*Chuẩn bị: 1 cái bát hoặc khay đá, nước, muối, màu thực phẩm, ống nhỏ giọt.
Quá trình thực hiện:
⇒ Kết quả: Các viên đá sau khi rắc muối sẽ tan nhanh hơn và tạo nên các vùng lõm như gai nhọn, viên đá cũng đổi màu nhờ vào màu thực phẩm.
*Giải thích: Khi muối tiếp xúc với bề mặt đá lạnh sẽ phá vỡ các cấu trúc của nước đá. Quá trình phản ứng giữa muối và nước đá sẽ nhanh hơn so với bình thường nên sẽ tạo ra tiếng động của các vết nứt và các lõm nhỏ. Muối càng thấm sâu vào nước đá sẽ hình thành dạng gai, có thể thêm màu để viên đá trở nên độc đáo.
*Chuẩn bị: Xà phòng, giấm và một chén thủy tinh.
Quá trình thực hiện:
⇒ Kết quả: Sau khi hòa trộn xà phòng và giấm sẽ xảy ra hiện tượng bọt khí do khí CO2 đã được giải phóng. Dung dịch tạo ra một lượng nhiệt nhỏ, khi chạm vào chén thủy tinh sẽ thấy ấm hơn.
Chuẩn bị: Khoảng 7 cốc thủy tinh, nước và đũa gỗ.
Quá trình thực hiện:
⇒ Kết quả: Mỗi cốc sẽ phát ra những âm thanh khác nhau, cốc ít nước sẽ phát ra âm thanh trầm, cốc nhiều nước sẽ phát ra âm thanh vang.
*Giải thích: Âm thanh từ cốc đến bắt nguồn từ sự tác động của đũa gõ lên thành cốc. Vì chất liệu giống nhau và kích thước đều giống nhau, nhưng mức nước ở mỗi cốc khác nhau nên sẽ phát ra những âm thanh vang, trầm khác nhau.
*Chuẩn bị: Thùng nước, quả táo, dao, kéo, que gỗ, giấy cứng, màu vẽ và các vật dụng trang trí khác.
*Lưu ý: Thí nghiệm sử dụng các vật dụng sắc nhọn, có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần theo sát và hỗ trợ cho con trong quá trình thực hiện.
Quá trình thực hiện:
⇒ Kết quả: Quả táo nổi trên mặt nước như những chiếc thuyền.
*Giải thích: Quả táo đã bị cắt một nửa, 25% thể tích của táo là không khí nên dễ dàng nổi trên mặt nước.
*Chuẩn bị: Dầu ăn, viên sủi, nước, màu thực phẩm, dùng lọ, chai hoặc ly nhựa.
Quá trình thực hiện:
⇒ Kết quả: Viên sủi sẽ hòa trộn với hỗn hợp dầu và nước, tạo nên quá trình phản ứng giữa các chất hóa học. Khi phản ứng của viên sủi có dấu hiệu chậm lại, có thể cho thêm một viên sủi khác vào. Để quan sát tốt hơn, nên thí nghiệm trong phòng ít ánh sáng hoặc sử dụng đèn chiếu sáng để rọi vào phản ứng.
*Giải thích: Nước, dầu ăn và màu thực phẩm cùng là một dạng chất lỏng nhưng lại có trọng lượng khác nhau. Màu thực phẩm có trọng lượng lớn, nên chìm xuống đáy, tiếp theo là nước và trọng lượng nhẹ nhất sẽ là dầu. Viên sủi đóng vai trò tạo bọt khí, làm cho phản ứng thêm sinh động, độc đáo.
*Chuẩn bị: Một loại cây nhỏ (có phần gốc), cốc, vật dụng trang trí, nước, đất và phân.
Quá trình thực hiện:
⇒ Kết quả: Sau 3 đến 5 tuần, cây bắt đầu phát triển tươi tốt, được đặt trong một chiếc cốc xinh xắn, trang trí cho khu vườn và căn phòng thêm tươi tắn.
*Chuẩn bị: Sữa, chất lỏng có màu, nước rửa chén, tăm bông, chiếc dĩa.
Quá trình thực hiện:
⇒ Kết quả: Màu lan ra và hòa trộn vào nhau, các vùng màu di chuyển và tách biệt hoàn toàn với phần nước rửa chén.
*Giải thích: Thành phần cấu tạo của sữa là protein và chất béo, vì vậy, khi tiếp xúc với nước rửa chén, các chất béo có trong sữa sẽ dần phân hủy. Các chất lỏng có màu làm rõ hơn quá trình phản ứng của hiện tượng này.
*Chuẩn bị: Chai Coca hoặc Pepsi, viên kẹo vị bạc hà (kẹo Mentos), cát.
Quá trình thực hiện:
⇒ Kết quả: Sau khi cho viên kẹo bạc hà vào, nước trong chai Coca/Pepsi sẽ phun trào ra, giống như hiện tượng phun trào của núi lửa.
*Giải thích: Thành phần của kẹo Mentos xúc tác với nước ngọt có ga làm giải phóng khí CO2 ra khỏi chai nước. Đây là một thí nghiệm nổi tiếng toàn thế giới, bất kì ai cũng đều có thể thực hiện được.
Các dự án thí nghiệm STEM trên đã được nghiên cứu và kiểm chứng từ các chuyên gia, có độ an toàn cao, phù hợp đối với độ tuổi của trẻ mầm non. Những thí nghiệm trên giúp khơi gợi được những tiềm năng đặc biệt của trẻ, trở thành niềm cảm hứng tạo nên niềm đam mê. Đừng quên chia sẻ kết quả thí nghiệm của mình cho mọi người cùng biết nhé! Chúc bạn thực hiện thành công!