post
Công nghệ
Sự nghiệp
5351

Mẫu CV cho Tester chưa có kinh nghiệm [Hướng dẫn cách viết]

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, lĩnh vực IT nói chung và Tester nói riêng đã trở thành một trong những ngành hot nhất hiện nay. Với mức thu nhập hấp dẫn và khả năng phát triển cao, nhiều người đổ xô theo học để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực này. Để nổi bật và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, việc chuẩn bị một CV Tester chất lượng và chuẩn chỉnh là vô cùng quan trọng. CV sẽ giúp bạn trình bày thông tin về bản thân, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc một cách rõ ràng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hãy cùng MindX tìm hiểu về mẫu cv cho tester chưa có kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé!

Cách viết CV cho Tester (tiếng Việt)

Cách viết CV cho Tester

1. Thông tin liên hệ

Phần thông tin cá nhân trong CV của bạn đóng vai trò giống như giới thiệu bản thân. Vì thế, bạn nên ghi chính xác thông tin về danh tính, nơi bạn sống cũng như các thông tin khác như số điện thoại, email,... Có một điểm cần phải lưu ý, email của bạn sử dụng nên có tính chuyên nghiệp. Hãy chọn một tên email đơn giản, dễ nhớ và tránh sử dụng các tên email không chuyên nghiệp, hài hước hoặc trẻ trung quá mức như anhdeptrai01, cobexinhdep02,.... Một địa chỉ email chuyên nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và cho thấy sự nghiêm túc của bạn trong việc ứng tuyển.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là một phần giúp nhà tuyển dụng xác định được ứng viên mong muốn gì, cầu tiến và định hướng trong tương lai như thế nào? Trong CV tester, bạn có thể thiết lập mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc cả hai.

  • Với mục tiêu ngắn hạn: bạn nên ghi rõ ràng, có thể là làm việc để phát triển kỹ năng kiểm thử tự động, tăng cường khả năng phân tích và ghi nhận lỗi, hoặc thử nghiệm các ứng dụng di động trên các nền tảng khác nhau như Android và iOS.
  • Với mục tiêu dài hạn: hãy thể hiện khát vọng của bạn trong việc trở thành một chuyên gia kiểm thử phần mềm hàng đầu trong lĩnh vực này. Bạn có thể đề cập đến việc trở thành một nhà lãnh đạo trong việc thiết kế chiến lược kiểm thử, tư vấn cho công ty về việc đảm bảo chất lượng phần mềm, hoặc tham gia vào quá trình phát triển phần mềm từ giai đoạn đầu.

Dù là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, hãy chắc chắn rằng mục tiêu của bạn phản ánh sự đam mê và cam kết của bạn đối với lĩnh vực Tester, và cũng phù hợp với vị trí và môi trường làm việc mà bạn muốn ứng tuyển. Khi đưa ra mục tiêu nghề nghiệp của mình trong ngành Tester, hãy nhớ rằng nó cần phải liên quan đến công việc hiện tại và công ty mà bạn đang ứng tuyển. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp các thành tựu và chứng chỉ mà bạn đã đạt được trong công việc để làm nổi bật mục tiêu của mình.

3. Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc là những phần nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để xem ứng viên có thực sự tiềm năng không? Và khi viết CV, bạn cần chỉ liệt kê những kỹ năng mà bạn thực sự thành thạo, tránh đưa vào những kỹ năng mờ nhạt có thể làm mờ đi những kỹ năng chính của bạn. Bạn có thể tham khảo một số kỹ năng chuyên môn sau:

  • Kiểm thử phần mềm: Đây là kỹ năng cốt lõi của Tester. Hãy đảm bảo rằng bạn có kiến thức và kỹ năng để thực hiện các phương pháp kiểm thử phần mềm như kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống, kiểm thử chấp nhận người dùng, kiểm thử tự động, kiểm thử bảo mật và kiểm thử hiệu năng.
  • Hiểu biết về quy trình phát triển phần mềm: Tester nên có hiểu biết về các quy trình phát triển phần mềm như Agile, Scrum hoặc Waterfall. Hãy đề cập đến khả năng làm việc trong môi trường phát triển phần mềm và quen thuộc với các giai đoạn quy trình như phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình và triển khai.
  • Khả năng thành thạo các công cụ kiểm thử: Đề cập đến các công cụ kiểm thử phần mềm mà bạn biết cách sử dụng, chẳng hạn như Selenium, JUnit, Appium, Postman, JIRA HP Quick Test Professional, IBM Rational Functional Tester, TestComplete. Và hãy chỉ ra khả năng của bạn trong việc sử dụng các công cụ này để thực hiện kiểm thử phần mềm hiệu quả.

