Trong vài năm trở lại đây, tình trạng dư thừa lao động đã diễn ra ở nhiều lĩnh vực truyền thống như kế toán, tài chính, ngân hàng…khiến cho áp lực cạnh tranh việc làm ngày càng tăng, “cung lớn hơn cầu”, thậm chí nhiều sinh viên ra trường không có việc.
Trong khi đó, những ngành như IT, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu… đang ngày càng phát triển nhưng lại chưa có đủ nguồn nhân lực chất lượng tại Việt Nam.
Theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
Thực tế này đã thúc đẩy một bộ phận lớn các bạn trẻ đang học và làm việc tại các ngành Kinh tế, tài chính chuyển hướng sang Công nghệ thông tin để tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới với mức lương cao hơn. Theo thống kê của TopDev và Top CV, mức lương của nghề lập trình viên hiện đang dao động từ 350$ đến 2600$ tùy vào năm kinh nghiệm.
Dự báo trong năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực ngành công nghệ.
Nếu như bạn cũng đang có ý định chuyển ngành thì giai đoạn này chính là “cơ hội vàng” để bạn bắt đầu hành trình theo học CNTT. Còn chần chờ gì mà không lên kế hoạch học tập ngay thôi nào.
Mức lương cao, nhu cầu lớn nhưng không đồng nghĩa với việc IT là 1 ngành dễ theo mà chỉ có ai đủ quyết tâm và kiên trì thì mới có thể “trụ vững” trong ngành này.
Trước khi bắt đầu, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng con đường phía trước không hề bằng phẳng mà sẽ có khá nhiều khó khăn vất vả như:
Bản thân ngành IT khá khó, đòi hỏi khả năng tư duy, suy luận và trên hết là sự chăm chỉ . Khi mới học, bạn sẽ rất dễ nản khi phải tiếp xúc với rất nhiều kiến thức mới, phức tạp. Chuyện ngồi 3,4 tiếng chỉ để code một đoạn nhỏ hay fix bug cả ngày cũng không xong là chuyện hết sức bình thường.
Những lúc như vậy, có thể bạn sẽ nghĩ mình không đủ khả năng để theo đuổi ngành này.
Nhưng cũng đừng lo lắng quá, vì thật ra ngay cả dân IT cũng gặp phải tình huống như vậy. Quan trọng là bạn có vượt qua được nỗi tự ti về bản thân và kiên trì đến mức nào thôi.
Do ngành IT đòi hỏi tự học là chính, nên kiến thức trên mạng cũng khá là nhiều. Vì thế, các bạn sẽ dễ lạc vào “ma trận” kiến thức, không có định hướng học tập rõ ràng
Hãy bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu học tập của mình, sau đó kiếm một lộ trình học lập trình phù hợp.
Nếu không thể tự xác định, hãy tìm đến những người có chuyên môn hoặc học một vài khóa tại trung tâm, họ sẽ xây dựng lộ trình cụ thể theo trình độ của bạn.
Thực tế cho thấy, ngành IT không quá coi trọng bằng cấp mà nhà tuyển dụng yêu cầu cao về khả năng làm việc thực tế, kinh nghiệm tham gia các dự án trước đây…
Vì thế, nếu bạn là người mới hoàn toàn, hãy tìm các khóa học học đào tạo theo hướng thực chiến, vừa học vừa làm theo dự án, có sản phẩm cuối khóa, chứng chỉ tốt nghiệp... Những trải nghiệm này sẽ giúp “làm đẹp” CV và gia tăng cơ hội ứng tuyển của bạn đấy nhé.
Bạn có thể tham khảo ngay khóa học lập trình X-Career tại MindX với lộ trình học 8 tháng - hỗ trợ việc làm đầu ra tại hơn 200 công ty công nghệ hàng đầu.
Ngành CNTT rất rộng và nhiều hướng đi nhưng xét theo thực tế tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên mảng Web là rất lớn.Vì thế, các bạn chuyển ngành nên lựa chọn học theo hướng này thì cơ hội việc làm sẽ cao hơn.
Dưới đây, MindX sẽ gợi ý cho bạn về lộ trình học cụ thể để trở thành 1 Full-stack developer
Mục tiêu:
+ Nắm chắc các kiến thức xoay quanh HTML, CSS, JavaScript (JS) và cách xây dựng một Website có tính tương tác cơ bản.
+ Làm quen với tư duy lập trình qua JavaScript và hiểu được cách thiết kế một trang Web có tính thẩm mỹ cao.
Các kiến thức cần học bao gồm:
+ Tìm hiểu cấu trúc cơ bản trong HTML, các loại thẻ văn bản, media…
+ Học về CSS - ngôn ngữ thiết kế giao diện cho trang web
+ Xây dựng 1 trang web đơn giản và học về Git, Github để lưu trữ code, xuất bản trang web
+ Tìm hiểu các kiến thức về JavaScript: biến, kiểu dữ liệu, hàm, scope, array và vòng lặp, học các kỹ thuật nâng cao về object và arrays…
Mục tiêu
+ Tìm hiểu về front-end và đặc biệt là React.
+ Xây dựng các ứng dụng web bằng React dựa trên nền tảng kiến thức về JavaScript
+ Các kiến thức cụ thể gồm
+ Tìm hiểu React, các cú pháp, components và xây dựng giao diện trang Web cơ bản bằng React
+ Thiết kế và xây dựng giao diện cho trang web hoàn chỉnh
+ Tìm hiểu về Event form, Lifting State Up, Redux…
+ Tìm hiểu về API và fetch API, sử dụng CSS Design để thiết kế giao diện cũng như sử dụng Redux để xử lý luồng dữ liệu.
Nếu front-end được ví như “bộ mặt” của trang web thì Backend chính là “khung xương” vững chắc để website có thể hoạt động trơn tru, hiệu quả.
Mục tiêu giai đoạn học này là: Tiếp cận với khái niệm Back-end và hiểu rõ hơn trong việc phát triển một ứng dụng web từ việc thiết kế Database MongoDB, thiết kế API với NodeJS, Express, xác thực và phân quyền người dùng, xử lý logic và đổ dữ liệu về phía Front-end như thế nào.
Nội dung cụ thể bao gồm:
+ Tìm hiểu các phần khác nhau của back-end
+ Xây dựng các API bằng JavaScript và triển khai chức năng CRUD (tạo, truy xuất, cập nhật và xóa…)
+ Học về hệ cơ sở dữ liệu MongoDB, kết nối API với phía Front-end React
+ Thiết lập những chức năng thực tế từ việc truy vấn dữ liệu trong Database
Sau 3 giai đoạn thì các bạn đã có thể tự xây dựng và thiết kế được 1 website hoàn chỉnh, chính thức trở thành 1 full-stack web developer rồi đấy.