post
Thông tin hữu ích
17

Cách thiết kế Landing Page đẹp và tối ưu chuyển đổi trong Figma

Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về Landing Page nhưng chưa biết thiết kế Landing page là gì, tối ưu chuyển đổi trong Figma như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên cũng như gợi ý các nguyên tắc vàng giúp thiết kế Landing Page đẹp và chuyển đổi cao. Mời bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Landing page là gì?

Landing Page (trang đích) là một trang web độc lập, được thiết kế đặc biệt cho một chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo. Mục tiêu chính của Landing Page là chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng thực sự. Dưới đây là 3 phân loại chính của Landing Page: 
- Lead Generation Landing Page (Trang đích tạo khách hàng tiềm năng): Thu thập thông tin khách hàng thông qua biểu mẫu, ví dụ như đăng ký nhận bản tin, tải tài liệu hoặc đăng ký dùng thử.
- Click-through Landing Page (Trang đích chuyển hướng): Dẫn dắt người dùng đến trang tiếp theo, thường là trang thanh toán hoặc trang chi tiết sản phẩm.
- Sales Landing Page (Trang đích bán hàng): Thuyết phục người dùng mua hàng ngay lập tức, tập trung vào các lợi ích và ưu đãi.

Tại sao thiết kế Landing Page quan trọng?

- Tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí quảng cáo: Landing Page được thiết kế tập trung vào một mục tiêu duy nhất, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng, giúp người truy cập thực hiện hành động mong muốn hiệu quả hơn, từ đó tăng giá trị chuyển đổi. Khi tỷ lệ chuyển đổi cao, bạn cần ít lượt truy cập hơn để đạt được mục tiêu nhờ vậy giảm được chi phí cho mỗi chuyển đổi (CPA), mỗi nhấp chuột (CPC) trên các nền tảng quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads.

thiet-ke-landing-page-la-gi-1.jpg
Thiết kế Landing page là gì? Tại sao thiết kế Landing Page quan trọng?


- Cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng của Landing Page sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dễ dàng tìm kiếm thông tin và thực hiện hành động mong muốn. Nhờ vậy, khách hàng có trải nghiệm tốt sẽ có xu hướng quay lại và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác.

Hướng dẫn thiết kế Landing Page bằng Figma

Với sự phát triển của công nghệ, Figma đã trở thành một công cụ thiết kế giao diện phổ biến, cho phép các nhà thiết kế tạo ra những Landing Page đẹp mắt và tối ưu chuyển đổi. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thiết kế Landing Page hiệu quả trong Figma, từ việc xác định mục tiêu, tạo wireframe, thiết kế giao diện đến kiểm tra tính năng, tối ưu giao diện. Cụ thể: 

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung Landing Page

Figma là một công cụ thiết kế giao diện mạnh mẽ, cho phép bạn tạo ra các Landing Page đẹp và chuyên nghiệp. Bước đầu tiên là xác định rõ mục tiêu của Landing Page, đây là bước quan trọng nhất, quyết định toàn bộ hướng đi của thiết kế. Bạn cần đặt ra câu hỏi Landing Page được tạo ra để thu thập thông tin khách hàng, bán sản phẩm/dịch vụ hay chuyển hướng người dùng đến trang khác? Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung vào các yếu tố quan trọng và tránh lan man. 
Tiếp theo, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu và nhu cầu của họ bằng cách đặt mình vào vị trí của khách hàng và suy nghĩ về những gì họ muốn thấy, muốn thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và thu thập nội dung cần thiết cho Landing Page (văn bản, hình ảnh, video). 

Bước 2: Tạo wireframe và layout cơ bản

Wireframe là bản phác thảo đơn giản, giúp bạn hình dung bố cục và cấu trúc của Landing Page. Khi sử dụng Figma để tạo wireframe, bạn tập trung vào việc sắp xếp hợp lý các phần tử chính như tiêu đề, nội dung, hình ảnh và nút CTA. Tiếp theo, hãy xác định vị trí các phần tử chính để đặt tiêu đề ở vị trí nổi bật, thu hút sự chú ý và truyền tải được thông điệp. Lưu ý nội dung cần ngắn gọn, súc tích và tập trung vào lợi ích người dùng. 
 

thiet-ke-landing-page-la-gi-2.jpg
Hướng dẫn thiết kế Landing Page bằng Figma: Tạo wireframe và layout cơ bản là một trong những bước quan trọng nhất

 

Bước 3: Thiết kế giao diện chi tiết (UI/UX Design)