4. Kỹ năng mềm

Ngoài các kỹ năng chuyên môn, một chuyên viên Tester nên có những kỹ năng mềm đi kèm để đảm bảo hiệu quả và thành công trong công việc. Ví dụ như:

  • Kỹ năng lập kế hoạch: xác định phạm vi kiểm thử, ưu tiên công việc và quản lý thời gian hiệu quả.
  • Khả năng phân tích: Tester cần phải có khả năng phân tích các yêu cầu và tài liệu kỹ thuật, hiểu rõ các tính năng và chức năng của phần mềm để xác định các trường hợp kiểm thử và thiết kế các ca kiểm thử phù hợp.
  • Khả năng học hỏi nhanh: Với sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và phần mềm, chuyên viên Tester cần nắm bắt và tiếp cận các công nghệ và phương pháp kiểm thử mới một cách nhanh chóng. Sự linh hoạt giúp họ thích nghi với các tình huống khác nhau và tìm ra các giải pháp tối ưu.
  • Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề: Giao tiếp tốt giúp chuyên viên Tester truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Khả năng giải quyết vấn đề giúp chuyên viên Tester tìm ra nguyên nhân của lỗi và đề xuất các giải pháp để khắc phục chúng.

5. Trình độ học vấn

Hầu hết các công ty hiện nay đều yêu cầu trình độ học vấn từ Cao đẳng trở lên và có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin. Bạn nên ghi những thời điểm, thành tựu quan trong nhất và tránh làm loãng nội dung CV bằng việc liệt kê những quá trình học tập không quan trọng, ví dụ như tên trường, chuyên ngành, GPA,...

6. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc

Không chỉ trong lĩnh vực Tester mà còn trong nhiều ngành nghề khác, phần kinh nghiệm làm việc được coi là một yếu tố quan trọng nhất trong CV. Nhà tuyển dụng thường quan tâm đặc biệt đến kinh nghiệm của ứng viên, vì nó cho thấy khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế và sẵn sàng đối mặt với các thử thách công việc.

  • Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tester, hãy trình bày chi tiết về các dự án hoặc công việc bạn đã tham gia và nhấn mạnh những thành tựu đáng kể mà mình đã đạt được. Bạn có thể đề cập đến vị trí và vai trò của mình trong dự án, phạm vi công việc và các kỹ năng bạn đã áp dụng. Hơn nữa, hãy ghi những kinh nghiệm trong thời gian gần nhất, vì nhà tuyển dụng thường quan tâm nhiều đến kinh nghiệm mới nhất của ứng viên.
  • Nếu bạn đang xin việc Tester mà chưa có kinh nghiệm hoặc trái ngành, đừng lo lắng. Thay vì tập trung vào kinh nghiệm làm việc trước đó, hãy đặt nặng điểm mạnh của bản thân và những hoạt động có liên quan mà bạn đã tham gia. Bạn có thể đề cập đến các dự án hoặc các khóa học mà mình đã hoàn thành trong quá trình học tập. Đồng thời, hãy nhấn mạnh vào những kỹ năng quan trọng như khả năng phân tích, kiểm thử, khả năng làm việc nhóm…

Dù bạn có kinh nghiệm hay không, hãy luôn đảm bảo đến cách trình bày và tổ chức thông tin trong CV dễ đọc, có cấu trúc rõ ràng và tập trung vào những thứ quan trọng nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

7. Bằng cấp/chứng chỉ

Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thì chứng chỉ là một điểm sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn. Trong CV Có 2 loại chứng chỉ bạn có thể ghi vào:

  • Chứng chỉ ngoại ngữ: Các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận rộng rãi như TOEFL, IELTS hay chứng chỉ JLPT, HSKK,...
  • Chứng chỉ Tester: Các chứng chỉ như CAST (Certified Associate in Software Testing), ISTQB (International Software Testing Qualifications Board), CMC, CETPA, Seed Infotech, CSTE (Certified Software Testing Engineer), STC,... được công nhận trong lĩnh vực này. Nếu bạn đã có bất kỳ chứng chỉ nào trong số này, đừng quên đưa vào CV để thể hiện khả năng và sự chuẩn bị chuyên môn của bạn.

