post
Tin tức
Thông tin hữu ích
676

Chiến lược Marketing của Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất thị trường Việt Nam với mức định giá thương hiệu vào năm 2021 là hơn 2.8 tỷ USD. Để đạt được thành tựu đó, marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng để xây dựng thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam. Trong bài viết sau đây của MindX sẽ cùng bạn phân tích chiến lược Marketing tổng quan nhất của Vinamilk.

1. Chân dung “ông trùm” ngành sữa Việt Nam

Vinamilk được thành lập từ năm 1976, trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã gây dựng được thương hiệu thực phẩm lớn mạnh ở Việt Nam và thị trường quốc tế. Theo báo cáo của Euromonitor, Vinamilk chiếm đến 40% thị phần sữa Việt Nam. Vinamilk sở hữu một danh mục sản phẩm đa dạng với khoảng 200 sản phẩm trên toàn quốc và đã xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Canada v.v.
Chân dung “ông trùm” ngành sữa Việt Nam

Nhóm khách hàng mục tiêu của Vinamilk rất rộng, bao gồm 4 phân khúc: trẻ em, thanh niên, người lớn và người già. Để đáp ứng được cả 4 phân khúc này, Vinamilk đã cho ra mắt đa dạng các sản phẩm: sữa chua, sữa tươi, sữa hạt, sữa đặc, sữa bột...
Thị trường mà Vinamilk hoạt động chủ yếu vẫn là trong lãnh thổ Việt Nam với vai trò là thương hiệu sữa nội địa lớn nhất. Ngoài ra, các sản phẩm của Vinamilk đến nay đã xuất khẩu sang 60 thị trường bao gồm Mỹ, Singapore, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước châu Đại Dương… và tất cả các nước Đông Nam Á, với tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế vượt 3,2 tỷ USD.

2. Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk theo mô hình phổ biến

 

Chiến lược Marketing của Vinamilk luôn là hình mẫu khi mà các chiến dịch mà thương hiệu triển khai đều mang lại hiệu quả tích cực. Chiến lược Marketing của Vinamilk khi phân tích dưới mô hình STP, SWOT và 4P sẽ cho ra các kết quả:

2.1. Mô hình STP

Mô hình STP

Mô hình STP phân tích 3 yếu tố cơ bản của một chiến lược Marketing đó là Segmentation (phân khúc), Target (mục tiêu) và Positioning (định vị)
Về phân khúc thị trường (Segmentation) của Vinamilk tại Việt Nam gồm 3 nhóm đối tượng, được phân loại dựa trên 3 yếu tố là nhân khẩu học, hành vi và địa lý, chi tiết như sau:

Phân khúcNhân khẩu họcHành viĐịa lý
Trẻ emTất cả giới tính
Độ tuổi 5 - 14
Nhu cầu sử dụng: Hằng ngày
Tình trạng người sử dụng: chưa có thu nhập
Việt Nam
Thanh niênTất cả giới tính
Độ tuổi: 15 - 25
Học vấn: Học sinh/sinh viên/mới đi làm
Thu nhập: không có hoặc thu nhập chưa cao
Nhu cầu sử dụng: hằng ngày
Tốt cho phát triển cơ thể
 
Việt Nam
Người lớnTất cả giới tính
Độ tuổi: 26 - 44
Tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn/ còn độc thân
Nhu cầu sử dụng: hằng ngày
Lợi ích:  sản phẩm tốt cho sức khỏe, hương hương vị thơm ngon 
Việt Nam
Người giàGiới tính: Nữ
Độ tuổi: 65 - 70
Tầng lớp: Thượng lưu và trung
Tình trạng công việc: Nghỉ hưu
Nhu cầu sử dụng: hằng ngày
Lợi ích: có lợi cho sức khỏe
Việt Nam

Về mục tiêu (target) của Vinamilk: Chiến lược Marketing của Vinamilk đã nắm bắt thành công phân khúc khách hàng trẻ từ 5 - 14 tuổi. Thương hiệu này mong muốn phát triển thể chất cho trẻ em. Đây cũng là lý do vì sao Vinamilk 100% Organic (cho ra mắt vào năm 2016) để tập trung vào nhóm đối tượng này bởi trẻ em chiếm đến 23.2% tổng dân số (thống kê năm 2020).