Để tạo ra một trang đích (Landing Page) không chỉ đẹp mắt mà còn hiệu quả, việc sử dụng màu sắc, font chữ và hình ảnh phù hợp với thương hiệu là vô cùng quan trọng, giúp tăng độ nhận diện và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Bên cạnh đó, bố trí các phần tử trên trang hợp lý sẽ đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất, giúp họ dễ dàng tìm kiếm thông tin và thực hiện hành động mong muốn. Cuối cùng, việc sử dụng các hiệu ứng nhẹ nhàng, tinh tế không chỉ tạo sự thu hút mà còn giữ cho trang đích tải nhanh, tránh gây khó chịu cho người dùng.
Để tìm hiểu chi tiết về cách thiết kế giao diện chi tiết (UI/UX Design) bằng Figma bạn có thể tham khảo bài viết sau của MindX Hướng dẫn sử dụng Figma thiết kế giao diện website. 

Bước 4: Kiểm tra tính năng và tối ưu giao diện

Ở bước này, bạn nên kiểm tra chức năng của các nút, biểu mẫu và liên kết để đảm bảo các chức năng hoạt động mượt mà như mong đợi. Tiếp theo, tối ưu hóa hình ảnh và video để giảm thời gian tải trang; đảm bảo Landing Page hiển thị tốt trên các thiết bị khác nhau (responsive design).
 

Các nguyên tắc vàng để thiết kế Landing Page đẹp và chuyển đổi cao

Để thiết kế Landing Page đẹp và chuyển đổi cao, bạn cần “nằm lòng” những nguyên tắc vàng như đặt CTA nổi vật, tối ưu giao diện, cải thiện UX, áp dụng nguyên tắc A/B Testing. Cụ thể: 

Đặt CTA nổi bật và dễ nhận diện

CTA (Call to Action) là yếu tố quan trọng nhất trên Landing Page, quyết định trực tiếp đến hành động của người dùng. Để CTA hiệu quả, bạn cần:
- Lựa chọn màu sắc bắt mắt: Sử dụng màu sắc nổi bật so với phần còn lại của trang để thu hút sự chú ý.
- Cân chỉnh kích thước hợp lý: CTA không nên quá nhỏ hoặc quá lớn, đảm bảo dễ nhìn và dễ nhấp.
- Đặt ở vị trí phù hợp: Đặt CTA ở các vị trí quan trọng như đầu trang, giữa nội dung và cuối trang để tối đa hóa khả năng chuyển đổi.

thiet-ke-landing-page-la-gi-3.jpg
Các nguyên tắc vàng để thiết kế Landing Page đẹp và chuyển đổi cao: Đặt CTA nổi bật và dễ nhận diện

 

Tối giản giao diện và loại bỏ yếu tố gây phân tâm

Một Landing Page hiệu quả cần tập trung vào thông điệp chính, tránh làm người dùng bị xao nhãng bởi các yếu tố không cần thiết. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn tối giản giao diện và loại bỏ yếu tố gây phân tâm: 
- Giữ bố cục đơn giản, dễ hiểu: Sử dụng khoảng trắng hợp lý giúp trang thoáng và dễ đọc hơn.
- Loại bỏ yếu tố không liên quan: Giảm thiểu pop-up không cần thiết, quảng cáo hoặc liên kết điều hướng không hỗ trợ mục tiêu chính.
- Tập trung vào nội dung quan trọng: Chỉ giữ lại những thông tin thực sự có giá trị, giúp người dùng nhanh chóng hiểu được lợi ích của sản phẩm/dịch vụ.

Cải thiện UX với hình ảnh và video hấp dẫn

Nội dung trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng chuyển đổi. Do vậy, bạn cần lưu ý chọn lựa hình ảnh, video hấp dẫn. Cụ thể: 
- Sử dụng hình ảnh chất lượng cao: Ảnh minh họa phải rõ nét, chuyên nghiệp, truyền tải đúng thông điệp.
- Tận dụng video giới thiệu: Video có thể giúp giải thích sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng và hấp dẫn hơn văn bản.
- Tạo cảm giác chân thực: Hình ảnh và video thực tế (thay vì ảnh stock) giúp tăng độ tin cậy và kết nối cảm xúc với người dùng.

Áp dụng nguyên tắc A/B Testing để tối ưu

A/B Testing là phương pháp so sánh hai phiên bản của một Landing Page để tìm ra phiên bản mang lại hiệu suất cao nhất. Để áp dụng tốt nguyên tắc này trong tối ưu thiết kế Landing Page, bạn cần: 
- Kiểm tra nhiều yếu tố khác nhau: CTA, màu sắc, tiêu đề, hình ảnh, bố cục, nội dung.
- Đánh giá dựa trên dữ liệu thực tế: Sử dụng các công cụ như Google Optimize hoặc Hotjar để theo dõi hành vi người dùng.
- Liên tục cải tiến: Không ngừng thử nghiệm và điều chỉnh để đảm bảo Landing Page luôn đạt hiệu suất tối ưu nhất.

