Khi mà mình đã đến các độ tuổi không còn quá trẻ, không còn nhiều năng lượng nữa, thì mình cũng sẽ nghĩ xem hướng đi tiếp theo là gì. Mình sẽ tiếp tục theo con đường này, mình lên làm chuyên gia đi, hoặc là mình sẽ làm theo ngành nghề khác nhưng mình chưa biết đó là ngành nghề gì.

Cách đây khoảng 2 năm thì mình cũng có một người bạn là Video Editor, xuất phát từ Designer và chuyển sang làm UI/UX. Mình có được trải nghiệm qua những sản phẩm bạn ấy đã làm. nhận thấy ngành nghề này rất tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển nên mình đã chuyển hướng sang ngành này. Mình tin rằng về sau khi mình lớn tuổi hơn nữa, mình vẫn có thể theo ngành này được.

>>> Câu hỏi phỏng vấn UI UX Designer

UI/UX Designer

Hành trình học chuyển ngành UI Design của cô nàng Video Editor

Giai đoạn đầu, bạn tìm hiểu về ngành UI/UX và bắt đầu học chuyển ngành như thế nào?

Trước đấy thì mình cũng có học một khóa UI/UX Designer của một trung tâm khác. Nhưng nó chỉ kéo dài trong 2 tháng. Mình cứ nghĩ là chỉ cần học 1 khóa thôi là đi làm được, vì mình chỉ cần sản phẩm thôi. Nhưng khi học xong thì mình vẫn thấy chưa đủ tự tin để lập CV, apply công việc ở ngoài, vì thực tế nó khác với những gì mình học rất là nhiều. 

Ban đầu khi quyết định học UI/UX thì mình có tham gia các cộng đồng. Mình đã đọc các bài viết, so sánh nhiều các trung tâm ở miền Bắc, mình khá yên tâm nên đã chọn học ở MIndX. Mình thấy là MindX có 3 khóa liên tiếp, vừa học được nhiều kiến thức theo từng level, mình cũng được làm sản phẩm. Đến hiện tại, mình thấy quyết định này là khá đúng đắn. 

Quá trình học ở MindX, bạn đã trang bị được những kiến thức, kỹ năng gì cho hành trình chuyển ngành của bản thân?

Học ở MindX, mình vừa có kiến thức, vừa có sản phẩm, cũng gặp được nhiều anh chị trong nghề. Thời gian học dài và kết thúc khóa học thì mình vẫn có thể quay lại hỏi các anh chị được. 

Về kiến thức cơ bản thì mình thấy hoàn toàn đáp ứng được hết. 

Đối với mình, mình cảm thấy có giá trị nhất là về mentor của MindX. Trong quá trình học và làm bài tập, mình có rất nhiều câu hỏi nằm ngoài giờ học. Khi đó mình cần hỏi ý kiến mentor thì được các bạn hỗ trợ rất nhiều tình. Có những câu chuyện khi đi làm thực tế thì mentor cũng định hướng cho bạn mình như: Khi học xong ra ngoài làm thì các bạn sẽ gặp những trường hợp nào, nó được gắn vào bài học, rất thiết thực. Kể cả việc khi đi phỏng vấn, mình đang lưỡng lự giữa 2 công ty thì mình cũng hỏi mentor được. Các bạn hướng dẫn rất nhiệt tình và chia sẻ rất nhiều. Đó là điều mình thích nhất ở MindX.

Ngoài việc học ra, khi làm sản phẩm nhóm thì mình cũng phải tìm kiếm, tham khảo ý tưởng trên mạng để làm ra sản phẩm của riêng mình. Về mặt công cụ thì mình phải nắm được rõ, cũng tự học thêm. Mình cũng phải tìm kiếm, học hỏi thêm tài liệu nước ngoài. Khi tìm kiếm việc làm thì mình vẫn phải liên tục trau dồi thêm kiến thức, khi đi làm rồi thì vẫn vừa học vừa làm, thỉnh thoảng học lại kiến thức MIndX đã dạy hoặc cập nhật từ các bài báo, website về UI/UX Designer.

Quan trọng là mình phải ứng dụng được những cái mình học vào sản phẩm thực tế của doanh nghiệp. Không nhất thiết là bạn phải làm hết những cái đã học nhưng phải biết ứng dụng sao cho hợp lý.

>>> Lộ trình học UI UX Design cho người mới bắt đầu

 

Thẳng tiến đến vạch đích - Phỏng vấn thành công vị trí UI/UX Designer

Sau khi đã tham gia các khóa học, trang bị kiến thức và kỹ năng thì bạn đã tìm kiếm, ứng tuyển công việc hiện tại như thế nào?

Trong quá trình học ở MindX thì mình cũng đã tìm hiểu nhiều việc làm khác nhau, vì mình nghĩ cơ hội không phải lúc nào cần là có. Giai đoạn mình học thì mình cũng đã nghỉ việc ở công ty cũ, lại còn là khoảng thời gian trước Tết thì những công ty tuyển người, nhóm Fresher thì rất ít. Thời gian đấy khá là khó khăn khi mình là Fresher lại không đúng chuyên ngành.

