post
Tin tức
104

Chiến lược Marketing là gì? Các loại & cách xây dựng chiến dịch

Chiến lược marketing là kết quả của một loạt các hoạt động phác thảo mục tiêu kinh doanh, chân dung khách hàng, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh... Trong bài viết dưới đây, MindX sẽ chia sẻ đến bạn một số kiến thức cơ bản để xây dựng chiến lược marketing thành công và hiệu quả.

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể, gồm nhiều hoạt động như nghiên cứu, phân tích, thiết kế thông điệp, xây dựng nội dung và các kỹ thuật triển khai,... nhằm hướng đến mục tiêu chung là quảng bá sản phẩm và phát triển thương hiệu.

Trong bất kỳ chiến lược Marketing nào cũng cần xác định được mục tiêu kinh doanh, chân dung khách hàng, thị trường tiềm năng, định vị sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, cách tiếp thị sản phẩm và đo lường kết quả của chiến lược...

Vai trò của chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược Marketing

Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ mang lại động lực phát triển cho doanh nghiệp

 

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn triển khai các hoạt động tiếp thị đều cần phải xây dựng chiến lược Marketing. Điều này sẽ giúp:

 

1. Tăng uy tín và nâng cao hình ảnh thương hiệu

 

Uy tín thương hiệu hay nhận thức về thương hiệu có tác động rất lớn tới quyết định mua hàng. Quá trình triển khai chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và tác động đến tệp khách hàng cũ và tệp khách hàng mới. Nhờ đó giúp tăng nhận diện và nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Một chiến dịch Marketing thành công sẽ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, giúp thương hiệu được lan tỏa tốt hơn và được nhiều người tiêu dùng biết tới.

 

2. Tối ưu và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

 

Chiến lược marketing xác định tệp khách hàng mục tiêu và các công cụ truyền thông, PR. Từ đó, tập trung vào tệp khách hàng tiềm năng, gia tăng hiện diện thương hiệu giúp tăng doanh số bán hàng, tạo ra lợi nhuận và cắt giảm tối đa các chi phí ngoài tiếp thị.

 

Một chiến lược Marketing hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tối ưu được ngân sách, cắt giảm tối đa các hoạt động gây lãng phí. Bên cạnh Marketing truyền thống, Digital Marketing đang là xu thế phổ biến, và qua đó doanh nghiệp dễ dàng quản lý, đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing.

 

3. Dễ dàng quản lý và đánh giá hiệu quả chiến dịch

 

Chiến lược Marketing được xem là công cụ quản lý các hoạt động PR, truyền thông, quảng cáo, tiếp thị, quản lý và phân bổ nguồn lực... Vì thế, một chiến lược Marketing hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh mà còn quản lý chặt chẽ kinh phí, quy trình và cách thức tiến hành các hoạt động trong chiến dịch Marketing.

 

Trong mỗi chiến lược Marketing sẽ bao gồm cả các công việc đánh giá ROI, đo lường tác động, đo lường hiệu hiệu quả cạnh tranh, đánh giá khách hàng... Các công việc này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chiến lược Marketing mà họ đang triển khai có hiệu quả không và có đạt được mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp hay không.

Phân loại chiến lược Marketing 

3 loại chiến lược Marketing theo tiêu chí phạm vi đối tượng khách hàng mục tiêu

3 loại chiến lược Marketing theo tiêu chí phạm vi đối tượng khách hàng mục tiêu

 

Chiến lược Marketing có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí, nếu phân loại theo phạm vi đối tượng khách hàng mục tiêu, chiến lược Marketing bao gồm 3 loại cơ bản đó là chiến lược marketing đại trà, phân biệt và tập trung.

 

1. Chiến lược Marketing đại chúng

 

Chiến lược Marketing đại chúng (hay Marketing đại trà - Undifferentiated Marketing) hướng đến phạm vi khách hàng cực kỳ rộng. Khi xây dựng chiến lược Marketing với một phạm vi khách hàng rộng như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế được thông điệp thống nhất cho toàn bộ khách hàng và chấp nhận bỏ đi tính khác biệt của từng phân khúc sản phẩm.