Các lỗi thường gặp khi thiết kế Landing Page và cách khắc phục

Sau khi giải đáp được câu hỏi thiết kế Landing Page là gì, quy trình thiết kế như thế nào, cần ghi nhớ những nguyên tắc ra sao, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các lỗi thường gặp và cách khắc phục cho từng trường hợp. Cụ thể:

thiet-ke-landing-page-la-gi-4.jpg
Các lỗi thường gặp khi thiết kế Landing Page và cách khắc phục bạn nên biết để quá trình thiết kế diễn ra mượt mà hơn

Thiếu CTA rõ ràng và nổi bật

CTA là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy chuyển đổi, nhưng nhiều Landing Page lại thiếu CTA rõ ràng hoặc không đủ nổi bật, hấp dẫn.
Giải pháp: 
- Sử dụng CTA có màu sắc tương phản và nổi bật so với nền trang. 
- Đặt CTA ở vị trí dễ nhìn, thường là ở phần trên của trang (above the fold) hoặc sau khi giới thiệu lợi ích sản phẩm/dịch vụ.
- Sử dụng văn bản CTA ngắn gọn, mạnh mẽ và kêu gọi hành động rõ ràng (ví dụ: "Đăng ký ngay", "Mua ngay", "Tải xuống miễn phí").
- Có thể thêm các yếu tố phụ trợ như mũi tên, hiệu ứng động để thu hút sự chú ý vào CTA. 

Nội dung quá dài hoặc thiếu hấp dẫn

Người truy cập thường không có nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để đọc các đoạn văn bản dài dòng hoặc nội dung không liên quan. 
Giải pháp:
- Tập trung vào những lợi ích chính mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho người dùng.
- Trình bày nội dung ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
- Sử dụng các tiêu đề phụ, gạch đầu dòng và hình ảnh/video để chia nhỏ nội dung hấp dẫn hơn. 
- Đặt bản thân vào vị trí của người dùng, để biết họ cần gì, muốn gì. 

Không tối ưu cho thiết bị di động

Ngày càng có nhiều người dùng truy cập internet bằng thiết bị di động, nhưng nhiều Landing Page vẫn chưa được tối ưu hóa cho màn hình nhỏ.
Giải pháp:
- Thiết kế Web đáp ứng (responsive web design) để đảm bảo Landing Page hiển thị tốt trên mọi thiết bị, đặc biệt là điện thoại di động.
- Sử dụng bố cục đơn giản, dễ điều hướng và các nút bấm có kích thước lớn để người dùng thao tác trên màn hình cảm ứng.
- Tối ưu hóa hình ảnh và video để giảm thời gian tải trên thiết bị di động.

Tốc độ tải trang chậm

Tốc độ tải trang chậm do khối lượng hình ảnh lớn, CSS/JavaScript mã hóa không tối ưu hoặc máy chủ chậm có thể khiến người truy cập mất kiên nhẫn và rời khỏi Landing Page.
 

thiet-ke-landing-page-la-gi-5.jpg
Tốc độ tải trang chậm cũng là một trong những lỗi phổ biến khi thiết kế Landing Page và cần được khắc phục nhanh chóng

Giải pháp:
- Sử dụng WebP định dạng ảnh hoặc nén ảnh để giảm dung lượng mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
- Giảm thiểu các tệp CSS và JavaScript bằng cách loại bỏ các đoạn mã không cần thiết.
- Sử dụng dịch vụ lưu trữ (hosting) tốc độ cao và mạng phân phối nội dung (CDN).
- Sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ tải trang để xác định các vấn đề và tìm cách khắc phục.

👉Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin như thiết kế Landing Page là gì, học thiết kế Landing Page ra sao, có những nguyên tắc vàng, các lỗi thường gặp và khắc phục nào trong quá trình thiết kế. 

👉Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm khóa học uy tín về thiết kế Landing Page, đặc biệt là tối ưu trải nghiệm người dùng thì có thể tham khảo Khóa học UI UX Design tại MindX.  Ưu điểm của khóa học là lộ trình học tập rõ ràng, chuyên sâu, nắm vững kiến thức về quy trình thiết kế UI/UX, công cụ thiết kế UI/UX Website & Mobile App và được học với đội ngũ giảng viên tâm huyết, nhiều năm kinh nghiệm. Đăng ký ngay để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Trang Linh
Senior Performance Marketer
DMCA.com Protection Status