Về định vị (positioning): 

  • Trước tiên về thị phần và định vị thương hiệu: Vinamilk đứng đầu về nhận diện thương hiệu nhờ thị phần 40% sữa Việt Nam. So với các đối thủ cạnh tranh khác như TH True Milk, Love in farm và Meadow Fresh, các chiến dịch Marketing của Vinamilk vẫn đang giúp thương hiệu này chiếm lĩnh thị trường và bỏ xa các đối thủ về thị phần.
  • Về định giá sản phẩm, Vinamilk đưa ra mức giá sản phẩm hợp lý hơn cả, phù hợp với thu nhập của đa số người Việt. Cũng nhờ chiến lược về định vị giá mà các sản phẩm của Vinamilk tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số bán hàng.

 

2.2. Mô hình SWOT

Mô hình SWOT là một mô hình ứng dụng phổ biến trong Marketing được công bố bởi Albert Humphrey từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đến nay, mô hình SWOT đã trở thành thước đo dùng để phân tích các chiến lược Marketing và nó hiện vẫn phù hợp với mọi thương hiệu.
Mô hình SWOT

Mô hình SWOT đề cập đến 4 yếu tố đó là Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Ứng dụng mô hình này vào phân tích chiến lược Marketing của Vinamilk cho ra kết quả như sau:
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh của Vinamilk nằm ở 5 yếu tố là thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng, mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam, công nghệ sản xuất chuẩn quốc tế và chiến lược Marketing của Vinamilk chuyên nghiệp, có kế hoạch.

  • Vinamilk hiện là thương hiệu sữa số 1 Việt Nam, chiếm lĩnh 45% thị phần sữa nước và 85% thị phần sữa đặc, sữa chua. Vinamilk còn là thương hiệu sở hữu hàng loạt các danh hiệu uy tín như Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững, Thương hiệu quốc gia, Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao, v.v. 
  • Sản phẩm chất lượng của Vinamilk được minh chứng ngay từ nguồn cung ứng đầu vào cho đến dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp. Phòng thí nghiệm của Vinamilk cũng đều đạt chứng nhận ISO 17025 cho lĩnh vực hóa sinh, khối sản xuất của Vinamilk đều có hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn ISO 14001:2004.
  • Tính đến nay, Vinamilk đã mở rộng mạng lưới bán hàng lên hơn 240.000 điểm, phủ khắp các tỉnh thành, đồng thời xuất khẩu sang Đức, Úc và Canada.
  • Chiến lược Marketing của Vinamilk được triển khai chuyên nghiệp với các hoạt động PR và tiếp thị. Đặc biệt là lần thay đổi nhận diện thương hiệu vào năm 2023 đã tạo nên xu hướng trên các trang mạng xã hội. 

Điểm yếu (Weaknesses)
Tuy là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam nhưng hoạt động sản xuất của Vinamilk lại tồn tại một yếu điểm ở nguồn nguyên liệu. Thương hiệu này chưa thể chủ động 100% nguồn nguyên liệu cho sản xuất, bởi nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30%, trong khi 70% còn lại nhập khẩu từ các nước như New Zealand, EU, Mỹ và Nhật Bản. Việc nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ nước ngoài khiến chi phí sản xuất tăng cao, kéo theo giá bán của sản phẩm cũng tăng theo.

Cơ hội (Opportunities)
Cơ hội đối với Vinamilk đến từ chính sách ưu đãi của Chính phủ, đặc biệt là chính sách thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp trong nước bằng các biện pháp giảm thuế. Theo đó, việc nhập khẩu nguyên liệu sữa từ các nước khác của Vinamilk cũng bớt đi gánh nặng thuế, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí sản xuất và đảm bảo tính trạng tranh trên thị trường về giá cả.

Thách thức (Threats)
Vinamilk hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng thách thức lớn nhất đó là cạnh tranh thị trường. Không chỉ cạnh tranh thị phần với các thương hiệu sữa trong nước như TH, Vinasoy v.v. Vinamilk còn đang trong môi trường cạnh tranh với Dutch Lady, Abbott, Nestle... Đồng thời, nhu cầu của thị trường đối với sữa bột và sữa ngoại nhập cũng là thách thức với Vinamilk khi mà họ chỉ chiếm 16% thị phần trong mảng sản phẩm này. 