8. Hoạt động xã hội

Ngoài việc có kiến thức và kỹ năng chuyên môn, việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến Tester có thể là một điểm cộng đáng kể trong sơ yếu lý lịch của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động tư vấn và đào tạo hoặc câu lạc bộ về Tester. Bạn có thể nhắm đến việc cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình bằng cách tham gia các khóa học, hội thảo hoặc webinar về Tester. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy bạn có sự tự tìm hiểu và nỗ lực để nắm bắt những xu hướng mới và phát triển chuyên môn của mình.

Ngoài ra, bạn có thể tham gia các diễn đàn trực tuyến, nhóm chuyên đề hoặc cộng đồng trực tuyến liên quan đến Tester. Bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận, trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm của mình, bạn có thể xây dựng mạng lưới chuyên môn và tạo được sự thể hiện cho khả năng giao tiếp và sự tương tác xã hội của mình.

Cách viết CV Tester bằng tiếng Anh

Ngoài việc sử dụng CV tiếng Việt, bạn có thể sử dụng CV bằng tiếng Anh để ứng tuyển vào vị trí Tester. Vậy tại sao nên ứng tuyển bằng CV Tester tiếng Anh? Có thể nói không chỉ IT mà trong các lĩnh vực khác,việc sử dụng tiếng Anh để đọc và hiểu các tài liệu kỹ thuật, sách hướng dẫn, và thông tin chuyên ngành là rất cần thiết, sử dụng CV tiếng Anh tạo ra cơ hội mở rộng hơn cho sự phát triển sự nghiệp. Không chỉ giới hạn trong nước, mà còn mở ra khả năng làm việc ở thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bạn có mong muốn làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia.

Viết CV Tester bằng tiếng Anh

Ngoài ra, việc viết CV tiếng Anh cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với quy trình tuyển dụng. Điều này cho thấy bạn đã đầu tư thời gian và công sức để tạo ra một hồ sơ đầy đủ, chất lượng và thể hiện tầm nhìn dài hạn trong sự nghiệp của bạn. Cách viết CV bằng tiếng Anh cũng khá giống với việc viết CV bằng tiếng Việt đã hướng dẫn ở trên. Với các đề mục, bạn có thể viết trước bằng tiếng Việt để chỉnh chu nhất sau đó viết sang tiếng Anh. Tuy nhiên, khi viết CV bằng tiếng Anh, bạn nên lưu ý đến những điều sau:

  • Hiểu rõ vị trí công việc: Đầu tiên, tìm hiểu kỹ về mô tả công việc cho vị trí Tester mà bạn đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn biết được những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Dựa vào đó, bạn có thể tập trung trình bày những điểm mạnh phù hợp trong CV của mình.
  • Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành: Trong CV, hãy sử dụng những từ và cụm từ chuyên ngành liên quan đến công việc Tester. Điều này giúp bạn thể hiện sự hiểu biết sâu về lĩnh vực và làm cho CV trở nên chuyên nghiệp hơn. Ví dụ như test automation, bug tracking, regression testing,...
  • Ghi đầy đủ về kinh nghiệm: Hãy viết các thông tin chi tiết kinh nghiệm của bạn, bao gồm cả thời gian làm việc và các dự án quan trọng mà bạn đã tham gia. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở các cấp độ khác nhau (entry level, middle level, senior level), hãy sắp xếp thông tin một cách rõ ràng để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt.
  • Kiểm tra lỗi ngôn ngữ: Chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ chính xác và kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp, đặc biệt là CV tiếng Anh. Một CV không có lỗi sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.
  • Kiểm tra lại thông tin: Sử dụng checklist để kiểm tra lại từng phần của CV, bao gồm thông tin liên hệ, học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, và bất kỳ chi tiết nào quan trọng khác. Đảm bảo rằng mọi thông tin đều chính xác và không bị thiếu sót.

Và trên đây là những mẫu CV cho Tester chưa có kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo. Dù bạn sử dụng CV nào đi chăng nữa thì hãy nhớ rằng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn là 2 đề mục nên ghi đúng và đủ. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn tìm được một vị trí phù hợp với mình! Đừng quên theo dõi MINDX để có thêm những kiến thức khác nhé!

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