post
Tin tức
1464

Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí Data Analyst dành cho người mới

Là người mới học phân tích dữ liệu, chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến nhưng làm thế nào để có thể chinh phục nhà tuyển dụng và có được offer đầu tiên trong ngành? Cùng tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước để đúc kết cho mình phương pháp tốt nhất nhé.

Cách làm CV/Portfolio chinh phục nhà tuyển dụng

Điều đầu tiên và quan trọng nhất để làm cho Portfolio hay CV của mình nổi bật hơn các ứng viên khác. Đó chính là cần phải tìm hiểu xem nhà tuyển dụng đang cần gì ở một ứng viên. Mình sẽ học những kỹ năng đó và học thêm những thứ mà người ta đánh giá đó là kỹ năng cao và phân biệt mình với những người khác. Ngoài ra, bạn cần phải: 

 

Tạo Portfolio khoa học, thể hiện được điểm mạnh và kỹ năng của bản thân 

 

Điểm gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng chắc chắn là CV và Portfolio của bạn. Hãy tập trung show ra được những điểm mạnh và kỹ năng của bản thân trong lĩnh vực Data và sắp xếp chúng một cách khoa học. 

 

Về CV, nên làm càng formal càng tốt, ngắn gọn nhưng phải đảm bảo tính meaningful. Và mình phải update liên tục. Với mỗi công ty ứng tuyển thì nên có một cái CV khác nhau, nội dung sắp xếp phụ thuộc vào các yêu cầu trong JD của doanh nghiệp đó. 

 

Còn với Portfolio, bạn nên sắp xếp khoa học theo từng folder ứng với từng kỹ năng. Ví dụ, hãy trình bày các công cụ và các ngôn ngữ lập trình mà bạn biết như SQL, Python, Power BI thành các mục riêng. Trong từng mục đó, nên có thêm 1-2 project hoặc các bài tập nhỏ đã làm để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã có kinh nghiệm thực hành thực tế. Đừng bỏ quên bất kỳ dự án nào liên quan đến dữ liệu bạn đã làm hoặc đã cộng tác thực hiện. Ví dụ như project cuối khóa học của MindX. 

 

Làm dày thêm kinh nghiệm thực chiến bằng cách tham gia các cuộc thi về Data

 

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp và trường đại học tổ chức các cuộc thi về DATA. Bạn có thể tận dụng các cơ hội này để làm dày thêm kinh nghiệm cũng như làm đẹp profile của mình. Đề bài thường là những bài toán dữ liệu thực tế của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, marketing,.. Nhờ đó, bạn có thể cọ sát với nhiều domain khác nhau, giúp có thêm kiến thức, kỹ năng để thể hiện trước nhà tuyển dụng. Đồng thời, có thêm các chứng nhận để cho vào portfolio.           

                                                                                       

Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập thêm với các bài giải case từ các nguồn uy tín. 

 

Hãy thử đưa ra các cách giải quyết khác nhau và nếu có thể, hãy trình bày nó trong buổi phỏng vấn để thuyết phục nhà tuyển dụng. 

 

Rèn luyện kỹ năng mềm 

 

Không chỉ làm việc với con số, một Data Analyst cũng cần phải kết nối với các phòng ban khác như Product Manager, Developer, Product Design, BA,.. Chính vì vậy, bạn cần phải có thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, thương thảo, kỹ năng giải quyết vấn đề và đặc biệt là Tiếng Anh. Đây cũng những tiêu chí nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên DA. Vậy nên, đừng quên trau dồi những kỹ năng mềm này và tự tin thể hiện nó trong buổi phỏng vấn để ghi điểm nhé. 

 

>>> Xem thêm: Các kỹ năng mà một Data Analyst chuyên nghiệp cần có

Tips phỏng vấn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Bạn Hoàng Anh Tuấn - Data Engineer tại FPT Shop, cựu học viên Khoá học Data Analyst tại MindX đã chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn "1 phát ăn ngay" dù là người mới học: 

 

"Về quá trình phỏng vấn, mình phải thể hiện sự tự tin. Càng tự tin thì tỷ lệ thành công càng cao. Tiếp theo, nếu được thì mình nên xin phỏng vấn bằng Tiếng Anh để tạo lợi thế so với các ứng viên khác. Và điều quan trọng là mình không nên nói dối về kinh nghiệm mình có. Vì nghiệp vụ của nhà tuyển dụng rất cao, dễ dàng biết được mình có đang nói dối hay không". 

 

Bên cạnh đó, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy thể hiện thái độ thực sự muốn học hỏi. Chắc chắn, nhà tuyển dụng cũng sẽ cân nhắc cho bạn 1 cơ hội việc làm. 

 

>>> Xem thêm: Hoàng Anh Tuấn & Hành trình 6 tháng chinh phục nghề kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Engineer)

Phương pháp học Data Analysis hiệu quả

Trở thành Data Analyst là một quá trình dài hơi. Bởi lẽ, người làm DA không chỉ cần giỏi về technical mà còn phải đủ hiểu về business. Vì thế, đừng vội thúc ép bản thân lĩnh hội tất cả các kiến thức và kỹ năng trong cùng một lúc. 

 

Ngoài có một lộ trình học cụ thể, bạn cần kết hợp thêm phương pháp học đi đôi với hành. Hãy bắt tay vào làm những project thực tế dựa trên kiến thức mà bạn đang tiếp thu hàng ngày. Học đến đâu, thực hành ngay đến đấy sẽ giúp người mới phát triển nhanh hơn. 

 

Hãy tận dụng những công việc mà bạn đang thực tập, trải nghiệm tất cả những nhiệm vụ liên quan đến dữ liệu như reporting, build dashboard, build strategy,... Ngoài ra, bạn đọc nhiều sách chuyên ngành để cập nhật những thông tin kiến thức chuẩn. Hoặc cách nhanh nhất là lựa chọn những khóa học “on job training”, vừa học vừa thực hành. Nếu có thể, hãy tìm một người mentor đồng hành, hướng dẫn sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn trên hành trình chinh phục nghề Data Analyst. 

 

Bạn có thể tham khảo KHÓA HỌC DATA ANALYST - LỘ TRÌNH 8 THÁNG CAM KẾT VIỆC LÀM tại MindX. Khóa học cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về DA, với hơn 50% thời gian học là thực hành, giúp bạn có thể áp dụng kiến thức vào làm việc thực tế một cách nhanh nhất. Ngoài ra, còn có giảng viên, mentor giàu kinh nghiệm đồng hành, hỗ trợ suốt khoá học. 

 

Đặc biệt, khoá học này dành riêng một học phần để hướng dẫn học viên xây dựng CV/Portfolio, đồng thời tham gia phỏng vấn thử (mock interview) với các Senior Data Analyst và đại diện nhà tuyển dụng để giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực tế trước khi bước vào quá trình phỏng vấn thực tế. 

 

33@4x-100.jpg

 

NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH HỌC TẬP PHÙ HỢP

 


Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