post
Tin tức
469

[RECAP] Passport to Global IT Developer - Chinh phục lập trình viên quốc tế

PHẦN 1: VƯƠN RA BIỂN LỚN

Đâu là lý do khiến các diễn giả lựa chọn làm việc cho các công ty công nghệ quốc tế thay vì làm cho các công ty tại Việt Nam?

Là người có cơ hội làm việc ở cả môi trường startup Việt Nam & các công ty IT Product tại Singapore, anh Khang cho rằng sự khác biệt lớn nhất của 2 môi trường này là QUY TRÌNH & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 

Môi trường startup tại Việt Nam được thành lập để phục vụ cho một mục đích nào đó, thường là các công ty outsource nhỏ (công ty nhận yêu cầu từ khách hàng để build một tính năng hoặc một sản phẩm). Nếu sản phẩm đủ lớn và có phức tạp cao thì lập trình viên sẽ có nhiều thứ để học hỏi. Nếu ứng dụng đó đơn giản, các tính năng lặp đi lặp lại nhiều lần thì lập trình viên sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. 

Còn môi trường IT tại Singapore có quy trình đào tạo nhân sự rất bài bản. Họ sẽ có lộ trình build skillset rõ ràng cho từng cá nhân trong 1 quý hoặc 1 năm. Ngoài ra, bạn có cơ hội được tiếp xúc với những công nghệ mới nhất vì các công ty công nghệ Sing được rất nhiều khách hàng quốc tế lựa chọn nên những yêu cầu về product lúc nào cũng là mới nhất. Đây là một cơ hội phát triển chuyên môn cực kỳ tốt với lập trình viên. 

Cuộc sống của lập trình viên Việt Nam tại 1 quốc gia khác sẽ như thế nào?  

Với lần đầu được làm việc onsite tại FPT Singapore, Anh Nguyễn Gia Khánh chia sẻ rằng bản thân cảm thấy khá bỡ ngỡ khi lần đầu tiên được được làm việc và sinh sống tại một quốc gia khác. 

Theo anh, Singapore là một quốc gia rất văn minh và phát triển. Văn hóa làm việc cũng khác một chút so với môi trường tại Việt Nam. Mọi người đều làm việc chăm chỉ (thường làm nhiều giờ hơn so với Việt Nam). Làm việc onsite tại Sing cũng giúp anh chủ động và trưởng thành hơn rất nhiều. 

Ở Singapore hay bất kỳ quốc gia nào, cũng sẽ có một cộng đồng người Việt, đặc biệt là các anh em lập trình viên luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau. Nên các bạn không cần lo lắng. 

PHẦN 2: CÓ NHIỀU HƠN 1 CON ĐƯỜNG TỚI THÀNH ROME 

Không có một khuôn mẫu sự nghiệp nào cho một lập trình viên, càng không có một con đường duy nhất đến với giấc mơ làm việc tại môi trường quốc tế. Cùng lắng nghe những câu chuyện go global của các diễn giả để có thể tự tìm ra con đường phù hợp cho chính mình. 

Từ sinh viên trái ngành đến Software Engineer tại FPT Singapore 

Anh Nguyễn Gia Khánh có xuất phát điểm là sinh viên ngành điện tử viễn thông. Trong quãng thời gian còn đi học, anh có niềm yêu thích với lập trình, tự học và tự tìm hiểu. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Khánh quyết định chuyển hẳn sang lập trình. 

Tuy nhiên, vì không được học theo lộ trình bài bản, không có định hướng và networking trong ngành nên anh gặp rất nhiều khó khăn, bị rối vì không biết nên học cái nào là cần thiết, nên ưu tiên kiến thức gì. Vì vậy, anh quyết định đăng ký học tại trung tâm trong 3 tháng và tự học trên mạng. Sau đó, anh apply thành công vị trí Backend Developer cho 1 công ty tại Việt Nam. 

Sau hơn 2 năm làm việc, anh Khánh đăng ký khóa học Global Developer Gen 4 tại MindX và apply thành công FPT tại Singapore. Hiện anh đã đi onsite tại Sing được 4 tháng. 

>>> Xem thêm: Khám phá bộ bí kíp từ A đến Z để trở thành lập trình viên tại Singapore

PHẦN 3: HÀNH TRANG CẤT CÁNH 

Cần chuẩn bị những gì để có thể trở thành lập trình viên quốc tế? 

Theo anh Hoàng Đình Quang, lập trình viên cần có ít nhất 3 thứ để có thể dễ dàng tìm kiếm được một công việc lập trình tại nước ngoài. 

Sự quyết tâm và tinh thần chủ động:  Rất nhiều bạn lập trình viên dù chỉ có ít kinh nghiệm nhưng vẫn có thể tìm được công việc lập trình quốc tế nhanh chóng vì có sự chủ động, quyết tâm và dám bước ra khỏi vùng an toàn. Ngoài ra, các bạn phải không sợ thất bại và dám đối mặt với những thất bại đó để rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.

Hard Skill (Kỹ năng cứng): Bạn cần phải nắm vững công nghệ mà bạn đang làm. Ví dụ, khi code C++, xài thư viện map từ giá trị này sang giá trị khác, bạn không những phải biết cách sử dụng nó mà cần phải hiểu sâu nó hoạt động như thế nào, trường hợp nào nên dùng, trường hợp nào không. Một ví dụ khác, khi làm việc với database, bạn dùng index để làm tốc độ đọc của database nhanh hơn thì bạn phải hiểu bản chất của nó hoạt động như thế nào, được cài đặt trong cấu trúc dữ liệu gì? 

  Soft skill (Kỹ năng mềm): Kỹ năng mềm là một yếu tố mà nhà tuyển dụng quốc tế rất coi trọng với mỗi ứng viên của mình. Bạn cần có kỹ năng giao tiếp (không chỉ bằng Tiếng ANh) mà còn cả kỹ năng tiếng Việt. Bạn cần biết cách giao tiếp với đồng nghiệp, giải thích được solution một cách dễ hiểu cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, cần có một số kỹ năng khác như kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng làm việc nhóm. Những softskill này không chỉ giúp ích cho công việc hiện tại mà còn tăng khả năng phỏng vấn thành công.

Quy trình tuyển dụng ở các công ty công nghệ quốc tế có khác gì so với Việt Nam? 

Một số điểm khác nhau giữa quy trình tuyển dụng ở các công ty công nghệ quốc tế và Việt Nam như: 

Ngôn ngữ

Các công ty công nghệ Việt Nam hầu hết phỏng vấn bằng Tiếng Việt còn công ty IT quốc tế sẽ phỏng vấn bằng Tiếng Anh. Hoặc các công ty của Nhật sẽ phỏng vấn bằng tiếng Nhật. Language:

Quy trình

Quy trình phỏng vấn của các công ty IT Việt sẽ nhẹ nhàng và số lượng vòng phỏng vấn ít hơn (hầu hết sẽ hỏi 2 vòng). Một số bigtech sẽ có 3 vòng vòng phỏng vấn. 

Còn ở các công ty IT quốc tế sẽ có nhiều vòng phỏng vấn hơn. (Bao gồm các vòng như phone screening, online screening, coding interview + design, behavior). Ví dụ, quy trình tuyển dụng của google cho các software engineer sẽ là 8 vòng (bao gồm 7 vòng technical và 1 vòng behavior,...). 

Kiến thức/Kỹ năng

Giữa  một ứng viên có kinh nghiệm thực chiến tốt và một ứng viên nắm chắc kiến thức nền tảng, có khả năng thích nghi và chủ động tìm hiểu thì các doanh nghiệp nước ngoài từ bigtech trở lên sẽ ưu tiên tuyển dụng bạn thứ 2. Còn các công ty startup nhỏ hơn thì sẽ ưu tiên tuyển các bạn có kinh nghiệm và vào làm được ngay. Hoặc có thể tìm kiếm nguồn lao động remote. 

PHẦN 4: REMOTE WORKING - LÀM VIỆC QUỐC TẾ NGAY TẠI NHÀ 

Ngoài hình thức làm onsite cho các công ty công nghệ quốc tế, rất nhiều lập trình viên chọn làm việc remote cho global IT thay vì làm việc cho các công ty Việt. Thị trường CNTT hiện nay không còn bị giới hạn bởi biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nhân sự trên toàn cầu khiến cho các nhà tuyển dụng công nghệ quốc tế ngày càng mở rộng việc tuyển lập trình viên làm việc từ xa. Điều này, tạo cơ hội lớn cho các nhân sự IT có thể làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp dù ở bất kỳ nơi đâu. 

Những ưu điểm và hạn chế của việc làm remote cho các công ty công nghệ nước ngoài? 

Anh Ngô Hữu Quân - Senior Software Engineer Sport Contract, Germany (Remote), đã liệt kê ra những ưu và nhược điểm của cuộc sống remote.

Ưu điểm

  • Linh hoạt về thời gian: Bạn có thể xin vào muộn 1 chút hoặc xin off 1 lúc để giải quyết các công việc cá nhân mà không có vấn đề gì. 
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. 
  • Được trao đổi với các đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau, làm việc với những kỹ sư phần mềm rất giỏi và được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị. Nếu không làm remote cho các công ty nước ngoài, chắc chắn sẽ không được trải nghiệm những điều này. 

Nhược điểm

  • Làm việc remote bạn sẽ tương đối cô đơn vì không được gặp và trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp. Đa phần bạn sẽ phải làm một mình (trừ team meeting,..). Khi gặp vấn đề gì cần trao đổi với cấp trên, cũng sẽ có độ trễ phản hồi nhất định so với làm onsite. 
  • Nếu công ty có team site nhỏ thì vai trò của các DEV tương đối lớn. Các thành viên trong team phải luân phiên online để takecare để có thể giải quyết ngay lập tức khi có các vấn đề phát sinh, dù là lệch múi giờ. 
  • Làm việc remote cũng sẽ không được tham gia các hoạt động như team building hoặc các chế độ (bảo hiểm, thuế, khám sức khỏe định kỳ,...). Thông thường, công ty sẽ trả cho bạn một khoản cố định để bạn tự đóng thế, đóng bảo hiểm, khám sức khỏe,..
  • Mức thu nhập khi làm remote cho các công ty công nghệ quốc tế chắc chắn sẽ không bằng với làm onsite. Tuy nhiên, so với làm việc cho các công ty IT Việt thì mức thu nhập sẽ cao hơn. Bạn sẽ tích lũy được nhiều hơn và chi phí chi tiêu cũng không quá nhiều. 

Làm cách nào để tìm được việc làm remote nước ngoài? 

Theo anh Quân, bạn cần phải chủ động up CV lên các trang hoặc group tuyển dụng việc làm IT Remote. Ví dụ: Linkedin, Freelance Remote IT,... Nhà tuyển dụng hoặc các headhunter sẽ chủ động liên hệ với bạn nếu CV phù hợp. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ nhờ hỗ trợ từ các trung tâm như MindX. MindX có một bộ phận student success sẽ giúp hỗ trợ học viên và người có nhu cầu tìm được việc làm phù hợp. 

Tuy nhiên, dù là công việc onsite hay remote, bạn cũng cần phải có tính chủ động, không sợ sai, không sợ thất bại. Bạn nên cố gắng trở thành một Software Engineer tốt hơn là cố gắng chỉ để pass vào một công ty nào đó. 

PHẦN 5: Q&A 

Công ty công nghệ tại Singapore ưu tiên ứng tuyển người có bao nhiêu năm kinh nghiệm? 

Đa phần các công ty IT nước ngoài sẽ ưu tiên tuyển dụng vị trí senior trở lên (từ 2-3 năm kinh nghiệm). Một số công ty vẫn tuyển Junior nhưng số lượng sẽ ít hơn. 

Điều này còn phụ thuộc vào chính phủ Sing, họ muốn thu hút những người giỏi đến làm việc nên có quy định chặt chẽ về mức thu nhập sàn và số năm kinh nghiệm của lao động quốc tế. Nếu mức offer của bạn thấp thì cũng không thể vượt qua được vòng VISA. Điều này cũng là một hạn chế với các bạn có ít kinh nghiệm. 

Xin visa sang Singapore có khó không? Cần những điều kiện gì? 

Với những người có ít năm kinh nghiệm làm việc trong ngành lập trình thì sẽ khó khăn trong việc xin VISA sang Sing. Bởi mức thu nhập sàn để có thể pass VISA Sing ở từng độ tuổi là khá cao. 

VISA lao động Sing hiện có 2 loại là: 

  • E-Pass: tiêu chuẩn pass dễ hơn, thu nhập thấp hơn và sẽ có giới hạn số lượng tuyển dụng cho từng công ty. 
  • S-Pass: tiêu chuẩn pass khó hơn, nhưng sẽ không giới hạn số lượng. 

Để kiểm tra xem với kinh nghiệm và trình độ hiện tại mình đang có, có thể pass Visa Singapore hay không, bạn có thể truy cập vào SAT. Bạn sẽ cung cấp năm sinh, bằng cấp, kinh nghiệm và SAT sẽ đưa ra kết quả xem bạn có thể pass 1 trong 2 loại VISA kể trên hay không. 
Làm lập trình có căng thẳng hay gặp nhiều stress không? 

Stress là một phần thú vị của công việc. Theo anh Hoàng Đình Quang, căng thẳng hay stress là một phần tất yếu của ngành lập trình nói riêng và cuộc sống nói chung. Công nghệ luôn thay đổi, vì thế bạn phải luôn trong trạng thái sẵn sàng học thứ mới, phải tự push mình lên. 

Bạn cũng cần biết giải tỏa stress. Ví dụ như có quãng nghỉ ngắn mỗi khi thấy căng thẳng. 