 

Ưu điểm của chiến lược này đó là doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tới một lượng lớn khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, chiến lược Marketing dạng này chỉ phù hợp với các sản phẩm/dịch vụ dành cho mọi người dùng, tức là không phân biệt lứa tuổi hay nhóm đối tượng sử dụng.

 

2. Chiến lược Marketing phân biệt

 

Marketing phân biệt (Differentiated Marketing) yêu cầu doanh nghiệp phải tạo ra các chiến dịch quảng cáo tập trung vào hai hoặc nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu. Với chiến lược Marketing phân biệt, doanh nghiệp có thể tập trung vào các tệp khách hàng mục tiêu phù hợp với mục đích kinh doanh.

 

Khi theo đuổi chiến lược marketing dạng này, doanh nghiệp cần phải đầu tư hơn cho việc nghiên cứu thị trường. Đồng thời, các loại hình chiến lược được áp dụng cũng sẽ thay đổi thường xuyên theo mỗi giai đoạn của thị trường. Marketing phân biệt phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp đa dạng các loại sản phẩm tới nhiều phân khúc khách hàng.

 

3. Chiến lược Marketing tập trung

 

Marketing tập trung (Centralized Marketing Strategy) sẽ tập trung vào một phân khúc đối tượng cụ thể. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ có vị trí vững chắc trong phân khúc thị trường đó.

 

Tuy nhiên, khi theo đuổi chiến lược này yêu cầu doanh nghiệp phải phân tích kỹ lưỡng về chân dung khách hàng, đối thủ cạnh tranh để có thể tiếp cận chính xác tệp khách hàng tiềm năng cũng như gia tăng hiện diện thương hiệu.

Những thành phần cơ bản của một chiến lược Marketing

xay-dung-chien-luoc-marketing-04.png

Một chiến lược Marketing được cấu thành từ 4 yếu tố

 

Với một chiến lược Marketing cơ bản sẽ bao gồm 4 thành phần đó là marketing tích hợp, marketing quan hệ, marketing xã hội và marketing nội bộ.

 

Marketing tích hợp: Là sự kết hợp của các yếu tố truyền thông, quảng cáo, PR và digital marketing. Tất cả các yếu tố phải được liên kết chặt chẽ với thông điệp và được tiến hành đồng bộ để giúp khách hàng có trải nghiệm, nhận thức nhất quán về sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu của marketing tích hợp là thông qua thông điệp sẽ tạo ra giá trị cho các đối tượng có liên quan.

 

Marketing quan hệ: Về cơ bản, thành phần này chính là việc xây dựng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, đội ngũ nhân viên, nhà cung cấp, đối tác, các tổ chức tài chính...

 

Marketing xã hội: Một cách nôm na, ở thành phần này yêu cầu doanh nghiệp phải xác định được giá trị mang lại cho xã hội là gì? Bên cạnh các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, chiến lược marketing cần hướng tới mục tiêu lớn hơn đó là các giá trị xã hội.

 

Marketing nội bộ: Mục tiêu của hoạt động marketing nội bộ là đảm bảo nhu cầu của đội ngũ nhân lực. Doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về tinh thần và xây dựng môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên.

Chi tiết 6 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

xay-dung-chien-luoc-marketing-02.png

Xây dựng chiến lược Marketing theo quy trình để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả

 

Xây dựng chiến lược Marketing bao gồm nhiều hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Tựu chung lại, để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cần tiến hành theo 6 bước sau:

 

Bước 1: Nghiên cứu và xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

 

Ở bước thứ nhất, nghiên cứu khách hàng mục tiêu: Cần nghiên cứu về nhân khẩu học của khách hàng như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sở thích, nghề nghiệp... để đưa ra các dự đoán về xu hướng tiêu dùng. 

 

Thực hiện tốt bước này sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần thu thập và xử lý một lượng dữ liệu cần thiết để tạo ra một chân dung khách hàng rõ ràng, thực sự thiết thực cho chiến lược tiếp thị.

 

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

 

Người xây dựng chiến lược marketing cần tìm hiểu đối thủ thông qua các hoạt động marketing mà họ đang triển khai. Các kênh digital marketing chính là cơ sở dễ dàng nhất để tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh. 

