Kĩ sư là người có khả năng biến yêu cầu thành hiện thực và điều này không được bao giờ quên. Dù công ty bạn có 5 hay 5 trăm hay 5 nghìn kĩ sư thì họ không phải là ‘nguồn’. Họ là những người dựng nên cái móng, họ là người khiến sản phẩm của bạn có giá trị. Họ khiến sản phẩm bán được. Thậm chí nhanh là đằng khác. Họ khiến sản phẩm mạnh mẽ và đáng tin cậy để hấp dẫn hàng ngàn, hàng triệu người dùng. Nói chung, kĩ sư là người làm cải cách, đẩy mạnh công nghệ với những thuật toán mới, xử lí hàng tỉ phép toán và trả về kết quả có ý nghĩa.
Nhưng những điều này cũng nói lên rằng bọn kĩ sư thật tởm.
Có nghĩa là…
Thật à? Chỉ có thế thôi. Nhiều sản phầm huyền thoại có câu chuyện khởi đầu như thế này: một đôi bạn, vào cuối tuần, với vài lon bia, viết mấy dòng code. PM - Người quản lí sản phẩm sẽ đến sau. Quản lí đến sau. Bắt đầu với những tấm gạch nền móng - một ý tưởng, một thiết kế và xây dựng. Đó là lí do nên quan hệ tốt với mấy ông kĩ sư.
Hoặc tưởng tượng ra tình huống này: vài phần nhỏ trong sản phẩm sẽ làm bạn khó chịu. Rất khó chịu luôn, giống như ngứa không đúng chỗ vậy. Thiết kế có gì đó sai. Bạn nên làm gì?
Hãy đoán xem cách nào giải quyết vấn đề nhanh nhất?
Nói đến đây…
Thật tuyệt khi làm việc với một kĩ sư biết cách thêm những thành phần còn thiếu vào bản nháp mà không cần hỏi bạn quá chi tiết, thậm chí là bạn quên bảo cô ấy đặt lề bao nhiêu pixel, cô ấy đã tự mở Photoshop và tự tính. Thật khó tin khi cô ấy đưa ra gợi ý làm thiết kế trở nên hoàn thiện hơn. Thật kì diệu khi cô ấy đã hoàn thành bước xây dựng sản phẩm đầu tiên nhưng trông nó không khác gì với bản thiết kế, cô ấy làm việc rất tỉ mỉ và chính xác.
Bạn làm việc như thế nào với những kĩ sư như thế? Bạn có thể thuê họ. May là có thể nhé vì những kĩ sư hướng thiết kế này rất được săn đón.
Hoặc bạn có thể giúp kĩ sư mà bạn làm cùng có thái độ cầu tiến với một bản thiết kế đẹp. Làm thế nào? Đừng chỉ có ném bản nháp là xong - hãy giải thích những điều bạn đã làm. Dạy họ những giá trị mà bạn tạo ra, giải thích xem tại sao thiết kế của bạn lại đáng bỏ công ra xây dựng. Giúp họ tìm cách so sánh sản phẩm đang hoàn thiện có giống với thiết kế không. Nói cho họ nghe những điều mà bạn đang thấy sai.
Xây dựng mối quan hệ là rất quan trọng. Người ta thay đổi giá trị và sự ưu tiên dựa vào những cuộc đối thoại. Cách này cũ nhưng mà hiệu quả. (“Ý tưởng chậm” từ New Yorker là một bài cực hay về chiến thuật này.)
Nhiều kĩ sư khi làm việc không để ý đến tiểu tiết trong thiết kế, nhưng họ muốn mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất và muốn cải thiện nó tốt hơn. Tôi không nói là kĩ sư nào cũng muốn làm những thiết kế chi tiết nhưng việc vạch ra những lí do để có một bản thiết kế chi tiết là rất hữu ích.
Bởi vì kĩ sư càng thích thú với thiết kế bao nhiêu thì họ hiểu mục đích cà giá trị của nó bấy nhiêu, sản phẩm sẽ được xây dựng nhanh và hiệu quả hơn.
Là một nhà thiết kế, bạn rất dễ bị rơi vào tình trạng “nhỡ đâu”. Nhỡ đâu chúng ta có thể đọc tâm trí bạn và biết chính xác điều bạn muốn thấy và chúng tôi cho bạn xem chúng thì sao? Nhỡ đâu bạn ấn một nút và nó nổ tung thành các hạt nhỏ và lửa bùng lên thì sao?