May mắn là mình có sản phẩm trong quá trình học ở MindX, mình cũng nộp CV vào một vào công ty. Khi tìm việc thì mình cũng chọn các công ty yêu cầu không quá là cao, được 2-3 công ty và mình đã đi phỏng vấn. Công ty hiện tại không phải công ty đầu tiên mình pass phỏng vấn. Trước đi mình cũng pass 1 công ty startup nhưng bên đó có quá nhiều phòng ban, công việc khá là nhiều và không ổn lắm. Sau 1 tuần làm việc thì mình đã xin nghỉ và tìm kiếm cơ hội mới.

Ở công ty hiện tại, sau khi pass CV thì mình trực tiếp phỏng vấn với anh giám đốc. Khi phỏng vấn thì mình cũng chia sẻ thẳng thắn việc sản phẩm của mình là sản phẩm làm trong quá trình học và làm theo nhóm, vị trí, vai trò là gì. Anh ấy cũng dựa vào đấy để biết phong cách thiết kế của mình như thế nào. Có một cái khá là hay là anh ấy đưa cho mình một ứng dụng công ty đang làm, những vấn đề anh ấy đang cần giải quyết. Anh sẽ hỏi mình xem hướng giải quyết như thế nào. Khi mình trả lời được, hợp lý thì mình đã được pass phỏng vấn.

Những sản phẩm mình làm trong quá trình học thì họ sẽ thường lấy các chi tiết để hỏi mình tại sao lại làm như thế. Quan trọng là người ta muốn biết đây có phải sản phẩm bạn làm ra hay không. Kể cả làm nhóm thì mình vẫn phải hiểu công việc của các bạn khác, hỏi về sản phẩm thì mình phải biết. Với bài toán thực tế của doanh nghiệp, nếu mình đưa ra giải pháp hợp lý thì nhà tuyển dụng sẽ cho bạn pass qua vòng phỏng vấn. Mình cũng nghĩ có thể là do có một chút may mắn nữa.

UI designer

Theo Diệp thì đâu là yếu tố quan trọng nhất mà các bạn mới chuyển ngành cần lưu ý khi tìm việc?

Ngoài quyết tâm thì các bạn phải có nền tảng thật chắc, phải biết được định hướng phát triển của mình trong ngành UI/UX là gì. Các bạn phải đưa cho nhà tuyển dụng thấy những sản phẩm mình đã làm, hiểu được quá trình làm sản phẩm đó, trong quá trình đó thì các bạn đã làm những gì. Mình nghĩ đó là điều rất quan trọng.

 

Sau quá trình ứng tuyển thì bạn có kinh nghiệm nào có thể chia sẻ với các bạn mới chuyển ngành không?

Mình cũng không dám nhận mình là một người chuyển ngành thành công nên mình cũng chỉ dám đưa ra một vài lời chia sẻ thôi. Các bạn chuyển ngành thì cũng cần có một phương án back up cho mình, chuyển được thì sao mà không chuyển được thì sao. Khi chuyển ngành thì các bạn cũng nên xác định trước cho mình những rủi ro của việc chuyển ngành. Mình sẽ phải chấp nhận những rủi ro, chấp nhận rằng khi chuyển ngành thì mình sẽ phải bắt đầu lại tất cả mọi thứ từ đầu. Nhưng nếu bạn có ý chí quyết tâm thì theo thời gian, mình vẫn sẽ làm được. Nó có thể hơi muộn so với độ tuổi của bọn mình, mình sẽ chậm hơn mọi người một chút thế nhưng mình có điểm mạnh của chính mình. 

Xuất phát muộn thì điểm mạnh của mình không phải từ kiến thức chuyên môn mà có thể từ cách xử lý các vấn đề trong công việc, cách giao tiếp với đồng nghiệp, ý chí quyết tâm, lối làm việc kỷ luật chẳng hạn. Bạn có thể lấy những điểm mạnh đó để làm động lực khi chuyển sang ngành mới.

UI Designer

—-----------------------

Chuyển ngành ở độ tuổi lưng chừng không phải là điều dễ dàng. Chúng ta không còn quá trẻ, dưới góc nhìn của những ngành sáng tạo, cũng không phải đủ chín chắn, dày dặn kinh nghiệm quản lý, trải nghiệm xã hội. Để đạt được mục tiêu từ vạch xuất phát, thậm chí từ con số 0, mỗi người đều sẽ phải đánh đổi rất nhiều sự quyết tâm, nỗ lực, mạnh mẽ, kiên cường.

Hãy để MindX đồng hành cùng bạn với lộ trình học bài bản, chuyên nghiệp, được ứng dụng dựa trên tham vấn của nhiều đối tác doanh nghiệp trong nước. 

Hãy để đội ngũ giảng viên, mentor của chúng tôi được dẫn dắt, chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm thực tế về nghề UI/UX Design tại Việt Nam hiện nay.

Tham khảo ngay lộ trình học UI/UX Design từ cơ bản đến nâng cao tại MindX

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