 

Ở bước này, bạn cần nắm được đối thủ đang triển khai chiến dịch marketing của họ ở những kênh nào, phân tích để xác định chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đang tập trung vào nhóm khách hàng nào...

 

Từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh của mình. Tìm ra những chiến lược mà công ty đối thủ đang làm tốt hơn, những yếu điểm còn tồn tại trong hoạt động marketing và sản phẩm của họ để từ đó hoàn thiện sản phẩm của mình và xây dựng chiến lược Marketing ưu việt hơn.

 

Bước 3: Chia nhỏ phễu bán hàng

 

Phễu bán hàng (Sales Funnel) chính là công cụ tổng kết và mô phỏng các giai đoạn khách hàng trải qua trước khi hành động về sản phẩm. Phễu bán hàng sẽ có dạng AIDA gồm: Thu hút (Attention), thích thú (Interest), mong muốn (Desire) và hành động (Action).

 

Ban đầu, doanh nghiệp cần tạo thu hút đối với những người không quan tâm về sản phẩm, thương hiệu để kích thích sự thích thú của họ rồi tiến tới mong muốn và cuối cùng là hành động (mua). Với từng giai đoạn trong phễu bán hàng, nhiệm vụ của người làm marketing đó là tạo ra các chiến dịch quảng cáo, truyền thông, PR với các kênh tùy chỉnh để đạt được mục đích ở giai đoạn đó.

 

Tại bước này, doanh nghiệp cần chia nhỏ từng kênh đã chọn và vạch ra hành trình mua của khách hàng. Việc chia nhỏ phễu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra các khâu có vấn đề và đưa ra phương án xử lý kịp thời.

 

Bước 4: Tiến hành xây dựng chiến lược Marketing tổng thể

 

Có hai nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm nhất để xây dựng chiến lược marketing tổng thể đó là thiết kế thông điệp truyền thông và lựa chọn kênh truyền thông.

 

Thiết kế thông điệp truyền thông: Thông điệp truyền thông có mục đích hướng đối tượng ghi nhớ và nhận diện trong tâm thức về sản phẩm, thương hiệu. Do đó, mỗi chiến lược marketing đều cần một thông điệp ấn tượng và thu hút để ghi dấu ấn trong nhận thức của khách hàng, thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.

 

Lựa chọn kênh truyền thông: Dựa trên mục tiêu của chiến dịch, chân dung khách hàng, thông điệp truyền thông, nghiên cứu thị trường để từ đó lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.

 

Bước 5: Tổ chức triển khai chiến lược Marketing

 

Trong mỗi chiến lược Marketing sẽ có các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có các mục tiêu lớn và mục tiêu nhỏ. Trong quá trình tổ chức triển khai, doanh nghiệp cần xác định đâu là mục tiêu tiên quyết để có đạt được những mục tiêu tiếp theo.

 

Triển khai các chiến lược Marketing cần tập trung và có sự điều phối nhân sự, thời gian, nguồn lực tài chính hiệu quả để mang lại kết quả tốt nhất.

 

Bước 6: Đo lường, đánh giá và chỉnh sửa

 

Sau quá trình triển khai chiến dịch Marketing của mình, doanh nghiệp cần tiến hành đo lường và đánh giá chiến dịch đó đã hiệu quả hay chưa và đã đạt được các mục tiêu đề ra hay không. Đồng thời, liên tục đánh giá và cập nhật các dữ liệu, xu hướng để đưa ra các giải pháp, hành động xử lý.

 

Nội dung bài viết trên đây đã chỉ sẻ đến bạn một số kiến thức cơ bản nhất để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. 

 

Nếu bạn đang quan tâm đến khóa học Marketing từ A - Z cho người mới bắt đầu, người trái ngành muốn tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành Marketing hãy tham khảo ngay KHOÁ HỌC FULL STACK MARKETER của MindX để tối ưu thời gian học và có những trải nghiệm thực tế hữu ích. 

bannermkt_bd1a27bacb.png

Nhận tư vấn lộ trình học tập chi tiết TẠI ĐÂY.

 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
xây dựng chiến lược marketing
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