Đừng có bị thiết kế lan man hấp dẫn vì bạn sẽ chưa hiểu được những hạn chế về kĩ thuật cũng như thời gian. (Và thậm chí nếu đó là một thiết kế đáng làm, bạn hiểu rõ về các hạn chế thì vẫn tốt hơn.) Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là dành thời gian trau chuốt thiết kế nhưng thiết kế đó không thiết thực. Thiết kế giỏi rất ít, và đã có đủ vấn đề lớn rồi, ta không cần đến sự thiếu sót đó.
Lần tới nếu có một ý tưởng hay nhưng nghi ngờ tính khả thi của nó thì đừng ngần ngại hỏi các kĩ sư.
Ngược lại cũng đúng...
Nếu bạn đưa cho kĩ sư một thiết kế để dựng nhưng bạn không tự tin là nó sẽ thành công cho tới khi bạn thấy được quá trình xây dựng, hãy chắc chắn là bạn cho họ biết rằng mọi thứ có thể thay đổi. Không gì làm một kĩ sư khó chịu hơn khi ngồi cả đêm viết code rồi để đến sáng hôm sau bị đập vào mặt một bản thiết kế hoàn toàn bị thay đổi! Giờ họ phải vứt hết đống code quý giá mà họ đã dày công viết.
Đương nhiên là không phải cứ code viết ra là dùng được ngay. Đó là một phần của công việc, giống như thiết kế vậy. Kĩ sư giỏi sẽ hiểu rằng phát triển sẩn phẩm rất là lằng nhằng, chúng ta không biết điều gì là tốt cho tới khi nó cho thấy kết quả tốt. Mọi thứ đều sẽ thay đổi. Thiết kế sẽ được làm lại. Nhưng xác định phần nào còn có thể cải thiện, phần nào đã được cố định sẽ giúp kĩ sư biết cách thiết kế code nhanh mà lại còn dễ sửa về sau.
Ngồi cạnh khi họ code. Đừng đánh giá thấp hiệu quả làm việc khi ngồi làm cùng nhau trong cùng một căn phòng. Có vấn đề thì cả hai bên cùng giải quyết nhanh chóng.
Rất dễ đổ lỗi cho ai đó khi mà sản phẩm cuối cùng không được như mong muốn. Chà, tôi thiết kế rất chuẩn mà anh kĩ sư lại code không ra gì. Đó là một ý nghĩ rất tiêu cực. Người thiết kế là bạn, sở hữu sản phẩm đến tay người dùng, chứ không phải là cái bản Photoshop trên máy tính. Nếu có gì đó sai, tại sao không làm điều gì đó? Sao không đến nói với kĩ sư chỉ cho sản phẩm ngay sau khi code xong để cả hai có thể sửa lỗi? Sao không kiểm tra trong quá trình xây dựng để xem kĩ sư có câu hỏi nào về thiết kế không? Tại sao không giao việc sửa lỗi cho kĩ sư khi mà bạn đã thấy lỗi?
Hãy thành thật đi.
Thật hài hước khi thế giới ‘hướng chi tiết’ gắn với những nhà thiết kế khi thực tế là các thiết kế hầu như đều thiếu các chi tiết mà được các kĩ sư phát hiện ra khi xây dựng sản phẩm.
Muốn làm một anh hùng thiết kế? Hãy chắc chắn là thiết kế đã hoàn thành và tính đến các trường hợp này:
Tính đến các trường hợp trên không chỉ trải rộng hết các vấn đề có thể xảy ra nó còn giúp kĩ sư định hình thiết kế của hệ thống, đưa ra một tính toán hợp lí về thời gian thực hiện. Đó là không kể đến việc thiết kế ổn thì sẽ tránh được phút thay đổi cuối cùng vì không ai để ý đến lỗi đó rồi chẳng còn thời gian mà sửa.
Hãy là một công dân tốt. Đảm bảo rằng thiết kế của bạn đã hoàn chỉnh. Đừng có chỉ thiết kế cho những trường hợp lí tưởng. Hãy thoát khỏi thế giới nháp bay bổng. Vì với kĩ sư, điều gì mang lại giá trị mới thực sự là quan trọng.
Đây là phần 3 trong loạt bài. Bạn có thể đọc về Làm thế nào để làm việc với Nhà thiết kế và Làm thế nào để làm việc với Quản lí.
Cám ơn Mike Sego
Người dịch: Quang Dự
Nguồn: medium.com