Mô hình 5E (Education, Engagement, Exploration, Explanation, và Extension) là một phương pháp dạy học phát triển trong lĩnh vực giáo dục, dựa trên lý thuyết kiến tạo (constructivism), trong đó người học xây dựng kiến thức từ trải nghiệm cá nhân và xã hội. Nói một cách dễ hiểu, mô hình này như một phương pháp dạy học khoa học mới, tập trung vào việc khuyến khích người học tham gia tích cực và xây dựng kiến thức từ trải nghiệm thực tế.
Mô hình 5E được phát triển vào năm 1987 bởi Tiến sĩ Rodger W. Bybee và các cộng sự tại tổ chức giáo dục Nghiên Cứu Khung Chương Trình Dạy Sinh Học ở Mỹ. Mục tiêu ban đầu là cải tiến chương trình dạy học môn sinh học ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, mô hình này lại nhanh chóng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục, đã được mở rộng áp dụng vào nhiều môn học khác nhau và được biết rộng rãi hơn trên toàn thế giới thông qua cuốn sách "Science Inquiry: Learning and Teaching in the K-5 Classroom" của Rodger W. Bybee.
Hiện nay, 5E được đổi mới liên tục để phù hợp với từng môi trường và nhu cầu giáo dục khác nhau ở từng tổ chức, từng đất nước, để phát huy vai trò của mình trong việc khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh.
Giai đoạn | Giáo viên | Học sinh | Mục đích |
Kích thích (Engage) | Trong giai đoạn này, vai trò của giáo viên là tạo môi trường học tập hấp dẫn và thu hút sự chú ý của học sinh đối với chủ đề bài học. Giáo viên sẽ trình bày một tình huống, vấn đề cụ thể hoặc đưa ra câu hỏi thú vị để kích thích trí tò mò của học sinh. Bằng cách khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức sẵn có, giáo viên tạo điều kiện để học sinh liên kết với kiến thức và trải nghiệm trước đó. | Học sinh sẽ thể hiện sự quan tâm đến chủ đề bằng cách đặt câu hỏi, trả lời và tham gia vào các hoạt động thảo luận, tập trung vào việc tìm hiểu, quan sát và thảo luận để xây dựng nền tảng kiến thức cho giai đoạn tiếp theo. Học sinh sẽ cố gắng kết nối các kiến thức mới với những trải nghiệm và ý thức có sẵn trong cuộc sống hàng ngày. | Thu hút sự chú ý của học sinh tới chủ đề bài học |
Khám phá (Explore) | Giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn cũng như tạo điều kiện thuận lợi để học sinh khám phá các khái niệm mới. Giáo viên cần cung cấp kiến thức cơ bản và giúp học sinh hiểu các hoạt động khám phá cụ thể. Đồng thời giáo viên sẽ quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhưng để các em tự tìm hiểu và xây dựng kiến thức thông qua các trải nghiệm. | Học sinh sẽ thực hiện các hoạt động khám phá như quan sát, làm thí nghiệm, thu thập dữ liệu và tham gia vào việc tự tìm hiểu. Các em sẽ đặt các câu hỏi thăm dò, xác định và kiểm tra các biến số, khám phá và tìm hiểu các khái niệm mới. Từ đó, các em sẽ cố gắng tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi và xây dựng các mô hình hoặc giải thích ban đầu. | Học sinh khám phá các khái niệm mới |
Giải thích (Explain) | Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tổng hợp và hiểu sâu hơn về kiến thức mới thông qua các hoạt động phân tích và thảo luận, giúp học sinh kết nối các khái niệm mới với những gì đã trải nghiệm ở giai đoạn khám phá trước đó. Giáo viên sẽ tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ ý tưởng và quan điểm của họ, khuyến khích sự tương tác và thảo luận giữa các học sinh để giúp họ hiểu sâu hơn về kiến thức. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể giới thiệu các kiến thức nền tảng chung và giải thích thông tin chi tiết một cách trực tiếp hơn. | Học sinh sẽ thể hiện quan điểm và hiểu biết thông qua việc giải thích và trình bày các trải nghiệm hoặc quan sát đã thu thập được. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ ý kiến và đóng góp ý tưởng của mình để hiểu rõ hơn về các khái niệm mới. | Tạo liên kết giữa kiến thức mới và kiến thức cũ |
Mở rộng (Elaborate) | Trong giai đoạn này, giáo viên giúp học sinh áp dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế. Giáo viên sẽ tạo cơ hội cho học sinh thực hành và vận dụng kiến thức đã học ở giai đoạn giải thích và yêu cầu học sinh trình bày chi tiết. Tuy nhiên, giáo viên vẫn sẽ hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hành và hướng dẫn nếu thấy cần thiết. | Học sinh sẽ thực hiện các bài tập, thực hành và áp dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế. Các em sẽ có cơ hội làm việc nhóm hoặc cá nhân để thể hiện khả năng và hiểu biết của mình. | Học sinh áp dụng kiến thức đã học vào thực tế |
Đánh giá (Evaluate) | Đây là bước cuối cùng trong quy trình 5E. Giáo viên sẽ là người đánh giá quá trình học tập và hiểu biết của học sinh. Vì để có thể đưa ra đánh giá khách quan nhất với từng học sinh, giáo viên nên linh hoạt sử dụng các phương pháp đánh giá đa dạng, sau đó đưa ra các phương hướng điều chỉnh và hỗ trợ học sinh phù hợp, giúp học sinh đạt được các mục tiêu học tập đã đề ra. | Học sinh sẽ thể hiện quá trình nhận thức và khả năng thông qua các bài kiểm tra và các hoạt động đánh giá khác. Ngoài ra, tại một số tổ chức sẽ có phần đánh giá riêng cho mỗi học sinh để các em sẽ phản hồi về quá trình học tập vừa rồi của mình. | Đánh giá quá trình học tập của học sinh |
Có thể nói, quy trình 5E giúp học sinh trở thành những người học tích cực, tò mò và có khả năng tư duy sáng tạo, xây dựng kiến thức một cách chắc chắn và áp dụng được vào cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh ưu điểm, vẫn còn một số hạn chế, tuy nhiên, mô hình này vẫn là một phương pháp giáo dục nên được áp dụng rộng rãi. Và trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình 5E trong Stem, mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi MindX để có thêm những kiến thức khác nhé!