 

2.3. Mô hình 4P

Mô hình 4P

Mô hình 4P bao gồm 4 yếu tố đó là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (khuyến mãi) và Place (địa điểm). Áp dụng mô hình 4P vào phân tích chiến lược Marketing của Vinamilk sẽ cho ra kết quả như sau:

Về sản phẩm: 

Vinamilk chia sản phẩm của mình thành 5 nhóm chính là sản phẩm sữa, sản phẩm từ sữa, nước ép trái cây, trà và cà phê. Trong một thập kỷ qua, Vinamilk cũng đã thực hiện đổi mới công nghệ để cho ra đời các sản phẩm mới chất lượng, phù hợp với thị hiếu cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình như việc cho ra thị trường các sản phẩm sữa ít đường, sữa đậu nành không béo, sữa 100% hữu cơ v.v.

Về giá cả: 

Bất chấp sự cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước, Vinamilk vẫn giữ được mức giá ổn định cho các sản phẩm của mình, đặc biệt là sản phẩm sữa bột. Đồng thời, thương hiệu cũng đã chủ động đầu tư vào các trang trại bò sữa để giảm phụ thuộc nguyên liệu ngoại nhập, giảm chi phí sản xuất từ đó giúp điều chỉnh giá bán theo thị trường.

Địa điểm (Place): 

Vinamilk đã thiết lập được hệ thống phân phối rộng khắp với hơn 240 nghìn điểm bán lẻ và hệ thống phân phối. Các sản phẩm của Vinamilk đã có mặt trên kệ hàng của hơn 1.500 siêu thị, 600 cửa hàng tiện lợi trên khắp đất nước.

Xúc tiến, khuyến mãi (Promotion)

Vinamilk luôn nhấn mạnh nguồn gốc sản phẩm qua các TVC, video và mạng xã hội. Một trong những hoạt động xuyên suốt các chiến dịch Marketing của Vinamilk đó là khuyến mãi. Việc triển khai khuyến mãi của Vinamilk đối với các đối tác bán lẻ cũng đã thúc đẩy quá trình mua hàng. Đồng thời, việc tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng đã tạo dựng hình ảnh Vinamilk tích cực, lan tỏa thương hiệu đến người tiêu dùng.

3. Học được gì từ các chiến lược Marketing của Vinamilk?

Học được gì từ các chiến lược Marketing của Vinamilk?

Từ các chiến dịch Marketing của Vinamilk có thể thấy, thương hiệu này là một trong những ví dụ điển hình cho chiến lược marketing bài bản và chuyên nghiệp. Từ case study của Vinamilk cho thấy những bài học để xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp đó là:

  • Thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) để xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng và gia tăng nhận diện thương hiệu. Các chương trình CSR không chỉ cải thiện hình ảnh công ty mà còn tạo ra giá trị bền vững. Vinamilk qua các giai đoạn phát triển đã có các slogan thể hiện sứ mệnh xã hội cao cả của thương hiệu. Slogan “Vươn cao Việt Nam” là một minh chứng cho thấy Vinamilk quyết tâm thực hiện sứ mệnh xã hội đó là vì sức vóc của người Việt.
  • Xây dựng một hệ thống phân phối mạnh mẽ và rộng khắp để đảm bảo sản phẩm dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng. Một mạng lưới phân phối hiệu quả giúp tăng doanh số và độ phủ của sản phẩm trên thị trường.
  • Linh hoạt thay đổi để đáp ứng với bối cảnh thị trường mới, như tái định vị thương hiệu để thu hút thế hệ người dùng mới và phát triển ra thị trường quốc tế. Khả năng thích ứng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển trong môi trường kinh doanh biến đổi.

Chiến lược marketing của Vinamilk là một minh chứng rõ ràng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa sáng tạo, chiến lược và thực hiện chuyên nghiệp. Từ việc xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng, tập trung vào giá trị thương hiệu Việt, đẩy mạnh các hoạt động CSR, đến việc thiết lập một hệ thống phân phối rộng khắp và linh hoạt thay đổi để thích ứng với thị trường, Vinamilk đã thành công trong việc duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam.
Theo dõi website của MindX để cập nhật sớm nhất các kiến thức Marketing hữu ích nhất nhé!

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn