Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem ứng viên có đam mê và tham vọng trong ngành Data Analysis hay không. Khi bạn trả lời câu hỏi này, bạn nên trình bày những lí do khiến bạn muốn trở thành Data Analyst. Định hướng công việc trong ngành từ 3 - 5 năm tới sẽ như thế nào, phát triển sâu vào 1 vai trò hay phát triển toàn diện chuyên môn trong ngành. Đồng thời đưa ra những kỹ năng mình có để thể hiện mình phù hợp với công việc này.
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang thực sự muốn biết bạn có kiến thức với các công cụ phân tích dữ liệu phổ biến không? Nếu ứng viên đang không có kỹ năng về công cụ mà doanh nghiệp đang sử dụng thì cần mất bao nhiêu lâu để đào tạo?
Đây là thời điểm thích hợp để bạn thể hiện khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu vào bài toán thực tế. Thay vì chỉ nói, tôi biết sử dụng SQL, Python, Power BI thì bạn nên phân tích chi tiết hơn bản thân đã sử dụng những công cụ đó như thế nào ở các dự án hoặc công việc trước đó.
Trong trường hợp bạn chưa sử dụng công cụ đặc thù của doanh nghiệp muốn ứng tuyển, bạn cũng có thể thể hiện bản thân có tư duy cũng như có nền tảng kiến thức vững chắc trong ngành phân tích dữ liệu. Từ đó khẳng định rằng, bạn có thể học bất cứ công cụ hoặc ngôn ngữ nào khác vì đã hiểu rõ bản chất nó dùng để làm gì.
Với câu hỏi phỏng vấn Data Analyst như thế này, nhà tuyển dụng đang muốn thấy được kỹ năng làm việc với số liệu xuyên suốt quá trình của bạn là như thế nào? Liệu có bỏ lỡ bước thực hiện nào quan trọng làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của dữ liệu hay không.
Ở phần này, bạn hãy vận dụng hết kiến thức và kinh nghiệm mình có, sắp xếp chúng một cách khoa học để cho ra quy trình phân tích dữ liệu đối với một dự án mới một cách hợp lý. Ví dụ như: xác định vấn đề của dự án để thiết lập mục tiêu đo lường dữ liệu. Từ mục tiêu đo lường, bạn tiến hành quyết định cách đo lường, cách thu thập, dọn dẹp dữ liệu như thế nào. Sau đó, tiến hành phân tích, trực quan hoá dữ liệu để tìm ra insight từ dữ liệu đó.
Điều thật sự mà nhà tuyển dụng quan tâm khi đặt ra câu hỏi này chính là điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên được thể hiện ở trong các dự án họ từng làm. Và làm thế nào để ứng viên có thể vượt qua những thách thức đó và làm thế nào để đo lường sự thành công của một dự án phân tích dữ liệu.
Đây cũng là một cơ hội tốt để bạn có thể thể hiện được điểm mạnh và làm nổi bật các kỹ năng của mình trước nhà tuyển dụng. Hãy thảo luận về vai trò của bạn trong dự án đó và điểm gì đã khiến nó thành công như thế. Nếu bạn được hỏi về dự án thách thức nhất hoặc dự án đã thất bại trước đó, hãy trung thực đưa ra lý do, xác định điều gì đã xảy ra. Ví dụ như: dữ liệu mẫu của bạn không đầy đủ hoặc kích thước mẫu quá nhỏ dẫn đến sự không chính xác trong kết quả phân tích dữ liệu. Từ đó, bạn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì và những điều bạn sẽ làm khác đi trong tương lai để có thể khắc phục được lỗi đó.
Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhằm mục đích kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề trong công việc của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên Data Analyst. Để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần trả lời rõ ràng các bước xử lý khi bị missing dữ liệu, có thể lấy 1 ví dụ thực tế là dự án bạn đã làm trước đó thì sẽ được đánh giá cao hơn.
Ngoài những câu hỏi mang tính chuyên môn ở trên, sẽ có một vài câu hỏi khác để ứng viên và nhà tuyển dụng có thể hiểu nhau hơn. Ví dụ: bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không? Bạn đã từng học Data Analyst ở đâu chưa?, v.v...
Một trong những yếu tố khiến bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng chính là sự hiểu biết về ngành/lĩnh vực/doanh nghiệp mình đang ứng tuyển. Vậy nên, trước khi ứng tuyển, nên tìm hiểu mảng công việc/lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để nắm được các thông tin chính yếu nhất và để đánh giá xem công việc/lĩnh vực này có phù hợp với kinh nghiệm, mong muốn của mình không. Tìm hiểu cụ thể vị trí mình muốn làm có yêu cầu gì và chuẩn bị trước từng yêu cầu đó.
Vị trí Data Analyst của từng doanh nghiệp sẽ có các vai trò khác nhau. Vì thế, bạn nên đọc kỹ JD, tìm hiểu các đầu việc mình sẽ làm nếu có cơ hội trúng tuyển. Từ đó, chuẩn bị trước 1 số kiến thức hoặc kinh nghiệm liên quan và trình bày nó với nhà tuyển dụng. Chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao hơn.
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thể hiện bạn là người chủ động và quan tâm tới vị trí đang ứng tuyển. Về phía ứng viên, việc chủ động đưa ra câu hỏi cũng giúp bạn hiểu hơn về vị trí làm việc sắp tới, văn hoá doanh nghiệp, môi trường làm việc hoặc lãnh đạo của mình có phù hợp với mong muốn của bản thân hay không.
Điều cuối cùng, ứng viên Data Analyst nên thể hiện sự khiêm tốn, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Không nên quá khoa trương hoặc nói quá so với kinh nghiệm thực tế mình đang có bởi các nhà tuyển dụng, đặc biệt là CEO hoặc cấp quản lý sẽ có rất nhiều cách để kiểm tra độ chân thực với thông tin bạn cung cấp.
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn Data Analyst phổ biến dành cho nhà tuyển dụng và cả ứng viên. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, giữ tinh thần chủ động và tự tin trong mỗi buổi phỏng vấn để đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bạn thành công!