Cách nhận diện 1 công ty tốt? Làm sao biết công ty có phù hợp với con đường phát triển cá nhân của mình trước khi mình vào làm hay không? 

Điều đầu tiên là bạn phải xác định rõ ràng được con đường phát triển cá nhân của mình như nào là phù hợp. Mỗi người khi apply vào một công ty thường có những mục tiêu riêng (về lương hoặc về phát triển chuyên môn hoặc phải đảm bảo được work life balance. 

Sau khi đã xác định được mục tiêu, cách tốt nhất là đi hỏi những người đã làm ở cty đó. Bạn cần phải có networking (những người đã và đang làm việc tại Sing) để nhờ hỗ trợ. Nếu không có mạng lưới quan hệ, bạn có thể search tên công ty trên linkedin để xem có ai đang làm ở đó không. Sau đó, mạnh dạn liên hệ và hỏi họ những thông tin (cần networking). Nếu không có networking, bạn có thể search cty trên linkedin xem có ai đang làm đó không, mạnh dạn inbox để hỏi thông tin. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra những câu hỏi trực tiếp với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn. Ví dụ: định hướng công ty trong thời gian tới như thế nào, luồng làm việc của team tech ra sao, có overload không, nếu có thì đổi lại sẽ được gì? 

Hình thức phỏng vấn của các mô hình công ty khác nhau có khác nhau không? 

Các công ty công nghệ nước ngoài thường có 3 mô hình chính: FAANG, Bigtech, Startup. 

  • Đối với FAANG: Thường không hỏi gì ngoài thuật toán, không hỏi về CS hay System Design: vì các công ty lớn làm việc bằng công nghệ riêng của họ. Họ ưu tiên tìm ứng viên có tư duy giải quyết vấn đề. 
  • Đối với Bigtech: Thường sẽ hỏi rất nhiều về CS, Systerm Design, Tech stack,... 
  • Đối với Startup: Ưu tiên ứng viên đã nắm rõ công nghệ. Ví dụ: bạn có biết techstack này hay không để có thể tuyển vào làm được luôn mà không cần phải đào tạo lại từ đầu. 

CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL DEVELOPER CỦA MINDX

Chương trình Global Developer (Đào tạo lập trình viên quốc tế) của MindX được phát triển dựa vào: 

  • Những tổng hợp và phân tích từ hàng trăm cuộc phỏng vấn của alumni để có thể rút ra được: nhà tuyển dụng quốc tế mong muốn tìm kiếm những gì ở ứng viên, domain nào mà ứng viên cần có,... 
  • Kinh nghiệm phỏng vấn nhiều công ty ở Singapore và các công ty quốc tế khác của chính giảng viên là anh Hoàng Đình Quang. 

Chương trình Global Developer có 4 học phần (bao gồm Data Structure & Algorithm)

Phần 1: Data Structure & Algorithm 

  • Cách tiếp cận và trả lời câu hỏi coding interview 1 cách đúng đắn nhất. Trong các vòng phỏng vấn với công ty công nghệ quốc tế, không phải cứ tìm ra solution là xong mà phải trình bày các bước cụ thể. Bạn được trau dồi kỹ năng đặt câu hỏi đúng, kỹ năng phân tích các vấn đề phức tạp.
  • Cách nhận diện parttern và cách giải quyết các bài toán coding. 
  • Được học nhiều thuật toán và cấu trúc dữ liệu
  • Sorting: Quicksort, Merge Sort, Quick-Select,.. 
  • Graph: DFS, BFS, Dijkstra
  • 2-pointers, Bit manipulation, Dutch Flag Partition, Prefix Sum,.. 
  • Data structure: Array, Hashmap, Stack, Queue,... 
  • Dynamic Programming
  • …………….

Phần 2: Computer Science Fundementals

  • Giúp bạn trả lời các câu hỏi về lý thuyết 
  • Operating Systerm
  • Database
  • Networking 
  • Security

Phần 3: System Design (Thiết kế hệ thống)

  • Giúp biết cách tiếp cận bài toán về system design và cung cấp các thiết kế cơ bản về Thiết kế hệ thống như CAP Theorem, Availability, Database Replication, Sharding,...

Phần 4: Mock interview - Resume Review - English

  • Bạn sẽ được luyện phỏng vấn thử với các Senior Global Developer và nhà tuyển dụng. 
  • Cách tạo CV, build online profile gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. 
  • Học phần Tiếng Anh IT để phỏng vấn và giao tiếp trong quá trình làm việc. 

Ngoài ra, xuyên suốt quá trình học, bạn sẽ được rèn kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, thương thuyết, kỹ năng teamwork, giải quyết vấn đề…. 

Bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại đây

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn