Figma là một công cụ thiết kế giao diện dựa trên nền tảng đám mây, cho phép người dùng tạo, chia sẻ và cộng tác dễ dàng trên các dự án. Với giao diện trực quan, tính năng mạnh mẽ và khả năng cộng tác thời gian thực, Figma đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình thiết kế website. Nhờ tính năng linh hoạt, Figma đang trở thành công cụ ưa chuộng của các designer và developer.
Lợi ích của việc thiết kế giao diện web bằng Figma:
- Khả năng cộng tác trực tuyến: Figma cho phép nhiều người cùng làm việc trên một dự án trong thời gian thực, giúp tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.
- Môi trường hoạt động lớn: Vì là công cụ dựa trên web, Figma có thể truy cập từ bất kỳ hệ điều hành nào mà không cần cài đặt phần mềm.
- Quản lý dự án dễ dàng: Figma tự động lưu trữ và quản lý các phiên bản thiết kế, hỗ trợ bạn dễ dàng theo dõi, khôi phục khi cần.
- Tích hợp plugin phong phú: Figma hỗ trợ nhiều plugin hữu ích, giúp mở rộng chức năng và tăng hiệu suất thiết kế giao diện website.
Dưới đây là 5 bước hướng dẫn sử dụng Figma thiết kế giao diện website chi tiết, mời bạn cùng tham khảo:
Để bắt đầu hành trình thiết kế website trên Figma, bạn cần tạo một tài khoản miễn phí bằng cách truy cập trang web www.figma.com và nhấp vào nút "Sign up". Bạn có thể đăng ký bằng tài khoản Google hoặc địa chỉ email. Sau khi đăng ký thành công, bạn dễ dàng đăng nhập và khám phá tiện ích của Figma.
Giao diện Figma được chia thành các phần chính như sau:
- Frame: Đây là khung thiết kế giúp bạn xác định kích thước và bố cục cho các trang hoặc thành phần của trang web.
- Components: Các thành phần tái sử dụng hỗ trợ duy trì tính nhất quán trong thiết kế và tiết kiệm thời gian khi cần thay đổi.
- Layers: Quản lý các lớp trong thiết kế cho phép bạn sắp xếp và điều chỉnh thứ tự hiển thị của các thành phần.
- Assets: Nơi lưu trữ các tài nguyên như hình ảnh, biểu tượng và các thành phần khác mà bạn sử dụng trong thiết kế.
Sau khi đã làm quen với giao diện, bạn sẽ tạo một file thiết kế mới bằng cách nhấp vào nút "New design file" và đặt tên cho file cũng như chọn vị trí lưu trữ. Tiếp theo, bạn cần xác định kích thước khung làm việc (Frame) phù hợp với mục tiêu thiết kế. Figma cung cấp các kích thước tiêu chuẩn cho nhiều loại thiết bị như Desktop, Tablet và Mobile. Việc lựa chọn kích thước phù hợp giúp đảm bảo thiết kế của bạn hiển thị tốt trên các thiết bị mà người dùng sẽ sử dụng. Để đảm bảo sự căn chỉnh chính xác và bố cục hài hòa, bạn nên sử dụng Grid và Layout trong Figma.
Figma cung cấp nhiều công cụ để bạn thêm các thành phần vào thiết kế của mình:
- Công cụ vẽ hình: Sử dụng các hình dạng cơ bản như hình chữ nhật, hình tròn để tạo nên cấu trúc của trang web.
- Text: Công cụ văn bản cho phép người dùng thêm nội dung chữ vào thiết kế, định dạng kiểu chữ, kích thước và màu sắc theo ý muốn.
- Button: Tạo các nút bấm với nhiều kiểu dáng và hiệu ứng khác nhau để tăng tính tương tác cho trang web.
Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính đồng bộ, bạn nên sử dụng Components để tái sử dụng các thành phần và Styles để đồng bộ các thuộc tính như màu sắc, kiểu chữ, hiệu ứng trong thiết kế. Ngoài ra, Figma còn hỗ trợ thêm Icons, Hình ảnh và các Plugin hữu ích. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác kéo và thả các biểu tượng, hình ảnh trực tiếp vào thiết kế hoặc sử dụng các plugin như Unsplash để tìm kiếm và thêm hình ảnh chất lượng cao nhanh chóng.
Khi đã có các thành phần cơ bản, bạn sẽ bắt tay vào thiết kế các phần chính của trang web, bao gồm:
- Header: Phần đầu trang thường chứa logo, menu điều hướng và các thông tin liên hệ.
- Navigation: Thanh điều hướng giúp người dùng truy cập các trang hoặc phần khác nhau của trang web.
- Hero section: Phần nổi bật ngay sau header, thường chứa hình ảnh lớn và thông điệp chính của trang web.
- Nội dung chính: Sắp xếp và trình bày thông tin, hình ảnh, video theo bố cục hợp lý để truyền tải nội dung đến người dùng.
- Footer: Phần cuối trang thường chứa thông tin liên hệ, liên kết đến các trang chính sách và mạng xã hội.
Trong quá trình thiết kế, bạn nên chú ý đến trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI) để đảm bảo trang web thân thiện và hấp dẫn.
Bạn có thể sử dụng tính năng Auto Layout để tạo ra các bố cục linh hoạt, tự động điều chỉnh kích thước và khoảng cách giữa các thành phần khi nội dung thay đổi. Ngoài ra, nếu muốn kiểm tra và mô phỏng trải nghiệm người dùng, bạn đừng quên sử dụng tính năng Prototype của Figma. Bằng cách thiết lập các liên kết và tương tác giữa các trang hoặc thành phần, bạn dễ dàng xem trước cách người dùng sẽ tương tác với trang web. Ngoài ra, Figma còn hỗ trợ người dùng chia sẻ thiết kế với đội ngũ hoặc khách hàng thông qua các liên kết trực tuyến. Nhờ vậy, họ có thể đưa ra nhận xét, góp ý trực tiếp trên thiết kế, giúp quá trình phản hồi và chỉnh sửa hiệu quả hơn.
Sau khi nắm rõ 5 bước hướng dẫn sử dụng Figma thiết kế giao diện website, bạn đừng quên “bỏ túi” các mẹo và kinh nghiệm sau để quá trình thực hành dễ dàng hơn. Cụ thể:
Style Guide (hướng dẫn phong cách) là tài liệu tổng hợp các quy tắc và tiêu chuẩn thiết kế, giúp duy trì sự nhất quán trong toàn bộ dự án. Việc áp dụng Style Guide không chỉ giúp thiết kế trở nên chuyên nghiệp mà còn giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian khi chỉnh sửa. Trong Figma, bạn có thể tạo và quản lý Style Guide bằng cách:
- Định nghĩa màu sắc: Lưu các màu sắc chính thức dưới dạng Styles để áp dụng nhanh chóng cho các thành phần.
- Thiết lập kiểu chữ: Xác định các kiểu chữ (font), kích thước, khoảng cách dòng và lưu chúng dưới dạng Text Styles.
- Sử dụng Components: Tạo các thành phần (buttons, forms, icons) dưới dạng Components để tái sử dụng, giúp duy trì tính nhất quán và dễ dàng cập nhật.
Figma hỗ trợ nhiều plugin giúp mở rộng chức năng và tăng hiệu suất thiết kế:
- Unsplash: Cung cấp hàng ngàn hình ảnh chất lượng cao miễn phí, giúp bạn thêm hình ảnh vào thiết kế nhanh chóng mà không cần rời khỏi Figma.
- Icons8: Cung cấp bộ sưu tập biểu tượng phong phú, hỗ trợ người dùng tìm và chèn icons phù hợp vào dự án.
- Figmotion: Tạo hoạt ảnh trực tiếp trong Figma giúp bạn mô phỏng chuyển động và tương tác của giao diện một cách sinh động.
Sau khi hoàn thành thiết kế, việc xuất file và chia sẻ với đội ngũ phát triển là bước quan trọng, do vậy bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh sai sót:
- Chia sẻ trực tiếp: Figma cho phép chia sẻ file thiết kế thông qua liên kết, vì vậy bạn có thể cấp quyền xem hoặc chỉnh sửa cho Developers để họ lấy được các thông tin cần thiết như kích thước, màu sắc, mã code CSS trực tiếp từ Figma.
- Xuất tài nguyên: Bạn xuất các thành phần như hình ảnh, icons dưới định dạng PNG, SVG hoặc PDF, đảm bảo đặt tên rõ ràng và tổ chức thư mục hợp lý để Developers dễ dàng sử dụng.
- Sử dụng Inspect Panel: Figma có tính năng Inspect Panel, hỗ trợ Developers có thể xem chi tiết thông số kỹ thuật của từng thành phần, giúp quá trình chuyển từ thiết kế sang code trở nên mượt mà hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp 5 bước hướng dẫn sử dụng Figma thiết kế giao diện website và những lưu ý, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Chúc bạn thành công và nhanh chóng có được sản phẩm đầu tay ưng ý!
👉Trong trường hợp bạn muốn trở thành nhà thiết kế website chuyên nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm thì có thể tham khảo Khóa học UI UX Design tại MindX. Đăng ký ngay để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!